Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam-châu Âu”.
Việt Nam chủ trương 'lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ' |
Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan đồng chủ trì. (Ảnh: Bạch Dương) |
Hội thảo có sự tham dự trực tiếp của gần 200 đại biểu từ Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, các hiệp hội, doanh nghiệp đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực, đại biểu từ 15 cơ quan đại diện ngoại giao châu Âu tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu, cùng các cơ quan đại diện Việt Nam tại châu Âu dự trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu khai mạc. (Ảnh: Bạch Dương) |
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hội thảo nhằm đưa ra bức tranh tổng quan về thực trạng hợp tác lao động giữa Việt Nam với các nước châu Âu, qua đó nắm bắt cơ hội và thách thức đối với từng thị trường và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác, cũng như định vị lĩnh vực hợp tác lao động trong tổng thể quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và từng đối tác châu Âu.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh khu vực châu Âu là thị trường trọng điểm, có nhiều tiềm năng như thu nhập cao, môi trường an ninh, chính trị, xã hội ổn định, quan hệ tốt đẹp với Việt Nam; khẳng định chủ trương đưa lao động Việt Nam đi nước ngoài nhằm phát triển nguồn nhân lực và nâng cao trình độ tay nghề cho lao động Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Bạch Dương) |
Tham gia ý kiến tại hội thảo, đại sứ quán các nước châu Âu tại Hà Nội nhất trí cho rằng châu Âu có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động lành nghề Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo chất lượng nguồn cung, có chính sách lương bổng ổn định cùng nhiều thuận lợi về chính sách lao động.
Các doanh nghiệp cung ứng nhân lực đánh giá hợp tác lao động với châu Âu gặp một số khó khăn như chưa có đầy đủ thông tin về thị trường lao động châu Âu, chuyên môn, kỹ năng của lao động Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về lao động của các nước châu Âu, cách biệt về địa lý, rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, sự cạnh tranh gay gắt về nguồn cung ứng lao động từ các quốc gia khác.
Hội thảo đã lắng nghe chia sẻ của các đại biểu nhằm tìm cách tiếp cận mới trong nâng cao hiệu quả công tác đưa người Việt Nam đi lao động ở châu Âu. (Ảnh: Bạch Dương) |
Các đại sứ quán Việt Nam tại châu Âu đánh giá sự cần thiết thúc đẩy việc ký thoả thuận về lao động giữa các cơ quan chức năng hai nước để tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác.
Trên tinh thần “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, với phương châm cầu thị, hội thảo đã lắng nghe chia sẻ của các bộ, ngành, các đại sứ quán Việt Nam, các đại sứ quán châu Âu tại Việt Nam, cùng doanh nghiệp đào tạo và cung ứng nhân lực nhằm tìm cách tiếp cận mới trong nâng cao hiệu quả công tác đưa người Việt Nam đi lao động ở châu Âu, cũng như thúc đẩy hợp tác này giữa Việt Nam với các nước khu vực châu Âu.
Trong phát biểu bế mạc, lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng nhất trí thời gian tới, thực hiện tốt chính sách xuất khẩu lao động, duy trì và phát triển hợp tác bền vững, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Bạch Dương) |
Trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo, ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, hiện số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trường châu Âu tương đối khiêm tốn so với số lượng lao động đi hàng năm, chiếm chưa tới 10% dù nhu cầu của các nước châu Âu rất lớn. Việt Nam có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào nên có thể đáp ứng được nhu cầu của châu Âu.
Nhằm thúc đẩy lao động Việt Nam sang làm việc ở châu Âu, ông Phạm Viết Hương nhấn mạnh, nước ta phải tiếp tục đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác lao động, tạo khung pháp lý và thúc đẩy mở rộng thị trường tiếp nhận lao động; trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng liên quan để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về vấn đề visa hay vấn đề chi phí của người lao động; đồng hành với doanh nghiệp trong hoạt động đàm phán, ký kết thỏa thuận, tổ chức hội nghị, hội thảo để mở rộng thị trường, tạo cơ hội tiếp xúc cho các doanh nghiệp hai bên.
Ngày 15/6, quân đội Mỹ đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở radar do lực lượng Houthi tại Yemen vận hành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand ngày 5-11/3.
Hàn Quốc cho biết Triều Tiên tập trận bắn đạn thật ở phía bắc đảo tiền tiêu Yeonpyeong, khiến Seoul phải phát cảnh báo tới người dân trên đảo.
Cơ quan quản lý nhà tù Nga thông báo chính trị gia đối lập Alexei Navalny đã qua đời trong cơ sở giam giữ ở tuổi 47.
Ngày 24/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, bất kỳ cuộc chiến nào cũng sẽ kết thúc trong hòa bình theo cách này hay cách khác, nhưng việc đạt được các mục tiêu của Nga là điều không thể tranh cãi.
ASEAN khẳng định lập trường về quan hệ Mỹ-Trung, tàu chiến Trung Quốc đi tới Philippines, diễn biến mới về Sudan… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Trung Quốc cho biết trước mắt, hai nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng không khởi động xả lũ, cũng không có kế hoạch xả lũ.
Phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ công bố báo cáo điều tra cuộc rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan năm 2021, trong đó chỉ trích nhiều sai lầm của chính quyền Biden.
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bến Tre mong muốn các tân Đại sứ, Tổng lãnh sự Việt Nam quan tâm, tích cực đóng vai trò cầu nối, kết nối, quảng bá hình ảnh của địa phương, doanh nghiệp đến với cộng đồng các nước.