Phải chịu những áp đặt hà khắc từ bố mẹ là giáo sư đại học suốt tuổi thơ, khi trưởng thành cậu con trai Tiểu Hải đã cắt liên lạc với đấng sinh thành.
Hai ba năm qua, vợ chồng ông Hoàng Lâm Sâm và bà Lưu Nhã Linh, nguyên giáo sư đại học thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô luôn nỗ lực tìm kiếm con trai duy nhất tên Hoàng Tiểu Hải. Người này đã không liên lạc với bố mẹ thời gian dài, cũng không ai biết hiện anh đang ở đâu.
Theo hàng xóm, việc từ bỏ bố mẹ của Tiểu Hải xuất phát từ những ký ức ám ảnh thời thơ ấu.
Là một gia đình trí thức nên ông Hoàng luôn muốn con trai trở thành người có tài năng xuất chúng. Cặp vợ chồng chưa bao giờ nghĩ đến việc cho Tiểu Hải những gì cậu muốn mà chỉ ép con làm theo điều cha mẹ thích. Mỗi lần con phạm lỗi dù nhỏ, ông bố giáo sư đều bắt cậu quỳ ở sân nhà, trước sự chứng kiến của nhiều người.
"Quỳ ở đây để mọi người thấy bố biết dạy con hay không", ông Hoàng nói với con trai.
Tiểu Hải vốn là cậu bé ngoan ngoãn, dù vậy có lần vô tình làm vỡ gạch nhà hàng xóm nên bị người này phàn nàn. Là giáo sư, ông Hoàng rất sợ bị ảnh hưởng danh tiếng, bởi vậy luôn lấy việc trừng phạt con để thể hiện với mọi người. Những lần bị phạt phải quỳ ở ngoài sân vì thế kéo dài vài tiếng, hàng xóm đi qua liên tục chỉ tay khiến Tiểu Hải xấu hổ.
Lớn lên trong sự giáo dục hà khắc, mối quan hệ giữ ông Hoàng và Tiểu Hải ngày càng tồi tệ.
Năm con trai học lớp 8, như thường lệ sau bữa tối, ông Hoàng kiểm tra bài tập. Thấy Tiểu Hải làm bài sai, đôi chỗ viết cẩu thả nên ông bố trách mắng, tuy nhiên cậu con trai lại dửng dưng. Cho rằng con đang chọc giận mình, người bố bất ngờ tát cậu hai cái. Phẫn uất trước hành động của bố, Tiểu Hải kể lại với mẹ. Thay vì an ủi, bà Lưu cho rằng trẻ phải được dạy dỗ như vậy mới thành người. "Là cha mẹ, việc đánh con cái là đương nhiên", người mẹ nói.
Cô độc trong chính gia đình, Tiểu Hải luôn muốn thoát khỏi ngôi nhà này.
Khi đến tuổi dậy thì, người cha yêu cầu con trai phải ăn số lượng gấp đôi bình thường với hy vọng cao lớn vượt trội. Số lượng thức ăn nhiều, nhưng nếu bỏ dở Tiểu Hải sẽ bị bố quát mắng. "Con không thể chống lại bố. Ở nhà này, ta là pháp luật", người cha khẳng định.
Dần dà, bữa ăn cũng là sự chịu đựng với cậu bé này. Ngoài ra, mỗi ngày người cha còn bắt con đi bộ hai tiếng thay thế cho việc đi chơi với bạn bè hoặc làm những công việc yêu thích khác.
Vào kỳ tuyển sinh, điểm số của Tiểu Hải đủ để chọn một trong hai trường đại học danh tiếng là Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa. Song, vì bố giảng dạy ở đại học Nam Kinh nên ông một mực yêu cầu con trai nộp đơn vào trường này để tiện kiểm soát con.
Không những vậy, người cha còn yêu cầu con trai phải theo đuổi cô gái mà ông đã chọn, đồng thời can thiệp vào các mối quan hệ khác của Tiểu Hải. Năm thứ hai đại học, vì con trai cho bạn mượn tiền không xin phép mà ông Hoàng đến tận trường gây náo loạn. Kết quả người bạn vì xấu hổ mà nghỉ học. Sau này bạn bè cũng dần xa lánh Tiểu Hải vì sợ động chạm tới người cha quyền lực của anh.
Năm 1994, Tiểu Hải tốt nghiệp đại học. Dù bố mẹ tìm mọi cách để cậu con trai duy nhất được làm việc tại Nam Kinh nhưng anh lại đến Bắc Kinh với mong muốn tránh xa bố mẹ mình.
Làm việc xa nhà, Tiểu Hải bặt vô âm tín, không liên lạc với ai trong gia đình. Vợ chồng ông Hoàng đã tìm kiếm con khắp nơi nhưng vẫn không rõ tung tích. Vài tháng sau, Tiểu Hải gửi cho bố mẹ một lá thư, có đoạn viết: "Vì bố mẹ kiểm soát cuộc sống của con quá hà khắc nên con thấy ngạt thở. Từ giờ con quyết định cắt đứt mọi liên lạc với bố mẹ để có thể theo đuổi cuộc sống tự do".
Đến nay đã 23 năm, Tiểu Hải không một lời hỏi thăm đấng sinh thành. Vợ chồng ông Hoàng vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm con trai. Nhờ vào một chương trình tìm kiếm người thân của đài truyền hình trung ương Trung Quốc, cặp vợ chồng đã gọi được cho Tiểu Hải nhưng khi nghe thấy giọng mẹ, người con đã lập tức ngắt liên lạc và khóa máy.
Được biết, Tiểu Hải hiện sống một mình ở Bắc Kinh, không vợ con, tiền kiếm được chỉ đủ trang trải cuộc sống.
Thấy thái độ con trai vẫn cương quyết sau 23 năm, vợ chồng ông Hoàng nhận ra sai lầm trong phương pháp giáo dục trước đây của họ. Ông Hoàng Lâm Sâm, người luôn tỏ ra kiêu hãnh đã phải xin lỗi con trong chương trình tìm kiếm người thân, hy vọng Tiểu Hải xem được và tha thứ cho bố mẹ. Dù vậy, sau này người con trai vẫn không hồi đáp.
Câu chuyện tìm con của gia đình giáo sư Hoàng đã nhận nhiều ý kiến trái chiều từ người dùng mạng Trung Quốc. Nhiều người cho rằng, Tiểu Hải quá nhẫn tâm khi đoạn tuyệt với đấng sinh thành, khi họ đã tuổi cao sức yếu.
"Dù thế nào họ cũng là cha mẹ mình, có nên tàn nhẫn như thế không?", một người bình luận. Nhiều người khác lại cho rằng, ông bà Hoàng đang phải nhận lấy hậu quả do phương pháp giáo dục sai lầm.
"Sự oán hận phải sâu sắc tới mức nào thì Tiểu Hải mới hành động như vậy. Đây cũng là bài học cho nhiều cha mẹ khi luôn ép con phải làm theo ý mình", người khác nhận xét.
Trang Vy (Theo zhihu)
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Garuda chở 468 người từ Indonesia đến Arab Saudi hạ cánh khẩn cấp ngày 15/5 do cháy động cơ.
Thấy con trai 12 tuổi cầm một đồ vật hình thù ngộ nghĩnh, chị Ngọc, 40 tuổi, nghĩ con chơi xếp hình thư giãn sau giờ học nên không để ý.
Erin Wright, 24 tuổi, bị một hãng hàng không cấm bay vì nghi ngờ cô quan hệ tình dục với người đàn ông trên máy bay.
Một nam thanh niên bị tai nạn va chạm với xe ba gác chở sắt, đứt lìa hơn 1/3 bàn chân, đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ phẫu thuật nối bàn chân thành công.
Các bác sĩ thuộc nhiều bệnh viện tuyến trung ương ở Hà Nội đã đến Bắc Kạn khám bệnh, cấp phát thuốc cho hơn 1.000 người dân.
Sau 4 ngày gắn bó tại Việt Nam, buổi chia tay 168 đại biểu của Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản (SSEAYP) 2024 đã để lại những khoảnh khắc đầy xúc động.
TP - Trong khuôn khổ Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 23, năm 2024, đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam do anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN dẫn đầu đã đến thăm Nhà ở cũ của Bác Hồ tại thành phố Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Quốc). Chuyến thăm được xem là một dấu ấn đặc biệt khơi dậy nhiều cảm xúc, tình cảm trong các bạn trẻ.
Truyền cảm hứng cho học sinh chuẩn bị thi vào lớp 10, ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT, chia sẻ xác lập trạng thái tâm lý với 3 từ khoá: bình tĩnh, tự tin và không cay cú khi làm bài thi. Ông cho rằng, các bạn trẻ hãy biến mọi kỳ thi như một thử thách nhỏ trong cuộc đời mình.
Qua 5 ngày tổ chức, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 cùng các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn...