Liên minh châu Phi (AU) yêu cầu quân đội Niger ngay lập tức và vô điều kiện "trở lại doanh trại và khôi phục chính quyền theo hiến pháp" trong 15 ngày.
(07.29) Các nước, tổ chức và diễn đàn quốc tế tiếp tục chỉ trích cuộc đảo chính tại Nigeria và không công nhận Tướng Abdourahamane Tchiani là lãnh đạo mới. (Nguồn: France24) |
Các nước, tổ chức và diễn đàn quốc tế tiếp tục chỉ trích cuộc đảo chính tại Niger và không công nhận Tướng Abdourahamane Tchiani (ảnh), chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Tổng thống Niger, là lãnh đạo mới. (Nguồn: France24) |
Ngày 28/7, Tổng thống Kenya William Ruto đã lên tiếng chỉ trích vụ đảo chính ở Kenya.
Ông nhấn mạnh: “Sự trỗi dậy của các cuộc đảo chính quân sự và ý đồ nhằm lật đổ ý chí của người dân trên lục địa thân yêu của chúng ta đòi hỏi một phản ứng thống nhất và toàn cầu để buộc những đối tượng liên quan phải chịu trách nhiệm về hành động của chúng…
Cộng hòa Kenya cùng với phần còn lại của thế giới lên án bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất hành động vi hiến lật đổ nền dân chủ thông qua một cuộc đảo chính và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Tổng thống Mohammed Bazoum”.
Tin liên quan |
Vụ đảo chính Niger: Mỹ dọa ngừng viện trợ quân sự, Liên hợp quốc lên tiếng, Tổng thống Bazoum giờ ra sao? Vụ đảo chính Niger: Mỹ dọa ngừng viện trợ quân sự, Liên hợp quốc lên tiếng, Tổng thống Bazoum giờ ra sao? |
Cũng trong ngày 29/7, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell thông báo, khối này không công nhận chính quyền đảo chính ở Niger. Đồng thời, EU quyết định chấm dứt chính sách hỗ trợ tài chính và hợp tác an ninh với quốc gia Tây Phi này sau cuộc đảo chính quân sự. Quyết định có hiệu lực ngay lập tức.
Quan chức này nêu rõ: “Bên cạnh việc ngừng hỗ trợ ngân sách ngay lập tức, tất cả các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực an ninh đều bị đình chỉ vô thời hạn, và có hiệu lực ngay lập tức”.
Cùng ngày, Liên minh châu Phi (AU) cũng yêu cầu quân đội Niger ngay lập tức và vô điều kiện “trở lại doanh trại và khôi phục chính quyền theo hiến pháp” trong tối đa 15 ngày.
Hội đồng An ninh và hòa bình thuộc tổ chức này cũng “lên án mạnh mẽ” vụ lật đổ chính quyền dân cử cũng như Tổng thống Mohamed Bazoum, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc trước “tình trạng trỗi dậy đáng báo động” của các vụ đảo chính quân sự tại châu Phi.
Trước đó một ngày, Tướng Abdourahamane Tchiani, vốn là chỉ huy Lực lượng bảo vệ Tổng thống Niger, đã được chỉ định là người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp của Niger sau cuộc đảo chính dẫn đến việc Tổng thống Bazoum bị phế truất.
Ngày 20/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã có cuộc thảo luận về tình hình xung đột và cuộc khủng hoảng lương thực tại Sudan.
Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam.
Mohammad Reza Zahedi, chuẩn tướng Iran thiệt mạng trong vụ tập kích ở thủ đô Syria, được coi là 'bộ não' chỉ huy ba mặt trận then chốt với Tehran.
Các nhà hoạt động phản chiến ở London dán đè ảnh người mẹ bế con ở Gaza lên bức tranh của Picasso để kêu gọi ngừng bán vũ khí cho Israel.
Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt ở khu vực này.
Tổng thống Putin nêu con số ‘sốc’ về ngũ cốc Ukraine, tình hình Israel vẫn phức tạp… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu tới Thái Lan vào ngày 23/4, hai bên đã ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Với tuyên bố sẵn sàng giải cứu, phe Dân chủ kỳ vọng Chủ tịch Hạ viện Johnson tiếp tục dựa vào họ để đối phó phe cực hữu trong Cộng hòa.
Nhiều thế kỷ trước, câu chuyện về một nhân vật huyền thoại có tên Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng bay vào không gian đã có từ rất lâu đời ở Trung Quốc.