Các quan chức chính quyền ly khai Transnistria tổ chức hội nghị đặc biệt, thông qua nghị quyết kêu gọi Nga bảo vệ khu vực này trước áp lực từ Moldova.
Theo nghị quyết được thông qua tại hội nghị đặc biệt hôm nay, các quan chức vùng ly khai Transnistria đề nghị Hội đồng Liên bang Nga và Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, thực hiện "các biện pháp bảo vệ Transnistria trước áp lực gia tăng từ Moldova".
"Transnistria đang chịu nhiều áp lực kinh tế và xã hội, điều này mâu thuẫn trực tiếp với nguyên tắc và cách tiếp cận của châu Âu trong việc bảo vệ nhân quyền và tự do thương mại", nghị quyết có đoạn.
Đây không phải lần đầu vùng ly khai ở Moldova yêu cầu Nga giúp đỡ. Hồi tháng 5/2023, quan chức chính quyền ly khai Transnistria từng cho biết họ muốn Nga tăng lực lượng đồn trú tại khu vực, nhằm đối phó với quân đội Moldova.
Nghị quyết cũng kêu gọi người đứng đầu Liên Hợp Quốc, Cộng đồng Các quốc gia độc lập (CIS), Nghị viện châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và các tổ chức khác ngăn chặn bất kỳ leo thang căng thẳng nào giữa Moldova và Transnistria, đồng thời góp phần khôi phục đối thoại giữa hai bên.
Một phát ngôn viên chính phủ Moldova hạ thấp lo ngại từ hội nghị của các quan chức Transnistria. "Tình hình vẫn yên tĩnh, không có nguy cơ leo thang hay bất ổn tại Transnistria. Đây là một chiến dịch khác của họ nhằm tạo ra không khí cuồng loạn", người phát ngôn nói.
Nga chưa lên tiếng về đề nghị của các quan chức Transnistria.
Căng thẳng giữa Moldova và Transnistria leo thang đầu năm nay, sau khi Chisinau quyết định áp thuế đối với hàng nhập khẩu của vùng ly khai vận chuyển qua Moldova.
Transnistria là vùng đất hẹp nằm giữa sông Dniester và biên giới Moldova - Ukraine, với dân số hơn 465.000 người. Những người nói tiếng Nga ở Transnistria đã rời Moldova năm 1990, một năm trước khi Liên Xô tan rã, trong bối cảnh lo ngại rằng Moldova sẽ hợp nhất với Romania, quốc gia có chung ngôn ngữ và văn hóa.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Transnistria tuyên bố ly khai khỏi Moldova, châm ngòi cho cuộc xung đột quân sự vào tháng 3/1992 và kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 7 năm đó.
Từ năm 1993, Nga triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình với quân số không quá 1.500 người tại Transnistria. Nga cũng duy trì hỗ trợ nền kinh tế của Transnistria bằng nguồn cung khí đốt miễn phí, song khu vực này ngày càng bị cô lập khỏi Moskva kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát.
Moldova là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu với dân số hơn 2,6 triệu người. Tổng thống Maia Sandu lãnh đạo đất nước kể từ năm 2020 với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Mối quan hệ giữa Moldova và Transnistria đã xấu đi đáng kể từ đó.
Thanh Tâm (Theo AFP, Reuters)
Lãnh đạo tình báo Nga cho rằng phi công Maksim Kuzminov 'coi như đã chết' khi đào tẩu, khi đề cập thông tin người này bị bắn ở Tây Ban Nha.
Nga chỉ trích lệnh bắt của ICC đối với Tổng tham mưu trưởng và cựu bộ trưởng quốc phòng, mô tả động thái này 'ngớ ngẩn' và không có hiệu lực pháp lý.
Lực lượng Houthi thông báo hạ thêm UAV MQ-9 trị giá 30 triệu USD của Mỹ, công bố video tên lửa phòng không đánh trúng phương tiện.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ ngày 6-12/11.
Video hiện trường cho thấy khung cảnh hỗn loạn và nỗi sợ hãi bao trùm khi cầu tàu ở bang Georgia bị sập khiến nhiều người rơi xuống nước.
Chính quyền quân sự Niger yêu cầu Louise Aubin, điều phối viên Liên Hợp Quốc tại quốc gia này, phải rời đi trong vòng 72 tiếng
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 3-10/6.
Ứng viên đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Ecuador, ông Fernando Villavicencio, bị ám sát tại một sự kiện vận động tranh cử ngày 9.8.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/7.