Việt Nam trúng cử Phó Chủ tịch một ủy ban then chốt của UNESCO

08:50 09/12/2023

Việt Nam vừa được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Việt Nam trúng cử Phó Chủ tịch một ủy ban then chốt của UNESCO
Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 18 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 diễn ra từ ngày 4 - 9/12. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 8/12, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 18 của Uỷ ban liên chính phủ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra ở thành phố Kasane (Cộng hòa Boswana), Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Ủy ban, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là lần thứ 2 Việt Nam là thành viên của cơ quan điều hành Công ước 2003, sau nhiệm kỳ đầu tiên từ 2006-2010.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, cho biết trong năm nay Việt Nam đã đón nhận nhiều tin vui trong hợp tác với tổ chức UNESCO, tiêu biểu như việc Việt Nam được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, được bầu vào Ủy ban Di sản Thế giới; Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được ghi danh là di sản thiên nhiên thế giới; thành phố Đà Lạt, Hội An tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo; Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO ra Nghị quyết cùng kỷ niệm 300 năm ngày sinh và dự kiến có thể có thêm một số thành phố của Việt Nam tham gia mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu…

Theo Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, việc Việt Nam thêm lần nữa được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch một trong những cơ quan chuyên môn then chốt của UNESCO đã khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, cho thấy sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt Nam tại UNESCO, cũng như ghi nhận đóng góp tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, góp phần vào thúc đẩy vai trò của văn hóa và di sản cho sự phát triển bền vững, bao trùm và tự cường ở tầm quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Đây cũng là một minh chứng nữa về việc Việt Nam đã triển khai thành công đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện theo đúng tinh thần Nghị quyết lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Với tư cách Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc hoàn thiện, triển khai các mục tiêu và ưu tiên của Công ước 2003, nâng tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể như một động lực cho phát triển bền vững, đa dạng văn hóa, sáng tạo và đối thoại giữa các nền văn hóa, gắn kết xã hội, tăng cường sự tham gia của cộng đồng, phụ nữ và giới trẻ.

Kỳ họp lần thứ 18 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 diễn ra từ ngày 4 - 9/12, với sự tham dự của hơn 500 đại biểu và quan sát viên từ 24 quốc gia thành viên Ủy ban, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về văn hóa và nghệ thuật. Đoàn Việt Nam có ông Đào Quyền Trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Ủy viên thư ký Ban thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, cùng đại diện Ban thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và ông Phạm Cao Quý, Phó Trưởng phòng, Cục Di sản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham dự với tư cách chuyên gia.

Tại kỳ họp, các thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 đã thông qua ghi danh 56 hồ sơ mới vào danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể; đánh giá công tác triển khai Công ước 2003 tại các quốc gia thành viên ở khu vực Arab; thảo luận và thông qua cơ chế đơn giản hóa quy trình xây dựng hồ sơ đề cử; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập Công ước 2003; và bầu cử một số chức danh điều hành của Ủy ban.

Ông Đào Quyền Trưởng cho biết, Đoàn Việt Nam đã tham gia chủ động và tích cực vào các nội dung của kỳ họp. Ban thư ký và các quốc gia thành viên Công ước 2003 đánh giá cao chính sách, chiến lược và các biện pháp thiết thực của Việt Nam trong phát huy vai trò của di sản văn hóa phi vật thể như động lực cho phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa-xã hội, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Những chia sẻ về nỗ lực của Việt Nam trong việc nghiên cứu tích hợp từ sớm nhiều nội dung của Công ước 2003 vào Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam được quốc tế đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, 15 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và 534 Di sản trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đều có các đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị với sự tham gia chặt chẽ của cộng đồng, trách nhiệm của các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương đã trở thành kinh nghiệm tốt cho các quốc gia thành viên.

Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 gồm 24 thành viên, là cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, quyết định những vấn đề then chốt liên quan tới công nhận các di sản văn hóa phi vật thể, phân bổ kinh phí hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở các nước; quyết định chính sách, định hướng phát triển của Công ước 2003.

Kỳ họp lần thứ 19 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 dự kiến sẽ được tổ chức tại Paraguay vào tháng 12/2024 và sẽ xem xét hồ sơ đề cử “Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam” của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có thể bạn quan tâm
Mưa lớn 200 năm mới có một lần trút xuống Hàn Quốc, nhiều người chết thương tâm

Mưa lớn 200 năm mới có một lần trút xuống Hàn Quốc, nhiều người chết thương tâm

15:20 10/07/2024

Lượng mưa kỷ lục 200 năm mới có một lần đã trút xuống các tỉnh phía nam của Hàn Quốc vào ngày 10-7, khiến 4 người thiệt mạng và gây tê liệt giao thông.

Trực thăng Nga chở 22 người mất tích ở Viễn Đông, Ukraine tấn công Belgorod khiến hơn 50 người thương vong

Trực thăng Nga chở 22 người mất tích ở Viễn Đông, Ukraine tấn công Belgorod khiến hơn 50 người thương vong

19:00 31/08/2024

Hãng thông tấn Interfax ngày 31/8 trích dẫn dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan vận tải hàng không Liên bang Nga cho thấy 1 chiếc trực thăng của nước này chở 3 thành viên phi hành đoàn và 19 hành khách đã mất tích ở Bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông.

Người cuối cùng ngồi tù vì Luật Phù thủy ở Anh

Người cuối cùng ngồi tù vì Luật Phù thủy ở Anh

06:10 25/11/2023

Những màn 'gọi hồn' đặc biệt của Helen Duncan nổi tiếng đến mức nó khiến bà rơi vào tầm ngắm của cảnh sát Anh thời Thế chiến II.

Đối ngoại trong tuần: Lãnh đạo các nước gửi thư, điện chúc mừng Quốc khánh Việt Nam; 79 năm thành lâp ngành Ngoại giao

Đối ngoại trong tuần: Lãnh đạo các nước gửi thư, điện chúc mừng Quốc khánh Việt Nam; 79 năm thành lâp ngành Ngoại giao

23:20 02/09/2024

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 26/8-2/9.

Mỹ nói đàm phán về Gaza đạt tiến triển

Mỹ nói đàm phán về Gaza đạt tiến triển

10:00 24/08/2024

Mỹ cho biết vòng đàm phán mới tại Cairo về lệnh ngừng bắn ở Gaza đã đạt bước tiến, bác bỏ thông tin nỗ lực đối thoại sắp sụp đổ.

Tình hình Ukraine: VSU tiến bước ở Rabotino, UAV tiếp tục nhắm đến Crimea?

Tình hình Ukraine: VSU tiến bước ở Rabotino, UAV tiếp tục nhắm đến Crimea?

08:50 22/08/2023

Nga tiép tục bắn hạ UAV, VSU có bước tiến ở Rabotino, Dublin và Athens cam kết hỗ trợ Kiev là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.

Nga bác ‘kế hoạch hòa bình’ của Ukraine

Nga bác ‘kế hoạch hòa bình’ của Ukraine

07:50 21/09/2024

Ngày 20-9, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra một số bình luận xoay quanh 'kế hoạch hòa bình' do Ukraine soạn thảo.

Ảnh ấn tượng (25-31/3): Nga đáp trả cáo buộc sẽ tấn công đồng minh Mỹ ở Đông Âu, Ukraine lắp ‘răng rồng’ chống tăng, ‘biển’ ô tô điện Trung Quốc

Ảnh ấn tượng (25-31/3): Nga đáp trả cáo buộc sẽ tấn công đồng minh Mỹ ở Đông Âu, Ukraine lắp ‘răng rồng’ chống tăng, ‘biển’ ô tô điện Trung Quốc

07:50 01/04/2024

Xung đột Nga-Ukraine, ông Putin nói cáo buộc rằng Moscow sẽ tấn công châu Âu là “hoàn toàn vô nghĩa”, đảng Dân chủ Mỹ gây quỹ tranh cử tổng thống, chiến sự ở Dải Gaza… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, National Review… tổng hợp.

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

21:30 28/03/2024

Đối mặt với sự gia tăng của thách thức khí hậu toàn cầu, 6 nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng nỗ lực hợp tác để giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực cũng như phúc lợi của người dân.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới