Cô bé ở xóm chạy thận thành sinh viên đại học

18:40 01/10/2023

Cái tin Kim Thoa đậu đại học khiến các căn phòng trọ 'xóm chạy thận' nằm bên hông Bệnh viện Đà Nẵng râm ran.

Thoa và mẹ trong căn phòng trọ ở xóm chạy thận Đà Nẵng - Ảnh: B.D.

"Người ta con đậu đại học lẽ ra phải mừng mà tui lại khóc, thiệt lạ lùng. Mừng cho con vì khổ cực mà vẫn học hành đậu đạt nhưng thương cho cháu, lo cho mình rồi đây có tiếp tục gắng gượng được nữa không" - mắt bà Chung đỏ hoe.

Ngày về buồn bã của người phụ nữ nghèo

Trong căn phòng rộng chỉ tầm 12m2 bên hông Bệnh viện Đà Nẵng, thời gian như ngưng đọng với mẹ con bà Nguyễn Thị Kim Chung và con gái Lý Thị Kim Thoa, cùng hai người phụ nữ khác đồng cảnh ngộ. Họ đều là dân Quảng Nam gặp nhau ở khoa thận rồi kéo nhau về góp tiền thuê trọ.

Bà Chung chạy thận lâu năm nên da đen đặc, mỗi lúc cười chỉ lộ ra hàm răng trắng bóng. "15 năm nay ở bệnh viện chỉ còn tui sót lại chứ bao người chữa chạy cùng thời chết hết cả rồi" - bà Chung cười.

Bà Chung chạy thận và sống dựa vào quà tặng từ các đoàn từ thiện - Ảnh: B.D.

Người phụ nữ quê Quảng Nam này rời quê hương từ năm 16 tuổi vào TP.HCM làm công nhân. Rồi bà gặp người đàn ông cụt tay, quê ở miền Tây tên là Lý Hằng Xuyên và đến với nhau. Bà Chung nói bà cũng không hiểu vì sao mình lại chọn một người cụt tay bẩm sinh. "Gia đình ngăn cản dữ dội lắm, không cho về quê luôn. Nhưng duyên số mình không cưỡng lại được" - bà kể.

Cặp vợ chồng công nhân thuê trọ và sinh cô con gái Kim Thoa vào năm 2005. Mọi thứ ổn cả cho tới khi Thoa 3 tuổi, bà Chung bị viêm cầu thận cấp.

"Bao năm dành dụm được chút tiền đều ném vô chữa trị tìm hy vọng sống. Nhưng được một năm thì tiền chẳng còn đồng nào. Bệnh trở nặng, bệnh viện trả về, chồng bế con, tôi ôm hết hành lý trả trọ về quê sống những ngày tháng cuối đời" - bà Chung nhớ lại.

15 năm theo mẹ tìm sự sống

Câu chuyện của vợ chồng bà Chung với người chồng quê miền Tây khăn gói về quê đón nhận cái kết buồn gây thương cảm cho vùng quê Thạch Thượng, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) năm 2008.

Bữa cơm đạm bạc của mẹ con Thoa và người chạy thận đồng cảnh ngộ - Ảnh: B.D.

Bà Chung kể rằng bà xác định "về quê để chết bên quê mẹ", nhưng sự sống kỳ diệu đã đến. Khi về quê, bà được đưa ra Đà Nẵng chạy thận, điều trị và nuôi hy vọng kéo dài sự sống.

  • Chuyện kể của 20 năm Tiếp sức đến trường

  • Tiếp sức đến trường: 20 mùa vượt khó cùng tân sinh viên Quảng Trị

  • Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ

Quá trình nhập viện ở đây khiến cơ thể bà thích ứng tốt, tăng cân, có dấu hiệu phục hồi. Một tháng, hai tháng và trải qua hàng năm, bà vẫn khỏe mạnh.

Khi cuộc sống tạo ra điều kỳ diệu, bà Chung động viên chồng ở nhà nuôi con, còn mình tập làm quen với ngôi nhà mới ở Bệnh viện Đà Nẵng.

Ông Xuyên hằng ngày nhận mấy sào ruộng của người dân để làm lụng, tới mùa thu hoạch thì trả lại phần thuê đất. Cô con gái Lý Thị Kim Thoa một tay ông nuôi nấng, chăm sóc và lớn từng ngày.

Mẹ con nằm ở viện chạy thận quanh năm, chỉ thỉnh thoảng mới về nhà thăm ba và con. Còn ba quần quật làm lụng, đến mùa ruộng lầm lụi cày cấy, khi rảnh việc ai kêu gì thì chạy đi làm thuê. Con ở nhà một mình và luôn thấy sợ hãi, ngoại đã quá già yếu.
Lý Thị Kim Thoa

Ngồi bên mẹ mình trong căn phòng nóng như phả lửa xuống, Thoa khóc òa và kể suốt 15 năm qua mình phải sống trong cảnh xa mẹ.

Cô tân sinh viên Quảng Nam này bảo khi lớn hơn, cô thường lên xe của người quen hoặc tìm bất cứ xe của ai mà cô biết để ké ra Đà Nẵng thăm mẹ.

Thoa càng lớn, những chuyến đi phiêu lưu, có chút liều lĩnh như thế diễn ra thường xuyên hơn. Khi tới cấp 2, cấp 3, con đường gần 70km từ Quế Phong (Quế Sơn, Quảng Nam) ra tới Bệnh viện Đà Nẵng gần như làu nhẵn, cô học trò nghèo thuộc từng bước chân mình, từng ngôi nhà hai bên đường.

Thoa đi học từ tiền quyên góp từ thiện, quần áo bạn bè thầy cô góp mua hoặc dùng lại đồ cũ từ bạn cùng trang lứa. Thoa nói mấy năm cấp 3 trường có quy định mặc áo dài, nhưng mình chưa tự sắm bộ nào mà mặc lại đồ của bạn, bộ mới duy nhất là năm lên lớp 11 được một quỹ học bổng tặng cho học sinh nghèo học giỏi.

"Con đi học nhưng thỉnh thoảng vẫn có tiền dư dả để mua đồ ăn cho mẹ" - câu nói của Thoa làm chúng tôi bất ngờ.

"Tiền ở đâu ra?". Nghe câu hỏi này Thoa thật thà rằng thỉnh thoảng có đoàn từ thiện biết hoàn cảnh nên tới thăm mình. "Họ cho con lúc thì 100.000 đồng, lúc thì 200.000 đồng. Có bao nhiêu con góp lại để ra Đà Nẵng mua đồ ăn cho mẹ" - Thoa kể.

Đường học hành lại vấp thêm tảng đá lớn

Kim Thoa đậu vào ngành công nghệ thông tin Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (Đà Nẵng) với tổng điểm trên 25. Hai mẹ con cũng dành được 10 triệu đồng lận lưng để vào trường từ khoản tiền các đoàn từ thiện tới cho.

Nhưng bi kịch một lần nữa lại đến với Thoa khiến ước mơ như gặp phải tảng đá lớn: ba của Thoa vừa đi khám và phát hiện mắc lao phổi. "Con không biết sẽ phải làm sao những ngày tới" - Thoa buồn bã.

Bạn đọc ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ: 113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể Tỉnh/Thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ: Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM; Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể Tỉnh/Thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Các bạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2023 TẠI ĐÂY
Có thể bạn quan tâm
Kỳ đài Kinh thành Huế bị “xâm hại”

Kỳ đài Kinh thành Huế bị “xâm hại”

11:00 15/05/2023

HUẾ - Kỳ đài Kinh thành Huế xuất hiện hàng loạt nét vẽ, chữ viết với những nội dung thô tục, tỏ tình, chúc tụng… làm xấu xí, tổn hại...

Du khách hoảng loạn bám lan can khi lũ quét tràn qua

Du khách hoảng loạn bám lan can khi lũ quét tràn qua

16:40 11/07/2024

Khoảng 100 du khách bám vào lan can và tường pháo đài Raigad khi gặp trận lũ quét xối xả từ trên núi xuống.

Bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 ở Khánh Hòa đã tử vong

Bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 ở Khánh Hòa đã tử vong

13:30 23/03/2024

Liên quan ca nhiễm cúm A/H5N1 chưa rõ nguồn lây đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, sau thời gian điều trị tích cực, bệnh nhân đã tử vong vào sáng nay.

Tưởng nhớ giáo sư Trần Văn Khê nhân dịp giỗ lần thứ 8

Tưởng nhớ giáo sư Trần Văn Khê nhân dịp giỗ lần thứ 8

19:00 24/06/2023

Nhân dịp 8 năm ngày mất giáo sư Trần Văn Khê, đại diện Quỹ học bổng Trần Văn Khê về Vĩnh Kim (tỉnh Tiền Giang) thắp hương và báo cáo trước hương linh của ông.

Những đứa trẻ câm điếc ở bản người Khơ Mú đi tìm chữ

Những đứa trẻ câm điếc ở bản người Khơ Mú đi tìm chữ

04:10 19/07/2024

Pít Văn Nương 11 tuổi, học hết lớp 4 vẫn không biết đọc, chỉ vẽ những nét chữ nguệch ngoạc dù cậu bé chưa một ngày ngưng đến trường.

Trao tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho thanh niên cứu người vụ sập cầu Phong Châu

Trao tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho thanh niên cứu người vụ sập cầu Phong Châu

07:00 14/09/2024

Hành động dũng cảm cứu nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu của các anh Ngô Văn Khanh (26 tuổi), Ngô Quốc Trung (24 tuổi) đã được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ghi nhận và tặng thưởng.

Trường tiểu học 45 tỉ đồng do quỹ Hiểu về trái tim bảo trợ hôm nay khai giảng

Trường tiểu học 45 tỉ đồng do quỹ Hiểu về trái tim bảo trợ hôm nay khai giảng

06:20 06/09/2024

Diễn viên Chi Bảo - người sáng lập quỹ Hiểu về trái tim - cho biết toàn bộ chi phí từ học phí, đồng phục, dụng cụ học tập, bảo hiểm y tế… đều được nhà trường tài trợ 100%.

Gần 80 ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội chỉ trong vòng 1 tuần

Gần 80 ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội chỉ trong vòng 1 tuần

22:50 25/05/2024

Trong tuần (từ ngày 17 đến 24.5), trên địa bàn TP Hà Nội ghi nhận 76 ca tay chân miệng và 23 ca mắc sốt xuất huyết.

Bảo vệ từng tấc đất biên giới phía Bắc, có những người lính mãi đôi mươi

Bảo vệ từng tấc đất biên giới phía Bắc, có những người lính mãi đôi mươi

18:50 17/02/2024

Mùa xuân về, hoa đào nở sắc thắm biên giới phía Bắc. Nơi dặm dài biên cương, có những người lính trẻ đã mãi mãi nằm lại.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới