Nhân dịp Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO đã chia sẻ về ý nghĩa của sự kiện và nỗ lực thúc đẩy vai trò của văn hóa của Việt Nam tại UNESCO.
Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO |
Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO. |
Thưa Đại sứ, Việt Nam vừa một lần nữa được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch tại Ủy ban liên chính phủ Công ước 2005. Đại sứ đánh giá như thế nào về sự kiện này?
Công ước 2005 của UNESCO nhằm thúc đẩy việc tôn trọng, bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, đối thoại giữa các nền văn hóa, gắn kết giữa văn hóa và phát triển, khuyến khích các quốc gia xây dựng chính sách và hệ thống luật pháp để bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, tăng cường năng lực sáng tạo và công nghiệp văn hóa, cũng như thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực này.
Ủy ban liên chính phủ Công ước 2005 gồm 24 thành viên, là cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, chịu trách nhiệm trong giám sát thực thi Công ước, đề xuất các biện pháp triển khai, nâng cao năng lực, hỗ trợ quốc tế… để Đại hội đồng Công ước thông qua.
Năm 2021, chúng ta đã trúng cử vào Ủy ban nhiệm kỳ 2021-2025. Năm nay, Việt Nam được tín nhiệm đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho vị trí Phó Chủ tịch của cơ chế điều hành then chốt về văn hóa này của UNESCO.
Điều này có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, như tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư.
Việc được tín nhiệm đảm nhận trọng trách tiếp tục thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế; cho thấy cộng đồng quốc tế ủng hộ sự tham gia tích cực của Việt Nam, tin tưởng vào khả năng đóng góp và năng lực điều hành của ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.
Đó cũng là sự ghi nhận đối với vai trò tích cực và trách nhiệm của Việt Nam tại nhiều cơ quan, diễn đàn Liên hợp quốc, UNESCO, sự đóng góp hiệu quả trong nỗ lực thúc đẩy vai trò của văn hóa, sáng tạo cho sự phát triển bền vững, bao trùm và tự cường không chỉ ở tầm quốc gia, mà ở tầm khu vực và toàn cầu.
Đây còn là kết quả của quá trình vận động bài bản, đồng bộ các đối tác quốc tế để có được sự ủng hộ rộng rãi như vậy.
Có thể nói, đường lối đối ngoại đúng đắn, những thành tựu về phát triển kinh tế – xã hội, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam, vai trò và đóng góp chủ động của ta tại UNESCO đã góp phần thu phục trái tim, tình cảm của các nước.
Đại hội đồng UNESCO bỏ phiếu thông qua Công ước 2005. (Nguồn: en.unesco.org) |
Đại hội đồng UNESCO bỏ phiếu thông qua Công ước 2005. (Nguồn: en.unesco.org) |
Việc trúng cử nêu trên có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam, ở cả khía cạnh đối ngoại đa phương cũng như công tác ngoại giao văn hóa và phát triển văn hóa, phát triển đất nước, thưa Đại sứ?
Việc chúng ta lần thứ hai được tín nhiệm bầu giữ vị trí Phó Chủ tịch tại cơ quan then chốt này sau 10 năm có ý nghĩa quan trọng xét cả về khía cạnh đối ngoại đa phương, ngoại giao văn hóa cũng như phát triển của đất nước.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt nhiệm vụ “phát huy hơn nữa ngoại giao văn hóa đóng góp thiết thực vào quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước”; “khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hoá và dịch vụ văn hóa”.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 nhấn mạnh “văn hóa là động lực cho phát triển bền vững”, “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị”, hay Hội nghị Đối ngoại toàn quốc và Hội nghị Ngoại giao 31 đều nhấn mạnh “vai trò tiên phong của đối ngoại”.
Việc Việt Nam đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch cùng với vai trò thành viên Hội đồng chấp hành và Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đánh dấu mốc mới trong triển khai đối ngoại đa phương của ta tại UNESCO.
Với trọng trách tại cả ba cơ chế điều hành then chốt của UNESCO, Việt Nam có điều kiện trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành, định hình các chính sách, quyết định quan trọng của UNESCO về văn hóa, mở ra cơ hội thuận lợi cho chúng ta bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trong hợp tác văn hóa ở tầm toàn cầu; đồng thời nâng cao vai trò, uy tín quốc tế của Việt Nam.
Với tư cách Phó Chủ tịch, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu và ưu tiên của Công ước 2005, thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm về chính sách, biện pháp phát huy vai trò của văn hóa là mục tiêu, nguồn lực nội sinh và động lực to lớn để phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hoá trong bối cảnh văn hóa và sáng tạo bị tác động của đại dịch Covid-19 cũng như quá trình toàn cầu hóa và số hóa sâu rộng.
Đây đồng thời là dịp để ta tiếp tục tranh thủ tri thức và các nguồn lực bên ngoài hỗ trợ nỗ lực xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững, làm cơ sở cho các chính sách, biện pháp phát triển ngành văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng; tiếp tục tận dụng hỗ trợ quốc tế xây dựng cơ chế tài chính và khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển năng động, sáng tạo của ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.
Các địa phương sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, lồng ghép văn hóa và sáng tạo vào các chiến lược và kế hoạch hành động phát triển đô thị, xây dựng Mạng lưới thành phố sáng tạo tại Việt Nam nằm trong hệ thống các Thành phố sáng tạo UNESCO.
Ta cũng có nhiều cơ hội để quảng bá đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới - một Việt Nam phát triển năng động, hội nhập sâu rộng, đổi mới sáng tạo, đậm đà bản sắc.
Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. (Nguồn: Internet) |
Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. (Nguồn: Internet) |
Trên cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban, Việt Nam sẽ có những ưu tiên, trọng tâm nào để thúc đẩy các mục tiêu của Công ước 2005?
Với trọng trách là Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò thành viên năng động, trách nhiệm, chủ động tham gia, xây dựng, định hình UNESCO trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là trong các vấn đề quan trọng, được UNESCO và các nước thành viên quan tâm. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tư cách là cơ quan đầu mối, đang triển khai rất tích cực Chương trình hành động cho giai đoạn 2021-2025.
Trong đó, nổi bật có việc cải cách nhằm tăng cường dân chủ, minh bạch và nâng cao uy tín của UNESCO; xây dựng các chính sách và tìm giải pháp nhằm bảo vệ, thúc đẩy lợi ích của các nước thành viên, bao gồm cả Việt Nam; đóng góp vào các chương trình trọng tâm của UNESCO hiện nay như Chiến lược trung hạn của UNESCO giai đoạn 2022-2029, Chương trình và ngân sách giai đoạn 2022-2025, bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hoá, thúc đẩy văn hóa và sáng tạo vì phát triển bền vững, bao trùm.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ nỗ lực chia sẻ các thực hành tốt và kinh nghiệm hay trong bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hoá, đặc biệt là đối với các quốc gia Đông Nam Á và các nước đang phát triển; thúc đẩy các ưu tiên của UNESCO như khu vực châu Phi, bình đẳng giới, các quốc gia đảo nhỏ đang phát triển (SIDS), thanh niên...; nâng cao nhận thức, đóng góp hoàn thiện cơ chế của Công ước; tăng cường vai trò và đóng góp của nghệ sĩ, các chủ thể văn hóa vào nỗ lực thúc đẩy văn hóa và sáng tạo vì phát triển bền vững; tăng cường sự gắn kết mạnh mẽ giữa các Công ước về văn hóa; thúc đẩy các hoạt động và sự kiện kỷ niệm 20 năm ra đời Công ước...
Thời gian qua, Việt Nam đa có̃ nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy thực hiện Công ước. Việt Nam đã thực hiện nhiều nỗ lực lồng ghép và phát huy các nội dung và tinh thần của Công ước vào các luật, các chương trình, dự án liên quan đến văn hóa và sáng tạo nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Quá trình triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cho thấy, khung chính sách thể hiện được khả năng bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, từng bước quảng bá hình ảnh, bản sắc và gia tăng sức hấp dẫn, thuyết phục của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam.
Có thể nói, trong thời gian tới, Việt Nam quyết tâm hoàn thành trách nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban để thúc đẩy vai trò của UNESCO vì sự tiến bộ chung của nhân loại. Đồng thời, đây là cơ hội tốt để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO, tận dụng các ý tưởng, sáng kiến, nguồn lực của UNESCO mở ra những không gian phát triển mới cho Việt Nam, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của xã hội, tạo cơ sở thuận lợi để nước ta hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra.
Video UAV Kamikaze của Nga nổ tung hầm trú ẩn binh sĩ Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video cho thấy một máy bay không người lái cảm tử (Kamikaze) của Nga tấn công, cho nổ tung hầm trú ẩn của binh sĩ Ukraine. Video cho thấy, đơn vị đặc biệt Nga xác định được chiến hào của Ukraine theo hướng Artemovsk. Sau đó, họ sử dụng một máy bay không người lái cảm tử tấn công mục tiêu, cho nổ thành từng mảnh. UAV đóng vai trò đáng kể trong xung đột...
Triều Tiên xác nhận thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn mới mang tên Hwasong-19.
Ngày 20/2, Bộ Ngoại giao Mỹ bình luận về việc Triều Tiên ra tín hiệu cởi mở trong cải thiện quan hệ với Nhật Bản, miễn là Tokyo không đặt ra vấn đề với 'quyền tự vệ' của Bình Nhưỡng.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO, Thủ tướng Ấn Độ kết thúc thăm Nga, châu Âu phóng thành công tên lửa hạng nặng, ông Donald Trump trao cơ hội cho ông Joe Biden 'tái đấu'... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc vừa bổ nhiệm Đại sứ Chung Kee-yong làm đặc phái viên của nước này về các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tổng thống Biden chỉ đạo Sở Mật vụ cung cấp cho ông Trump 'mọi nguồn lực' bảo vệ và khẳng định cần phải giảm nhiệt căng thẳng trong chính trường Mỹ.
Từ ngày 24-25/10, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng cùng Tổng Lãnh sự và Lãnh đạo Tổng Lãnh sự quán các nước Lào, Malaysia, Angola, Pakistan, Israel đã đến thăm, làm việc tại Đặc khu kinh tế Sán Đầu.
Ngày 22/5, quân đội Pháp đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa siêu thanh ASMPA-R có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được nâng cấp.
Tổng thống Brazil Lula so sánh hoạt động quân sự của Israel ở Dải Gaza với thảm họa diệt chủng người Do Thái, khiến Tel Aviv chỉ trích mạnh mẽ.