Việt Nam cũng đã có những nỗ lực trong lĩnh vực giáo dục quyền con người, trong đó có đề án “Đưa nội dung giáo dục quyền con người vào các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân."
Nhân dịp tham dự Phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam, ngày 27/9 đã tham dự và phát biểu khai mạc cuộc toạ đàm quốc tế “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn."
Sự kiện do Việt Nam, Philippines, Australia và Italy đồng bảo trợ tổ chức, với sự điều hành của Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam, và sự tham gia các diễn giả là chuyên gia, đại diện của Việt Nam, Philippines, Australia và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc.
Phát biểu khai mạc sự kiện nhân dịp kỷ niệm 30 năm Thập kỷ Giáo dục Quyền con người và 20 năm Chương trình giáo dục quyền con người thế giới (WPHRE) được Liên hợp quốc thông qua, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh cộng đồng quốc tế đạt được nhiều thành tựu trong thúc đẩy giáo dục quyền con người, trong đó có công tác trọng tâm là đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống các trường học.
Thứ trưởng cho rằng các nước, các tổ chức quốc tế đã có nhiều kinh nghiệm, cách làm phong phú, hiệu quả, phủ rộng giáo dục nhân quyền trong hệ thống trường học các cấp và hệ thống giáo dục thường xuyên, thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, sinh viên trong việc xây dựng chương trình học về quyền con người.
Các nước, các tổ chức quốc tế cũng đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ song phương, đa phương về vấn đề này. Dù vậy, thực tế việc chia sẻ kinh nghiệm trong công tác này còn cần được thúc đẩy hơn nữa; ví dụ như việc chưa nhiều nước cung cấp thông tin cho Chương trình WPHRE. Các nước và các bên liên quan cần tăng cường trao đổi, chia sẻ kiến thức trong lĩnh vực này.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam chia sẻ với các nước rằng giáo dục quyền con người là một công cụ hữu hiệu giúp người dân bảo đảm được quyền của mình, tăng cường tôn trọng và hiểu biết trong xã hội, và đó cũng chính là góp phần thực hiện quyền giáo dục.
Việt Nam cũng đã có những nỗ lực trong lĩnh vực này, trong đó có đề án “Đưa nội dung giáo dục quyền con người vào các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân." Một trong những ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc 2023-2025 chính là thúc đẩy quyền giáo dục và giáo dục quyền con người. Vì vậy, Việt Nam mong muốn cùng các nước đồng bảo trợ Tọa đàm để tạo thêm diễn đàn cho các nước chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp vào việc chuẩn bị thực hiện giai đoạn 5 của Chương trình WPHRE (2025-2029).
Cũng tại sự kiện, Tiến sỹ Lê Xuân Tùng, giảng viên chính Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã chia sẻ việc triển khai Đề án 1309 về đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam với một số kết quả nổi bật như tổ chức các khoá tập huấn quyền con người cho tất cả các giáo viên, giảng viên trong hệ thống giáo dục quốc dân; biên soạn và xuất bản tài liệu giáo dục quyền con người; xây dựng khung nội dung quyền con người cho giáo dục phổ thông; đưa nội dung quyền con người vào các chương trình giáo dục phổ thông từ bậc mầm non đến bậc đại học; giáo dục quyền con người cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong toàn hệ thống chính trị thông qua chương trình cao cấp lý luận chính trị và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục quyền con người, trong đó nổi bật là quan hệ đối tác giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ủy ban Quyền con người Australia.
Trong khi đó, các đại biểu đến từ nhiều quốc gia và khu vực đã chia sẻ những thực tiễn tốt nhất và bài học kinh nghiệm trong việc lồng ghép giáo dục nhân quyền vào chương trình giảng dạy tại các trường học. Nhiều nước chia sẻ về các kinh nghiệm phong phú về lồng ghép nội dung quyền con người vào các môn giáo dục công dân, giáo dục xã hội ở các cấp học phổ thông; đồng thời triển khai các chuyên đề giáo dục quyền dành riêng cho một số đối tượng như trẻ em gái, trẻ em dân tộc thiểu số, người thực thi công vụ.
Các đại biểu cũng đề cao yêu cầu có sự tham gia, phối hợp tích cực toàn diện của nhà trường, gia đình, xã hội và các bên liên quan trong giáo dục nhân quyền cho trẻ em.
Điều phối viên giáo dục và đào tạo nhân quyền, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR), bà Elena Ippoliti, chia sẻ phương pháp tiếp cận toàn diện đối với giáo dục nhân quyền là sự tổng hoà của 5 cấu phần: xây dựng chính sách; các biện pháp thực hiện chính sách; quá trình và công cụ dạy và học; giáo dục và phát triển chuyên môn của giáo viên và các nhân viên giáo dục khác và môi trường học tập.
Phát biểu kết luận, Đại sứ Mai Phan Dũng cho rằng những trao đổi tại toạ đàm đã đóng góp một cách có ý nghĩa cho việc xác định thách thức và cơ hội trong việc tích hợp giáo dục nhân quyền vào các hệ thống giáo dục quốc gia, hỗ trợ các nước tiếp tục thực hiện Chương trình thế giới về giáo dục nhân quyền (WPHRE)./.
Ngày 23/2, tờ Sohu đưa tin, một học sinh lớp 4 ở Hồ Bắc, Trung Quốc cầm dao gọt hoa quả định tự sát vì đang chơi điện thoại bị bố mẹ tịch thu và yêu cầu làm bài tập về nhà. Hành động này của bố mẹ đã khiến cậu bé nổi cáu và chạy vào bếp lấy dao định tự sát. Trong video, cậu bé tự nhốt mình trong nhà bếp, tay cầm một con dao. Bố mẹ ở bên ngoài chỉ biết gào hét để con trai đi ra. Họ không dám tự ý đẩy cửa vào vì sợ cậu bé càng phản ứng mạnh hơn....
Nhiều người dân chứng kiến tại hiện trường cho biết nhìn thấy khói bốc lên và lửa cháy lớn dữ dội, họ đã đến hỗ trợ phần nào cho công...
Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng,...
Chiều 27-5, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM trao quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường THCS - THPT Trần Đại Nghĩa.
Nằm trên tuyến biên giới Việt - Trung , huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng và huyện Long Châu, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã có 10...
Liên quan vụ bé trai ở Cà Mau bị mẹ kế đánh bầm tím cơ thể, Chủ tịch tỉnh này yêu cầu UBND huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định.
Bão số 6 quét qua tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) đã làm hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng, bão kèm theo mưa lớn khiến nhiều tuyến đường bị ngập lụt gây giao thông ách tắc, nhiều kilômét bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý việc xây dựng các dự luật phải làm thật kỹ, thật chắc, để luật ra đời phải có 'tuổi thọ' cao.
Ngày 1/11, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết đã tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Ngát (SN 1990, Tây Hồ, Hà Nội), Nguyễn Văn Vinh (SN 1987, Ân Thi, Hưng Yên) cùng 3 đối tượng khác để làm rõ hành vi Trộm cắp tài sản. Kiến ThứcNhóm 4 đối tượng dàn cảnh trộm cắp của người nước ngoài.1 Trước đó, Công an quận Hoàn Kiếm phối hợp với phòng Cảnh sát Hình sự - Công an TP Hà Nội đi tuần tra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Lúc này, tổ công tác phát hiện 4 đối...