Không ngờ, từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Việt Nam đã xuất hiện trong văn chương Nga - Xô Viết với vẻ đẹp nhiệt đới lạ lùng.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới: Thực trạng và định hướng phát triển, diễn ra ngày 12-12 tại Hà Nội, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - tiết lộ, trong 103 tham luận gửi đến hội thảo, có cả tham luận của chuyên gia người nước ngoài.
Ở các lĩnh vực khác, sự hiện diện hoặc đóng góp tiếng nói của người nước ngoài trong một hội thảo không có gì lạ nhưng trong lĩnh vực lý luận và phê bình, điều này khá hiếm nên gây bất ngờ.
Người mà PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ đề cập đến là PGS.TS Anatoly Sokolov, chuyên viên cao cấp Viện Đông Phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Ông được biết đến là người biên soạn cuốn Từ điển Việt-Nga - cuốn sách gối đầu giường của các thế hệ cựu sinh viên, chuyên gia, cán bộ Việt Nam từng làm việc và học tập tại Nga.
Ai cũng biết, văn học Nga - Xô Viết ảnh hưởng tới văn học Việt Nam cũng như văn hóa, lối sống, tâm tư - tình cảm của người Việt một thời gian dài. Tuy nhiên, sự "giao lưu" ngược trở lại, không phải ai cũng biết.
Thông qua bài viết Việt Nam trong các tác phẩm văn học Nga - Xô Viết, PGS.TS Anatoly Sokolov gần như đã tiến hành một chuyến du ngoạn văn chương qua hai nền văn hóa khác nhau.
Theo đó, hình ảnh Việt Nam xuất hiện lần đầu trên báo chí Nga và văn học Nga ở nửa sau thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Khi đó, Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp.
"Đó là những bài tiểu luận và truyện của các nhà văn, nhà báo trong nước, báo cáo của các thủy thủ và nhà khoa học quân sự, các bài tùy bút và nhật ký của những người du hành", ông viết.
Vẻ đẹp của thiên nhiên nhiệt đới miền Nam và Sài Gòn cùng chút hoài niệm hương xa cũng là cảm hứng để nhà thơ Vera Inber viết Miền nhiệt đới (1917), Nikandr Alekseev viết nhiều bài thơ nằm trong tuyển tập Vòng hoa cho người tử nạn (xuất bản 1917): Đông Dương, Người đàn bà miền Nam, Ở Sài Gòn, Cây cọ, Nỗi buồn…; Nikolai Gumilyov viết tập Gian hàng đồ sứ (1918), trong đó, phần Đông Dương gồm các bài thơ nhỏ: An Nam, Thiếu nữ, Đồng dao,…
Năm 1950, Việt Nam thiết lập ngoại giao với Liên Xô. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam được phản ánh trong văn học Xô Viết ngày càng nhiều.
Trong Phi sự thật và phi sự thật (1948), Adelina Adalist là người đầu tiên trong văn học Liên Xô nói về cuộc giải phóng dân tộc của người Việt.
Theo PGS.TS Anatoly Sokolov, là người đầu tiên đến Việt Nam sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng Roman Karmen làm ra phim tài liệu Việt Nam (1955) và hai tiểu luận du ký Ánh sáng trong rừng (1957), Việt Nam đang chiến đấu (1958). Ở đó, nổi lên hình ảnh một đất nước anh dũng trong cuộc đấu tranh trường kỳ.
Việt Nam sau đó được xem là một hồ sơ kinh điển bằng hình ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ và thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Sau nhật ký hành trình Một trăm ngày ở Việt Nam của phóng viên Boris Strelnikov, hàng loạt nhà báo khác cũng đến Việt Nam và kể lại các câu chuyện Việt Nam trong các ghi chép, tuy bút, sách của họ: Vladimiar Osipov, Genrikh Borovik, Pavel Antokolsky, Vladimir Soloukhin,…
Trong những năm hòa bình ngắn ngủi, trước khi Mỹ ném bom, các nhà văn Liên Xô cũng đã biên soạn nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi: Xiong và Kung (tên hai con voi – PV) (Vitaly Bianki, 1957), Hồ của rồng đen (Anatoly Vershinin, 1958), Bé Lan từ Việt Nam (Vladimir Dobrovolsky, Nikolai Zakharzhevsky, 1968)…
Sang kháng chiến chống Mỹ, người Việt Nam anh hùng và bất khuất được đề cập dày đặc trong các tác phẩm văn chương, báo chí, bút ký của các tác giả đến từ xứ bạch dương.
Đặc biệt, phải kể đến tác giả Konstantin Simonov - người được biết đến rộng rãi ở Việt Nam với bài thơ Đợi anh về qua phần dịch của nhà thơ Tố Hữu. Đợi anh về cũng được xem là bài thơ tình hay nhất của Tố Hữu.
Theo lời mời của Tố Hữu, K.Simonov và vợ đã bay tới Hà Nội đúng lúc Mỹ ném bom miền Bắc. Trở về, ông đã xuất bản tập thơ Việt Nam, mùa đông thập niên 70, trong đó có bài thơ Nỗi đau này không của riêng ai.
PGS.TS Anatoly Sokolov đánh giá, đây là "tượng đài thơ ca lớn nhất và ý nghĩa nhất do một nhà thơ Liên Xô dựng lên để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam đã hi sinh vì đất nước".
Ngày 5-5, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tiếp nhận tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh của gia đình nhà văn Sơn Tùng, trong đó có bản thảo viết tay tác phẩm ‘Búp sen xanh’, nhiều bản thảo viết tay khác về Bác Hồ và bức hoành phi ‘lận đận’.
Huỳnh Hữu Phước - shipper nói tiếng Pháp từng 'gây bão mạng' - đã trở lại giảng đường Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sau thời giangián đoạn.
Tối 24/7, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Hải Dương phối hợp Sở LĐTB&XH, Huyện ủy Nam Sách tổ chức Lễ dâng hương - Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2023) tại Đền Liệt sĩ Nam Sách, huyện Nam Sách.
Tối 24/7, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Hải Dương phối hợp Sở LĐTB&XH, Huyện ủy Nam Sách tổ chức Lễ dâng hương - Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2023) tại Đền Liệt sĩ Nam Sách, huyện Nam Sách.
Hồ Natron ở Tanzania nổi tiếng với màu nước đỏ tươi như máu, cũng là 'mồ chôn' của nhiều sinh vật nếu chẳng may rơi xuống hồ.
Cái tin Kim Thoa đậu đại học khiến các căn phòng trọ 'xóm chạy thận' nằm bên hông Bệnh viện Đà Nẵng râm ran.
Chiều 30-7, lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã diễn ra tại Huế - nơi họ đã sống và sáng tác văn chương gần như suốt cuộc đời.
Anh Ndu Ha Biên, phó bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng, được bổ nhiệm làm bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Một người đã thiệt mạng sau khi rơi vào động cơ máy bay chở khách tại sân bay Schiphol ở Amsterdam.