Tổng thống Armenia ký phê chuẩn Quy chế Rome, hoàn tất quy trình lập pháp để nước này trở thành thành viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Văn phòng Tổng thống Armenia Vahagn Khachaturyan ngày 14/10 thông báo ông đã ký quyết định phê chuẩn Quy chế Rome, công nhận quyền tài phán của ICC tại nước này.
Quyết định của Tổng thống Khachaturyan hoàn tất quy trình lập pháp để nước này trở thành thành viên ICC. Quốc hội Armenia hôm 3/10 đã thông qua tuyên bố công nhận quyền tài phán của ICC tại nước này và phê chuẩn Quy chế Rome, chấp nhận thực thi các phán quyết của ICC trên lãnh thổ.
Quyết định được công bố sau khi Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan quyết định không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG) tại Bishkek, thủ đô Kyrgyzstan. Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có mặt tại Bishkek dự sự kiện này.
ICC là tòa án quốc tế hoạt động độc lập, có trụ sở chính tại thành phố The Hague của Hà Lan và không thuộc Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, tòa án này là thành quả đàm phán giữa các nước trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, đạt nhất trí vào tháng 7/1998 tại Hội nghị Ngoại giao các Đặc mệnh toàn quyền về thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế, sau đó vận hành đầy đủ từ năm 2002.
Gia nhập ICC đồng nghĩa Armenia sẽ có nghĩa vụ thực thi lệnh bắt Tổng thống Putin nếu ông đặt chân tới nước này. ICC hồi tháng 3 phát lệnh bắt Tổng thống Putin vì những cáo buộc liên quan tới xung đột Ukraine. Nga bác bỏ những cáo buộc này và không thừa nhận thẩm quyền của ICC.
Từ khi xuất hiện thông tin Armenia chuẩn bị gia nhập ICC vào tháng trước, Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng đây là động thái "thù địch". Trong khi đó, Armenia giải thích động thái của họ là vì lợi ích an ninh của đất nước, nhằm giải quyết "tội ác chiến tranh" do Azerbaijan gây ra, chứ không nhằm vào Nga.
Nga và Armenia là đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Nga cũng có căn cứ quân sự ở Armenia, nhưng căng thẳng giữa hai bên ngày càng leo thang liên quan tới vai trò của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở khu vực Nagorno-Karabakh.
Khi Azerbaijan dùng vũ lực để thu hồi Nagorno-Karabakh cuối tháng 9, khiến hơn 100.000 người gốc Armenia sơ tán, lực lượng Nga chọn không can thiệp ,với lập luận rằng Yerevan đã công nhận những tuyên bố chủ quyền từ Baku. Nga cũng không thông báo cho Armenia về diễn biến ở Nagorno-Karabakh dù Moskva được Baku báo trước.
Thủ tướng Pashinyan đầu tháng 9 tuyên bố Armenia "sai lầm chiến lược" khi dựa vào Nga để đảm bảo an ninh quốc gia. Ông còn dự báo Nga sẽ giảm ảnh hưởng ở khu vực Nam Kavkaz, do đó Armenia cần chủ động đa dạng hóa quan hệ an ninh của mình.
Thanh Danh (Theo AFP, News.am)
Bộ Ngoại giao Nga cho biết đã triệu Đại sứ Pháp tại Moskva sau những bình luận 'không thể chấp nhận được' của Ngoại trưởng Pháp Sejourne.
Quân đội Mỹ cho biết một binh sĩ nước này đã bị giới chức Nga bắt ở thành phố Vladivostok với cáo buộc vi phạm pháp luật.
Một người đàn ông bị bắt vì ném bom xăng vào sân đại sứ quán Nga ở thủ đô Chisinau, Moldova.
Ngày 8/7, đảng Tập hợp quốc gia (RN) của bà Marine Le Pen đã gia nhập nhóm chính trị do Thủ tướng Hungary Viktor Orban thành lập, tạo nên một khối cực hữu mới trong Nghị viện châu Âu (EP).
Truyền thông Nga nói rằng nước này phóng loạt tên lửa mang đạn chùm nhằm vào thao trường có mặt 1.500 binh sĩ Ukraine chuẩn bị tăng viện cho Avdeevka.
Hải quân Pháp đang chuyển hướng huấn luyện, từ tập trung vào hoạt động tuần tra sang đối phó với những đối thủ đủ sức đe dọa họ.
Triều Tiên xác nhận thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn mới mang tên Hwasong-19.
Tổng thống Serbia Vucic ca ngợi lập trường cứng rắn của người đồng cấp Nga Putin đã giúp ngăn cuộc nổi loạn của Wagner trở nên tồi tệ hơn.
Các kíp UAV tự sát Nga có nhiệm vụ săn tìm, phá hủy xe tăng Ukraine, mở đường cho bộ binh siết vòng vây Avdeevka, thành trì chiến lược ở Donetsk.