Những cá nhân được vinh danh dựa trên thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và công tác vận động trí thức.
Lễ tôn vinh 135 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024 được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng 28/8 tại Hà Nội. Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội cùng đại diện lãnh đạo Bộ, ban ngành trung ương. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao tặng biểu trưng và bằng khen cho các cá nhân tiêu biểu.
Trong số trí thức tiêu biểu lần này có 51 trí thức thuộc các liên hiệp hội địa phương, 54 trí thức thuộc các hội ngành toàn quốc, 112 người có học hàm, học vị từ phó giáo sư, tiến sĩ và tương đương trở lên và 3 anh hùng lao động.
Hai trí thức cao tuổi được tôn vinh là GS.TS Trịnh Văn Tự (95 tuổi), nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam; GS.TS Đặng Hữu (94 tuổi), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Nhiều gương mặt trí thức thuộc thế hệ 8x, như "chủ nhân giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024" PGS.TS Trần Mạnh Trí (43 tuổi), Trưởng Bộ môn Hóa học hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. KS Nguyễn Xuân Thủy (40 tuổi), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết kế và phát triển công nghệ xây dựng Span, sở hữu 15 bằng độc quyền sáng chế.
Người trẻ tuổi nhất là TS Nguyễn Văn Huống (39 tuổi), Phó Trưởng phòng Công nghệ môi trường, Viện Công nghệ mới, Bộ Quốc phòng. Anh làm chủ nhiệm 8 đề tài cấp bộ, sở hữu 3 bằng độc quyền giải pháp hữu ích/sáng chế, tác giả 1 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Anh nhận Giải nhì Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2018, 2023 và giải Ba năm 2020.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn biểu dương đóng góp của 135 trí thức tiêu biểu được tôn vinh. Ông cũng ghi nhận Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã từng bước thể hiện vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, đóng góp phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh những thành tựu, Chủ tịch Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra cơ chế, chính sách chưa khuyến khích, phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.
Theo ông Trần Thanh Mẫn, toàn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ từng bước hội nhập, tạo thuận lợi cho việc học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ quốc tế. Song cũng đặt ra nhiều thách thức mới: sản phẩm khoa học công nghệ nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước, tạo sự cạnh tranh gay gắt, nảy sinh các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp. Bên cạnh đó là yêu cầu cấp thiết về hành lang pháp lý, thể chế, chính sách, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học và các trung tâm khoa học lớn.
"Bối cảnh đó đòi hỏi đội ngũ trí thức nước nhà phải có nhận thức mới, tư duy khoa học gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển đất nước", ông nói.
Chủ tịch Quốc hội cho biết Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và đặt niềm tin vào đội ngũ trí thức nước nhà; xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện. Ông mong các trí thức tiêu biểu được vinh danh sẽ trở thành những tấm gương sáng lan tỏa, truyền cảm hứng và đóng góp hơn nữa cho nước nhà.
TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cho biết đến nay Liên hiệp hội đã tập hợp được trên 2,2 triệu trí thức, chiếm 32,5% đội ngũ trí thức cả nước. Đội ngũ trí thức khoa học công nghệ có nhiều cống hiến, khát vọng vươn lên, đưa khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển đất nước.
Tại sự kiện, PGS.TS, Nhà giáo nhân dân, AHLĐ Nguyễn Thị Trâm, Hội Giống cây trồng Việt Nam đầy xúc động. Bà gửi lời cảm ơn tới cơ quan, đơn vị đã khuyến khích, hỗ trợ giúp bà làm nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu ra sản xuất lớn, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đến bà con nông dân ở nhiều vùng tổ quốc đã mạnh dạn ứng dụng những kết quả nghiên cứu. Chia sẻ ngắn gọn về hành trình gắn bó với nghề chọn tạo giống lúa, bà mong các nhà nghiên cứu trẻ đầu tư cho học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức và kỹ năng để thực hành tốt nghiên cứu hiện đại, đưa nền khoa học nông nghiệp hội nhập thế giới.
Danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" được trao từ năm 2015, qua 5 lần tổ chức có 587 cá nhân được vinh danh. Những người được lựa chọn là trí thức hoạt động trong các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, các cơ quan của các ngành, lĩnh vực, địa phương và các tổ chức trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam từ 10 năm trở lên; những trí thức có uy tín khoa học, đóng góp thiết thực, hiệu quả và có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành được xã hội công nhận.
Như Quỳnh
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động ngày 15.9, nhiều cửa hàng sửa chữa ôtô ở Hà Nội đông khách đến sửa do xe bị ngập nước.
Tử Cấm Thành ngày nay gọi là Cố Cung với diện tích 720.000 m2, gồm hơn 90 viện lớn nhỏ và hơn 8.700 gian phòng, từng là nơi ở của 24 hoàng đế triều Minh và Thanh. Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa là tam đại điện nằm ở phần đầu và giữa Cố Cung. Ba tòa chiếm diện tích 150.000 m2, không trồng bất cứ cây xanh nào xung quanh. Theo các nhà sử học, cây xanh bị xóa sổ nhằm đảm bảo an toàn cho hoàng đế sau một vụ mưu sát vua nhà Thanh. Năm Gia Khánh thứ 18...
Từ năm 1925, Tử Cấm Thành chuyển thành bảo tàng Cố Cung, là nơi đang lưu trữ và trưng bày hơn một triệu cổ vật của các triều đại phong kiến của Trung Quốc. Số cổ vật này được xem là kho báu khổng lồ được lưu giữ qua nhiều thế kỷ. Dù có niên đại hàng trăm năm tuổi nhưng đa số báu vật đó còn gần như nguyên vẹn. Vào những năm 70, các nhân viên của bảo tàng Cố Cung kiểm kê lại các bộ sưu tập cổ vật chưa được khám phá. Sau khi dọn kho, họ tìm thấy...
Các nhà thiên văn học đang lùng sục bên ngoài hệ mặt trời để tìm dấu hiệu của một hành tinh thứ chín trong gần một thập kỷ qua nhưng không thành công. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết có thể sắp tìm được nó.
Hà Tĩnh vừa ban hành định mức ôtô phục vụ công tác chung, trong đó 5 huyện ở Hà Tĩnh được định mức cao nhất tới 8 ôtô công.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8-5, chủ doanh nghiệp có dàn xe điện chuyên chở khách du lịch bị cháy ở Hội An nói đây là dòng xe chạy bằng pin. Trị giá mỗi xe sau khi cộng chi phí khoảng 400 triệu đồng.
Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long mới với chiếc sừng độc đáo như chiếc mũ sắt của vị thần Loki trong thần thoại Bắc Âu.
Công an TP. Thanh Hóa vừa ra thông báo danh sách 71 phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ và bị xử phạt nguội.
Sau vụ cháy ở Khương Hạ rạng sáng 13.9, nhiều người lo lắng việc xe điện có trạm sạc dưới hầm chung cư liệu có nguy cơ gây cháy nổ...