Mạng xã hội lan truyền video cảnh sát giao thông đạp ngã xe nam thanh niên. Phòng PC08 Công an TP.HCM đã yêu cầu chiến sĩ liên quan báo cáo, làm rõ nguyên nhân.
TT - Người khiếm thị bình thường để học được chữ nổi chỉ cần lòng kiên trì. Nhưng với Đức thì mỗi con chữ được đọc lên là cả một quá trình khổ luyện, đôi khi phải trả bằng máu...11 tuổi, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi đôi mắt, hai cánh tay của anh. Giấc mơ trở thành nhà toán học tan biến. Ai cũng nghĩ cuộc đời anh sẽ chỉ có thể lấy bóng tối làm bạn.
Sinh ra trong gia đình có bố mẹ là cán bộ nhà nước (bố vốn là trưởng phòng tổ chức của một bệnh viện ở Hà Nội, mẹ là nhân viên bệnh viện), nhưng lương thời bao cấp không đủ nuôi bảy “cái tàu há mồm”. Anh mạnh dạn bàn với bố mẹ để anh tăng gia sản xuất.
Thời gian đầu, anh nuôi một vài con gà, con lợn. Anh kể: “Mới đầu chưa quen nghề thấy khó khăn bởi mắt không nhìn thấy phải lọ mọ, lần sờ đường đi lối bước. Hơn nữa tay bị cụt nên phải xách thức ăn dần ít một, mệt nhọc lắm!”.
Ngoài việc gia đình, khi rảnh rỗi Đức sáng tác thơ, văn... dự thi trên các báo, đài. Những năm 1980 chưa nhiều điều kiện học chữ nổi nên Đức nhờ người thân viết tác phẩm của mình. Nhưng nhờ thì “đôi lúc đọc văn một ý; người viết lại diễn tả một ý theo hướng khác.
Một dấu chấm hoặc dấu phẩy có thể làm thay đổi ý nghĩa của cảm xúc” - Đức tâm sự. Thế là anh tự mình làm khung căng dây để tập viết chữ thường theo dòng. Nhưng viết dòng đúng, sai lẫn lộn khiến chẳng ai đọc dịch được nên chỉ được thời gian rồi phải dừng lại.
Đúng lúc Đức tuyệt vọng nhất, ông trời đã run rủi đưa chị Hoa đến chia sẻ cùng anh những khó khăn trong cuộc sống. Chị quê Ninh Bình, thấy anh cần cù, chịu khó đã tình nguyện ở bên cạnh anh dù bố mẹ, gia đình chị ngần ngại lo lắng.
Một năm sau, bé Đức Tâm ra đời, niềm hạnh phúc được nhân lên gấp đôi song cũng đồng nghĩa gánh nặng gia đình đè lên vai anh nặng hơn. Cả nhà trông chờ vào lương hưu của mẹ và số tiền trợ cấp ít ỏi 105.000 đồng/tháng của anh.
Nhiều đêm không ngủ, Đức ngẫm nghĩ tìm cách vực dậy gia đình. Anh mua sách về nhờ vợ đọc, học hỏi thêm kinh nghiệm để mở rộng mô hình chăn nuôi. Trong khi đó, do công việc chị bận tối ngày nên mấy tháng vẫn đọc chưa hết một quyển sách cho anh.
Thế rồi Hội Người mù quận Cầu Giấy đến mời anh tham gia hội. Vào hội, anh được thầy cô rất nhiệt tình dạy học chữ nổi. Nhưng vì hai cánh tay anh cụt nên việc học chữ gặp nhiều khó khăn.
Ngồi nhà một mình, nhớ lại lời động viên, an ủi của thầy: “Người bình thường đọc bằng mắt thì người khiếm thị đọc bằng cảm giác. Không chỉ ngón tay mới có cảm giác mà cảm giác có từ trong nghị lực và lòng kiên trì”.
Lúc đầu Đức dùng ngón chân để thử, thấy đúng là có cảm giác. Những con chữ hiện lên nhưng rất lộn xộn vì nhiều ngón chân không chịu lần theo ý muốn của chủ, lúc lên lúc xuống rất khó xác định dòng. Hơn nữa việc dùng chân để sờ chữ rất bất tiện và khó coi.
Đức thử cầm tờ giấy viết bằng chữ cọ xát khắp cơ thể để tìm cảm giác. Khi tay đưa tờ giấy lướt qua môi, anh bỗng có cảm giác. Anh lướt lại tờ giấy thêm một lần nữa thì nhiều dòng chữ hiện ra thật rõ nét.
“Lúc đó cả người tôi như bay lên trong niềm vui sướng. Tôi vụt chạy ra đầu ngõ khoe hết người này người kia không biết chán, không khác gì đứa trẻ đi học được điểm 10” - Đức nhớ lại.
Để đọc được một dòng chính xác, anh phải lướt môi không dưới 10 lần. Da ở môi rất mỏng nên khi đưa đi đưa lại trên nền giấy chữ nổi sần sùi dễ bị tổn thương. Môi thường bị phồng rộp, sưng lên như bị viêm nhiệt khiến thỉnh thoảng Đức phải ăn cháo vì đau.
Chỉ sau mấy tháng tập luyện anh làm chủ được tất cả ký tự viết bằng chữ nổi. Tốc độ đọc chữ nổi của anh ở mức M1- mức đọc nhanh nhất. Khi dẫn tôi ra tham quan “trang trại mini” của mình anh khoe: “Đó là thành quả của những gì tôi đọc được đem lại đấy”. Trang trại của anh thật khiêm tốn với hơn 300 con gà và 10 con lợn siêu nạc. Song để có được thành quả ấy với anh thật không dễ dàng.
Đọc bài gốc tại đây.
Các nước NATO dự kiến xây “Tuyến phòng thủ Baltic” sát biên giới Nga , bắt đầu vào năm 2025.
Bộ Ngoại giao Nga khẳng định phương Tây dùng con bài IS để lấp liếm sự liên quan của mình và Ukraine đến vụ xả súng làm chết ít nhất 143 người tại Matxcơva.
Ngày 5.5, tại Trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Yên Thành Nghệ An tổ chức lễ trao học bổng mang tên nhà cách mạng Phan Đăng Lưu cho học sinh giỏi...
Hà Tĩnh - Một số cán bộ quản lý giáo dục tại huyện Can Lộc phản ánh việc bị rơi vào tình thế phải triển khai, đốc thúc giáo viên...
Trường Phổ thông Năng khiếu công bố đề các môn thi vào lớp 10, ngay sau khi thí sinh kết thúc bài thi cuối cùng, tối 26/5.
Sáng 23-4, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử ông Trần Quí Thanh và 2 con gái do bị cáo buộc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của 4 cá nhân với tổng số tiền hơn 1.048 tỉ đồng.
Tại Trung Quốc, để tránh “sinh viên mắc kẹt trong vòng xoáy căng thẳng và áp lực không cần thiết”, một số trường đại học hàng đầu châu Á như Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Phúc Đán... thí điểm bỏ bảng điểm và sử dụng phương pháp đánh giá theo cấp bậc A-F.
Từ năm 2019 đến nay đã có hàng loạt vụ học sinh bị bỏ rơi trên xe ôtô khiến dư luận bàng hoàng, xót xa.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn, TP.HCM vừa có báo cáo về vụ phát hành đơn 'xin không thi tuyển sinh lớp 10' ở Trường THCS Nguyễn Văn Bứa.