Tối 15-11, sau 20 ngày tranh tài, Liên hoan cải lương toàn quốc 2024 đã khép lại tại Thành phố Cần Thơ. Có tổng cộng 116 huy chương đã được trao.
Đến dự buổi tổng kết, trao giải Liên hoan cải lương toàn quốc 2024 có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc, Phó chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện...
Có 4 vở diễn nhận huy chương vàng Liên hoan cải lương toàn quốc năm 2024.
Bao gồm: Xuân Hương nữ sĩ (Nhà hát cải lương Hà Nội), Người con của rừng tràm (Đoàn nghệ thuật cải lương Long An), San hô đỏ (Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang) và Chất ngọc - Cầm Thi giang (Nhà hát Tây Đô).
Có thể nói, cuộc đua huy chương vở diễn là cuộc đua quyết liệt trong liên hoan dù người ta thường thắc mắc chuyện mưa huy chương ở các liên hoan sân khấu.
Nhưng nếu so với một liên hoan gần đây chỉ 12 vở tham gia mà có đến 7 huy chương vàng, huy chương bạc trao cho vở diễn thì Liên hoan cải lương toàn quốc năm 2024 nàyy với 33 vở dự thi mà có tổng cộng 12 huy chương vàng, huy chương bạc được trao cho vở diễn thì xem ra cũng... bình thường thôi!
Cái được ở liên hoan này là trong số huy chương vàng không có vở diễn nào quá tệ bỗng dưng... trồi lên nhận giải xuất sắc.
Tuy nhiên, xét kỹ thì có những huy chương vàng vẫn còn non. San hô đỏ là vở có đề tài khác nhất trong liên hoan, nói về sự hy sinh của những chiến sĩ bám nhà giàn bảo vệ biển đảo.
Dù Nhà hát Trần Hữu Trang thuộc dạng có lực lượng nghệ sĩ, đạo diễn giỏi nghề mạnh nhất cả nước, nhưng San hô đỏ vẫn thực sự chưa thể hiện được hết nội lực của nhà hát.
Vở thiếu điểm nhấn, diễn xuất của diễn viên đều đều không thu hút được khán giả.
Xuân Hương nữ sĩ cũng chưa thực sự ấn tượng. Chất ngọc - Cầm Thi giang còn nhiều tranh cãi nhưng có lợi thế "sân nhà".
Không có vở diễn nào của đơn vị xã hội hóa được vinh danh trong giải vàng dù có những đơn vị đã làm rất tốt là một điều đáng tiếc.
Về giải cá nhân, có 41 huy chương vàng, 63 huy chương bạc đã được trao. Trong đó, có nhiều nghệ sĩ là tên tuổi quen thuộc với khán giả yêu cải lương hiện nay.
Có thể kể ra như Lê Tứ, Võ Minh Lâm, Thu Vân, Bình Tinh, Nguyễn Minh Trường, Kim Tiểu Long, Ngọc Đợi, Bảo Trí, Vũ Luân, Lê Trung Thảo, Nguyễn Thanh Toàn, Thanh Hương…
8 huy chương bạc vở diễn được trao cho các vở Người mang 9 án tử (Công ty TNHH giải trí We), Tây Sơn nữ tướng (Sân khấu Sen Việt),
Người ven đô (Công ty TNHH tổ chức biểu diễn Song Việt), Sáng mãi vầng nhật nguyệt (Nhà hát Cao Văn Lầu),
Cây lẻ bạn (Công ty TNHH giải trí sân khấu Kim Ngân), Gặp lại người đã chết (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Thanh Hóa), Nơi bình minh vẫy gọi (Đoàn nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh), Không gục ngã (Đoàn cải lương Hải Phòng).
Ngoài ra, ban tổ chức còn trao các giải Tác giả xuất sắc dành cho tác giả Nguyễn Minh Đức (vở Xuân Hương nữ sĩ), Tác giả chuyển thể xuất sắc thuộc về soạn giả Hoàng Song Việt (vở Cây lẻ bạn).
Lê Nguyên Đạt giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất (vở Tây Sơn nữ tướng), Họa sĩ Lê Văn Định (vở Cây lẻ bạn) là Họa sĩ xuất sắc nhất.
Nhạc sĩ xuất sắc nhất là nhạc sĩ Hoàng Anh Tú (vở Xuân Hương nữ sĩ), Nhạc công xuất sắc nhất dành cho nhạc công Trương Tấn Đức (vở San hô đỏ) và Bùi Thanh Tùng (vở Công chúa Huyền Trân).
Tối 12-4, hàng ngàn người dân, du khách đã về lễ hội Bình Đà, một trải nghiệm ý nghĩa trên hành trình khám phá con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội.
Ngày 15/5, Tỉnh Đoàn Bắc Giang tổ chức kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và liên hoan nghi thức Đội, tiếng hát tuổi hoa.
Di tích Hải Vân Quan đã trùng tu xong nhiều tháng nhưng đến nay vẫn đóng cửa vì Huế và Đà Nẵng chưa thống nhất được kế hoạch quản lý, khai thác du lịch.
288 cơ sở kinh doanh tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, đã đồng ý mở cửa nhà vệ sinh phục vụ người dân và du khách sau vận động của chính quyền.
Sáng 2/9, 300 đoàn viên thanh niên Khối các cơ quan T.Ư và nghệ sĩ, người có ảnh hưởng tích cực tới giới trẻ đã tề tựu tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Trong không khí trang nghiêm, đoàn viên, thanh niên và nghệ sĩ đã chào cờ và hát hát Quốc ca chào mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hai năm làm việc trong ngành thiết bị, Jiang Lei nhận thấy sự nghiệp của anh chẳng đi đến đâu, trong khi các đồng nghiệp dường như đang kiếm tiền nhờ được thăng chức và được công nhận.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM ra thông báo điều chỉnh giao thông hàng loạt tuyến đường khu trung tâm để tổ chức chương trình Lễ hội sông nước TP.HCM lần thứ 2.
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định chính thức thành lập vào sáng 27-8 tại số 145 Trần Quang Khải, TP.HCM.
Các không gian tái hiện chợ nổi miền Tây ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Lễ hội trái cây ở Suối Tiên không có cảnh đông đúc trong ngày đầu Lễ hội sông nước.