TPO - Bà Phạm Thị My và ông Bùi Văn Sâm, bị cáo buộc có sai phạm khi xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề Sinh học tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Hai người này còn cung cấp tài liệu, ôn tập cho 8 học sinh là người thân hoặc được người quen giới thiệu đến.
Ôn tập cho học sinh do nể nang
Dự kiến ngày 29/6, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử bà Phạm Thị My (60 tuổi) và ông Bùi Văn Sâm (74 tuổi), đều là cựu giáo viên Khoa Sinh học - Đại học Sư phạm Hà Nội về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo khoản 1, Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, bà My bị tạm giam, có 3 luật sư bào chữa; ông Sâm được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, không có luật sư.
Theo cáo trạng, vụ án xuất phát từ dư luận phản ánh nghi vấn lộ đề thi môn Sinh học kỳ thi THPT Quốc gia 2021, theo đó, đề thi môn này “giống 80%” so với đề ôn tập trên mạng của thầy Phan Khắc Nghệ (Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Tĩnh). Sau khi Cục An ninh chính trị nội bộ Bộ Công an phối hợp với Bộ GD&ĐT tiến hành kiểm tra xác minh, đã chuyển hồ sơ cho Cơ quan ANĐT Bộ Công an điều tra theo thẩm quyền.
Quá trình điều tra xác định, từ tháng 11/2020 – 7/2021, bà My và ông Sâm, được Bộ GD&ĐT phân công nhiệm vụ tham gia xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi. Trong đó, ông Sâm là tổ trưởng, bà My làm tổ phó tổ xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi; bà My làm tổ trưởng, ông Sâm là thẩm định Hội đồng ra đề thi môn Sinh học.
Cáo trạng cho rằng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, bà My, ông Sâm đã bàn bạc và mang tài liệu liên quan đến Ngân hàng câu hỏi thi về nhà để biên tập, chỉnh sửa thành các câu hỏi đáp án. Sau đó, hai bị can dùng các câu hỏi này để cung cấp, ôn tập cho 8 học sinh là những người thân quen.
Cụ thể, bà My đã giảng dạy, cung cấp tài liệu cho: Trần Nguyên Hạnh (THPT Kim Liên Hà Nội); Trần Nguyễn Minh Ngọc (THPT Yên Hòa); Nguyễn Thanh Hà (THPT Thăng Long); Bùi Quang Tuấn Bảo (THPT chuyên Hà Tĩnh). Còn ông Sâm đã giảng dạy, ôn tập cho các học sinh: Nguyễn Quang Thịnh (THPT Yên Hòa, Cầu Giấy); Ngô Hương Giang (THPT chuyên Khoa học tự nhiên – Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội); Trần Bảo Ngân (THPT chuyên Hà Nội Amsterdam); Hoàng Nhật Mai (THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn).
Sau khi cung cấp tài liệu, ôn tập cho các học sinh trên, hai bị can đã sắp xếp câu hỏi vào các vị trí và định hướng lựa chọn các mã đề làm nguồn xây dựng đề thi chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2021.
Hành vi này của hai bị can đã vi phạm khoản 1 mục III Quy trình xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định 1044/QĐ-BGDĐT ngày 24/7/2020 của Bộ GD&ĐT và vi phạm điểm d mục 3 Quy định số 16QyĐ-KTQG ngày 20/3/2017 của Trung tâm Khảo thí quốc gia quy định về bảo mật an ninh nội bộ trong công tác xây dựng Ngân hàng câu hỏi.
“Phạm Thị My và Bùi Văn Sâm vì động cơ cá nhân, làm trái công vụ, xâm phạm trực tiếp đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, dẫn đến thiếu tính công bằng, minh bạch, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021”, cáo trạng nêu.
Tiền Phong 1 |
Không có căn cứ xác định Hiệu phó dùng tài liệu của người ra đề
Đối với đề ôn tập trên mạng Internet của ông Phan Khắc Nghệ, theo Viện kiểm sát, kết quả giám định của Bộ GD&ĐT xác định các câu hỏi do Bùi Văn Sâm và Phạm Thị My soạn thảo đưa vào Ngân hàng câu hỏi có nội dung giống 70% đến 100% so với các câu hỏi trong video của ông Phan Khắc Nghệ giảng dạy.
Kết quả điều tra thể hiện ông Phan Khắc Nghệ đã tham gia công tác xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi (năm 2009 - 2018) của Bộ GD&ĐT, có quan hệ quen biết với Bùi Văn Sâm và Phạm Thị My.
Trong các năm 2015, 2016, 2018, ông Nghệ có gửi Email cho Phạm Thị My về các câu hỏi thi môn Sinh học. Quá trình bà My tham gia xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi năm 2021, ông Nghệ cũng nhiều lần gọi điện hẹn gặp bà này để tìm hiểu thông tin liên quan đến đề thi môn Sinh học, tuy nhiên, Cơ quan ANĐT Bộ Công an kết luận chưa có căn cứ xác định bị can My gặp, trao đổi thông tin tài liệu liên quan đến Ngân hàng câu hỏi thi năm 2021 cho ông Nghệ.
Mặt khác, do tài liệu ông Nghệ giảng dạy trên mạng Internet, không có giá trị truy nguyên nên chưa đủ căn cứ xác định ông Phan Khắc Nghệ sử dụng tài liệu của bị can Bùi Văn Sâm, Phạm Thị My để giảng dạy.
Viện kiểm sát xác định, ông Sâm và bà My giảng dạy, ôn tập cho các học sinh vì nể nang, tình cảm cá nhân do có họ hàng và người thân quen giới thiệu. Cả hai không nhận tiền, riêng cá nhân ông Sâm chỉ nhận từ một phụ huynh hộp Sâm Hàn Quốc.
Công chức, viên chức, người lao động Sở Xây dựng TP.HCM ủng hộ 707 triệu đồng cho đồng bào vùng bão, lũ phía Bắc do cơn bão số 3 (Yagi).
Sau khi đến Hà Nội lúc rạng sáng 20-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam với một ngày gồm các hoạt động ngoại giao dày đặc.
Ngày 10.7, Ban điều hành gói thầu xây lắp XL02 (đoạn qua huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ) cho biết, chiều tối ngày 9.7, sà lan cát biển đầu...
Nhóm 6 học sinh ở thị xã Ba Đồn bị sóng cuốn ra xa khi tắm biển. May mắn người dân địa phương đã bơi ra cứu được 5 em. Hiện một em đang mất tích.
Bà Trần Xuân Hoa, 73 tuổi, bị cáo buộc khi là Giám đốc Công ty TNHH Quyết Thắng 28 năm trước đã chiếm đoạt hơn 131 tỷ đồng của hàng chục cá nhân, tổ chức.
TPHCM - Ngày 15.2, Công an quận Bình Tân (TPHCM) đang điều tra làm rõ vụ án mạng xảy ra trên đường 26/3, quận Bình Tân, khiến 1 người tử...
Nhân quyền và chủ quyền quốc gia dân tộc tuy là hai vấn đề khác nhau nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở mỗi quốc gia dân tộc. Vậy nhân quyền có thực sự cao hơn chủ quyền hay không, cần nhìn nhận về vấn đề này thế nào, là nội dung cuộc trò chuyện giữa phóng viên VOV với PGS.TS Đặng Dũng Chí, nguyên Viện trưởng Viện Quyền con người (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Không có độc lập dân...
Quảng Ngãi - Khoảng một tháng nay, người dân sống dọc hai bên đường và người tham gia lưu thông trên tuyến đường Lê Thánh Tôn, TP Quảng Ngãi rất...
Trải qua hơn nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và gần một năm thực hiện Nghị quyết số 34-NQ/TW của Bộ Chính trị, Quốc hội Việt Nam, với vị thế là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đã có những đóng góp quan trọng trong tổng thể triển khai các hoạt động đối ngoại, góp phần tích cực xây dựng nền ngoại giao toàn diện và hiện đại của Việt Nam.