Vùng đất coi ông Trump là 'cứu tinh'

01:10 28/01/2025

Nhiều người ở Somaliland tin rằng nước Mỹ dưới thời ông Trump sẽ là đất nước đầu tiên công nhận vùng lãnh thổ này là quốc gia độc lập.

"Donald là cứu tinh của chúng tôi. Ông ấy khôn ngoan, thực tế. Chúa phù hộ nước Mỹ", Aisha Ismali, sinh viên đại học ở Hargeisa, thành phố tự nhận là thủ đô của Somaliland, vùng lãnh thổ tuyên bố độc lập 33 năm trước tại thời điểm Somalia rơi vào nội chiến.

Hargeisa cách Mogadishu, trụ sở chính quyền Somalia, khoảng 850 km về phía bắc. Đối với giới chức ở Mogadishu, Somaliland là một phần không thể tách khỏi Somalia.

"Tôi ngờ rằng ông Trump còn không biết Somaliland là cái gì, đừng nói tới chuyện nó ở đâu", Abdi Mohamud, nhà phân tích dữ liệu ở Mogadishu, bày tỏ. "Tôi đang tức giận".

Mohamud bực tức vì ước mơ của Ismail chưa chắc đã viển vông. Những thành viên quyền lực của đảng Cộng hòa Mỹ đang thúc đẩy điều này, trong đó có nghị sĩ Scott Perry, người tháng trước đề xuất dự luật công nhận Somaliland độc lập.

Trước đó, đề xuất này từng được nhắc đến trong Dự án 2025 công bố hồi tháng 4/2023. Tài liệu này đề xuất chính sách cho nhiệm kỳ hai của ông Trump, do Quỹ Di sản và hơn 100 tổ chức bảo thủ soạn thảo.

Dự án nhắc tới Somaliland và đất nước Djibouti, đề xuất "công nhận quyền tự trị của Somaliland như biện pháp phòng ngừa trước tình hình vị thế của Mỹ ở Djibouti đang xấu đi". Mỹ từng cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào hoạt động của nước này tại Djibouti bằng cách chiếu tia laser vào mắt phi công không quân.

Tuy nhiên, đề xuất về khu vực chiếm chưa tới hai trang trong tài liệu dày hơn 900 trang, cho thấy lục địa này chiếm vị trí thấp trong danh sách ưu tiên. Ngoài ra, không có gì đảm bảo chính quyền ông Trump sẽ làm theo đề xuất.

Nhưng có một điều rõ ràng là Mỹ đã bắt đầu thay đổi lập trường về Somaliland, từ bỏ sách lược tập trung chủ yếu vào Mogadishu. Somalia từng khiến Mỹ thiệt hại nặng nề về tài chính, tài nguyên và con người vào đầu những năm 1990, khi thi thể của 18 quân nhân Mỹ bị kéo lê trên đường phố Mogadishu sau khi trực thăng Mỹ bị các chiến binh bộ tộc ở Somalia bắn hạ, trong trận chiến "Diều hâu gãy cánh".

"Bất kỳ động thái nào hướng đến công nhận Somaliland độc lập không chỉ vi phạm chủ quyền của Somalia mà còn gây bất ổn cho khu vực bằng cách tạo ra tiền lệ nguy hiểm", Ngoại trưởng Somali Ali Mohamed Omar cảnh báo.

Liên minh châu Phi và những cường quốc khác đều nhận định toàn vẹn lãnh thổ là điều quan trọng nhất. Việc công nhận Somaliland có thể gây phản ứng dây chuyền tại những khu vực muốn ly khai trên khắp thế giới.

Ông Omar bày tỏ lo ngại về khả năng chính quyền mới sẽ lặp lại quyết định trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump là rút hết quân Mỹ khỏi Somalia. Dưới thời Tổng thống Joe Biden, khoảng 500 lính Mỹ đồn trú ở Somalia, thực hiện các chiến dịch đặc biệt và huấn luyện Danab (Tia chớp), lực lượng tinh nhuệ của Somalia chuyên đối đầu với phiến quân al-Shabab.

Mỹ có căn cứ không quân ở Baledogle, tây bắc Mogadishu, và thường xuyên không kích al-Shabab, nhánh tách ra từ al-Qaeda.

"Rút quân sẽ để lại khoảng trống lớn, khiến các nhóm khủng bố mạnh hơn, đe dọa ổn định Somalia cũng như toàn khu vực Sừng châu Phi", ông Omar cảnh báo về tình hình ở vùng cực đông châu Phi.

Hồi tháng 1/2024, Somaliland và Ethiopia từng ký bản ghi nhớ nêu điều kiện rằng nếu Ethiopia công nhận chủ quyền của Somaliland, họ sẽ nhận được quyền ra vào cửa ngõ biển. Aden Ibrahim Aw Hirsi, Bộ trưởng Môi trường Somalia khi đó, đã phản ứng dữ dội, cho rằng thỏa thuận này sẽ gây ra "cơn sóng thần chính trị".

Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian giảng hòa giữa Somalia và Ethiopia, nhưng gần đây, động thái ký thỏa thuận trị giá 600.000 USD một năm của Somalia với BGR, công ty vận động hành lang hàng đầu ở Washington, cho thấy Somalia đang lo ngại về quan hệ với chính quyền sắp tới của nước Mỹ.

Những thành viên đảng Cộng hòa ủng hộ công nhận Somaliland độc lập hy vọng sẽ thu hút chú ý của ông Trump. Một nhà ngoại giao Somaliland tại Mỹ nhận định "điều này phụ thuộc vào cách thức tiếp thị của họ với ông ấy. Họ phải làm sao cho hấp dẫn, cho thu hút".

Somalia từng bị ông Trump đưa vào danh sách các quốc gia tồi tệ năm 2018, nơi ông muốn trục xuất những người Somalia không có giấy tờ, người xin tị nạn bất thành và tội phạm. Somaliland có thể được sử dụng làm nơi tiếp nhận những người bị Mỹ trục xuất để đổi lấy sự công nhận chủ quyền của Washington.

Học giả người Mỹ Ken Menkhaus, người theo dõi các vấn đề của Somalia trong nhiều thập kỷ, cho rằng "chúng ta rất có thể sẽ chứng kiến bước ngoặt trong chính sách Mỹ về Somali và Somaliland". "Khu vực Sừng châu Phi cần chuẩn bị sẵn sàng cho biến hóa mới".

Hồng Hạnh (Theo BBC)

Có thể bạn quan tâm
Quân nổi dậy Myanmar tuyên bố tấn công căn cứ quân sự thủ đô

Quân nổi dậy Myanmar tuyên bố tấn công căn cứ quân sự thủ đô

16:50 04/04/2024

Nhóm quân nổi dậy Myanmar cho biết đã dùng máy bay không người lái tấn công một căn cứ của chính quyền quân sự ở thủ đô Naypyitaw.

Hàn Quốc đàm phán chi phí duy trì 28.500 binh sĩ Mỹ đồn trú tại nước này

Hàn Quốc đàm phán chi phí duy trì 28.500 binh sĩ Mỹ đồn trú tại nước này

18:50 10/07/2024

Ngày 10/7, Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán mới về chia sẻ chi phí để duy trì Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK).

'Bom hẹn giờ' IS trong các trại tị nạn Syria

'Bom hẹn giờ' IS trong các trại tị nạn Syria

16:50 31/03/2024

Trại tị nạn và trại giam ở đông bắc Syria giữ hàng chục nghìn người, trong đó có nhiều phiến quân IS và những người liên quan nhóm này, gây lo ngại về sự hồi sinh của bóng ma khủng bố.

Mạng lưới các Viện Nghiên cứu ASEAN-Trung Quốc đánh thức tiềm năng hợp tác về chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng

Mạng lưới các Viện Nghiên cứu ASEAN-Trung Quốc đánh thức tiềm năng hợp tác về chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng

00:10 08/07/2024

Từ ngày 6-7/7, tại thành phố Đà Nẵng, Học viện Ngoại giao (DAV) phối hợp với Đại học Ngoại giao Trung Quốc (CFAU) tổ chức Cuộc họp nhóm làm việc trong khuôn khổ Mạng lưới các Viện Nghiên cứu ASEAN-Trung Quốc (NACT) với chủ đề “Hợp tác ASEAN-Trung Quốc về chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng”.

Tin thế giới 25-9: Ông Biden lo có chiến tranh toàn diện ở Trung Đông; Bà Harris vượt ông Trump

Tin thế giới 25-9: Ông Biden lo có chiến tranh toàn diện ở Trung Đông; Bà Harris vượt ông Trump

07:10 25/09/2024

Israel đã lần đầu tiên không kích thị trấn ven biển Jiyyeh của Lebanon; Israel cởi mở với các ý tưởng hạ nhiệt căng thẳng ở Lebanon.

Mỹ vạch tầm nhìn giúp Ukraine đối phó Nga

Mỹ vạch tầm nhìn giúp Ukraine đối phó Nga

05:40 17/05/2024

Ngoại trưởng Mỹ thúc giục Ukraine tiến hành cải tổ năng lực quốc phòng và nền kinh tế, cho rằng đây là cách giúp Kiev chiến thắng Moskva.

Tổng thống Nga thăm Trung Quốc: Giữ truyền thống, rộng tương lai

Tổng thống Nga thăm Trung Quốc: Giữ truyền thống, rộng tương lai

20:50 15/05/2024

Chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc ngay sau khi tái cử phản ánh mối quan hệ ngày một khăng khít giữa hai cường quốc này.

Israel phá âm mưu sát hại Bộ trưởng An ninh

Israel phá âm mưu sát hại Bộ trưởng An ninh

07:00 05/04/2024

Giới chức Israel phá âm mưu sát hại Bộ trưởng An ninh Ben Gvir, bắt 11 người nghi liên quan.

Dấu ấn tại các Hội nghị ASEAN

Dấu ấn tại các Hội nghị ASEAN

07:10 04/09/2023

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia - Joko Widodo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới