TP - Quá trình thực hiện cấp phép các chuyến bay giải cứu, 21 bị cáo (là các cựu quan chức bộ, ngành, địa phương), đã nhận hối lộ trên 500 lần từ đại diện các doanh nghiệp với tổng số tiền hơn 162 tỷ đồng.
Tiền Phong Nhóm bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”. 1 |
Nhóm bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”. |
Hôm nay (11/7), TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “chuyến bay giải cứu”. Phiên xử dự kiến diễn ra trong 30 ngày, gồm cả thứ Bảy, Chủ nhật.
Thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa phiên tòa. Viện KSND TP Hà Nội đã phân công các kiểm sát viên Đỗ Mạnh Quang, Lê Huy Hoàn, Nguyễn Thị Châm, Tưởng Mạnh Toàn và Đỗ Minh Tuấn, giữ quyền công tố và kiểm sát xét xử. Có 105 luật sư tham gia bào chữa cho 54 bị cáo…
Trong vụ án, 21 bị cáo bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”, số này có 18 người (như cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân...) bị Viện kiểm sát truy tố theo khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Riêng cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái cùng 3 thuộc cấp của ông bị truy tố “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; 23 bị cáo chủ yếu là đại diện cho các doanh nghiệp lữ hành du lịch bị truy tố ở nhóm tội “Đưa hối lộ”.
Ngoài ra, cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Công an Hà Nội cùng 3 đồng phạm khác bị truy tố tội "Môi giới hối lộ".
Theo quyết định đưa ra xét xử, tòa triệu tập 16 công ty và hàng chục cá nhân khác là người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Nhiều bị cáo nộp tiền khắc phục hậu quả
Quá trình điều tra nhiều bị cáo đã tự nguyện hoặc tác động gia đình nộp lại một phần hoặc toàn bộ số tiền nhận hối lộ, môi giới hối lộ... Như bị cáo Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) bị cáo buộc đã nhận hối lộ 7 lần, tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng. Luật sư Trịnh Văn Tuyến (bào chữa cho ông Dũng) cho hay, gia đình bị cáo đã chủ động nộp lại hơn 1,7 tỷ đồng, hiện ông Dũng tiếp tục tác động, nhờ người thân nộp hộ nốt số còn lại.
Các bị cáo Trần Văn Tân, Tô Anh Dũng, Nguyễn Quang Linh…cũng đều tự nguyện nộp lại tiền khắc phục hậu quả.
Theo cáo trạng, tháng 3/2020, dịch COVID-19 bùng phát dữ dội, Chính phủ Việt Nam tổ chức “chuyến bay giải cứu” đầu tiên đưa 30 công dân từ Vũ Hán (Trung Quốc) về Việt Nam. Do nhu cầu được về nước rất lớn, tháng 11/2020, Chính phủ thí điểm rồi cho triển khai các chuyến bay combo (tự nguyện trả phí). Văn phòng Chính phủ cùng tổ công tác gồm 5 Bộ (Ngoại giao, Y tế, Công an, GTVT và Quốc phòng) được giao nhiệm vụ phối hợp thực hiện.
Với chủ trương hướng đến tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhưng khi vận hành trên thực tế, hàng loạt lãnh đạo, cán bộ tại các bộ, ngành đã lợi dụng vị trí được giao để nhận tiền, ưu ái cho các doanh nghiệp “đi cửa sau”.
Viện KSND Tối cao xác định, từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2021, cơ quan chức năng đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo.
Cáo trạng cho rằng, để có chi phí “bôi trơn” khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, “vẽ” thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.
Theo Viện KSND Tối cao, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra giữa lúc COVID-19 căng thẳng; các bị can đã lợi dụng dịch bệnh, bất chấp các quy định để trục lợi, khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút. Hành vi này đã tạo điều kiện cho "thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong nhân dân".
“Kỷ lục” tiêu cực được xác lập khi 21 bị cáo có tới hơn 500 lần nhận tiền từ doanh nghiệp, với tổng cộng gần 165 tỷ đồng. Điển hình như bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký một lãnh đạo Bộ Y tế, nhận hối lộ 253 lần, tổng cộng 42,6 tỷ đồng; Vũ Anh Tuấn, cựu Phó phòng Tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận 49 lần 27,3 tỷ đồng; Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao 32 lần nhận 25 tỷ đồng; cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận 37 lần tổng 21,5 tỷ đồng...
Cùng với đó, cơ quan tố tụng cáo buộc 23 bị cáo, là đại diện các doanh nghiệp trực tiếp liên quan đến công tác tổ chức chuyến bay, phạm tội “Đưa hối lộ”. Nhóm này đã có hơn 400 lần đưa hối lộ, với tổng số hơn 226 tỷ đồng, cho các quan chức. Trong số này, 2 bị cáo Nguyễn Thị Hằng (cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh) và Lê Hồng Sơn (cựu Tổng Giám đốc Công ty Bầu trời xanh) cùng bị xác định có 76 lần đưa hối lộ, với tổng số tiền hơn 100 tỷ đồng.
Viện KSND Tối cao xác định, từ tháng 11/2020 -12/2021, để được cấp phép 109 chuyến bay và cách ly y tế, Sơn và Hằng đã chi tiền cho hàng loạt lãnh đạo, cán bộ, như: đưa 8 lần với tổng số 5 tỷ đồng cho cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng; đưa 8 lần với tổng số 5,9 tỷ đồng cho cựu Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan; đưa 7 lần với tổng số 6 tỷ đồng cho cựu thư ký Phạm Trung Kiên; đưa 9 lần với tổng số 5 tỷ đồng cho cựu Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân…
Ngoài hành vi đưa, nhận hối lộ để thực hiện chuyến bay giải cứu, Viện kiểm sát xác định còn có nhóm bị cáo đã “móc ngoặc” để chạy án cho doanh nghiệp.
Cụ thể, cáo trạng cáo buộc ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, đã nhận 2,65 triệu USD (khoảng 61,6 tỷ đồng) để chạy án cho hai bị cáo Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh.
Quá trình điều tra, ông Tuấn khai: Giữ 400.000 USD còn 2,25 triệu USD đã chuyển cho bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng Điều tra Cục An ninh điều tra Bộ Công an) theo từng lần Hằng chuyển tiền đến.
Những ngày qua, mưa lớn đã khiến cho hơn 60ha lúa của người dân trên địa bàn xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô ( Đắk Nông ) bị ngập lụt...
Sau cú va chạm với chiếc xe con, xe khách chở 22 người lao thẳng xuống ao. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt hại về người.
Quá trình điều tra, cựu bí thư Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh khai nhận vào giáp Tết Nguyên đán năm 2015 đã được giám đốc Công ty Lilama Nguyễn Mạnh Thừa mang 5 tỉ đồng đến nhà 'tặng quà tết'.
TPHCM - Sáng 27.2, clip lan truyền về một nhóm người kéo đến nhà Nam Em gây ồn ào được lan truyền. Hiện, Công an phường An Phú, Thủ Đức...
Video: Hà Nội mưa to kèm sấp chớp đùng đùng Từ sáng sớm 5/6, nhiều nơi tại Hà Nội xuất hiện mưa lớn kèm sấm sét khiến nhiều người không dám ra đường. “Sáng nay, tôi đang ngủ mà giật mình tỉnh giấc bởi nhiều tiếng sấm liên hồi”, “Lâu lắm mới thấy sấm sét to như vậy, không dám ra đường luôn”, “mưa như trút nước và chưa có dấu hiệu ngớt, tình hình này sẽ ngập nặng mất thôi”, nhiều người dân chia sẻ. Theo ghi nhận của VTC News, trận mưa to kéo dài...
Nữ phạm nhân bật khóc khi cán bộ trại giam hát 'Gánh mẹ' trong ngày 8/3 Sáng 8/3, cán bộ phân trại số 4, Trại giam Vĩnh Quang (Cục C10, Bộ Công an), đóng trên địa bàn huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, tổ chức buổi liên hoan cho các nữ phạm nhân nước ngoài đang chấp hành án tại đây. Anh H. và một số nam phạm nhân khác được cán bộ giao các công việc hậu cần suốt buổi tiệc. Ngồi cạnh nhóm phóng viên, anh H. đon đả lấy bánh kẹo, nước ngọt mời tôi rồi hào...
Chạy quá lối ra khoảng 400m, một tài xế xe khách đã quay xe chạy ngược chiều trên đoạn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt qua tỉnh Nghệ An.
Theo tiếng Khmer, “đu đủ đâm” (đu đủ giã) được gọi là bốk-la-hông, tên một món gỏi nổi tiếng của Campuchia. Nằm gần biên giới với quốc gia này, người dân Tri Tôn (An Giang) đã học hỏi, biến tấu và cho ra đời món ăn hòa quyện với văn hóa đời sống địa phương. Cái tên “đu đủ đâm” cũng xuất phát bởi cách thức chế biến độc đáo. Thay vì trộn gỏi như thông thường lại sử dụng chày cối để đâm, giã các nguyên liệu sao cho thấm đều. Sự kết hợp hài hòa của...
Sau sáp nhập, 12 tỉnh, thành phố dự kiến giảm được 1/6 đơn vị cấp huyện và 161/361 đơn vị cấp xã. Trong đó, giảm nhiều nhất là Hà Nội (53/109 đơn vị).