"Chợt nhận ra, siết luật giao thông, hóa ra lại rất hay", một độc giả chia sẻ.
Dưới đây là chia sẻ của độc giả Trần Tuấn Anh về giao thông Việt Nam kể từ khi quy định xử phạt mới có hiệu lực:
Mấy tấm hình lạ lùng này (ảnh trên) nghe nói chụp ở Ấn Độ.
Nhưng mà bây giờ, tôi lại viết về giao thông ở nơi mình đang sống. Vậy đi cho vui.
Mấy tuần nay đường phố kẹt thấy sợ. Được cái ít người leo lề, lấn làn, dừng xe tràn lên vạch đi bộ. Nhìn lên vỉa hè giờ cao điểm, nhiều người ung dung sải bước - chuyện lẽ ra phải bình thường nhưng từng… hiếm thấy.
Chợt nhận ra, ủa, siết luật, hóa ra lại rất hay.
Tôi vốn quen chạy xe "linh hoạt". Leo lề một chút có sao đâu, miễn là không cản trở ai. Lấn làn cũng chẳng vấn đề, miễn là đường trống không phiền ai. Hồi đó, tôi tự bào chữa rằng "linh hoạt như vậy" giúp tiết kiệm thời gian mà chẳng ảnh hưởng người khác.
Vậy mà mấy hôm nay, phải đi chậm trong dòng xe tuân thủ quy tắc, mình không cáu bẳn. Nói chính xác là bình tĩnh một cách… đáng ngờ, thậm chí còn có chút phấn khởi.
Tôi nghĩ, kẹt xe trong trật tự vẫn tốt hơn loạn cào cào mạnh ai nấy chen. Giống như người ta hay nói: "Không sợ ít, không sợ nhiều, chỉ sợ không đều". Luật làm chặt, không thiên vị ai, tạo cảm giác công bằng, người ta hẳn là dễ dàng tuân thủ hơn, mình nghĩ vậy.
Có lẽ không phải tốc độ hay thời gian bị "hao phí" làm ta bực bội, mà nguyên nhân chính lại là sự bất công. Thật khó chịu khi người khác vượt rào còn mình phải tuân thủ. Khi hầu hết làm đúng luật, mình thấy bình tâm và biết chấp nhận hơn.
Tất nhiên, không gì là tuyệt đối. Nếu ai đó gấp gáp và sẵn sàng chịu rủi ro bị phạt cả nóng lẫn nguội thì thôi, không bàn thêm.
Thật lòng, tôi ủng hộ vụ siết chặt luật giao thông. Tuy vậy, có lẽ nên cân nhắc mở rộng quyền rẽ phải khi đường trống, đặc biệt là đối với một thành phố đường hẹp xe đông như Sài Gòn. Linh hoạt đúng lúc, sự vận hành có thể mượt mà hơn.
Độc giả Tuấn Anh
Một nhà khoa học Australia cho biết yếu tố xác suất là nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ mất tích bí ẩn ở khu vực có biệt danh Tam giác quỷ Bermuda.
Nhật Bản tìm thấy mỏ khoáng sản khổng lồ gần một hòn đảo Minami - Torishima chứa khoảng 230 triệu tấn mangan, 610.000 tấn cobalt và 740.000 tấn nickel.
Các nhà nghiên cứu phát hiện cá voi sát thủ đang tăng cường tấn công và ăn thịt cá mập ở vịnh California.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định rõ nguồn gốc những xác ướp Xiaohe khai quật ở Tân Cương cũng như sự biến mất trong lịch sử của nền văn minh này.
Một cây rātā phương bắc có hình dáng giống như đang sải bước trên một cánh đồng trống vắng đã được trao vương miện “Cây của năm 2024” của New Zealand. Cái cây khổng lồ này đã có tuổi đời hàng thế kỷ và được gọi là ' cây biết đi'.
Tử Cấm Thành ngày nay gọi là Cố Cung với diện tích 720.000 m2, gồm hơn 90 viện lớn nhỏ và hơn 8.700 gian phòng, từng là nơi ở của 24 hoàng đế triều Minh và Thanh. Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa là tam đại điện nằm ở phần đầu và giữa Cố Cung. Ba tòa chiếm diện tích 150.000 m2, không trồng bất cứ cây xanh nào xung quanh. Theo các nhà sử học, cây xanh bị xóa sổ nhằm đảm bảo an toàn cho hoàng đế sau một vụ mưu sát vua nhà Thanh. Năm Gia Khánh thứ 18...
Nhà máy điện mặt trời mới ở Tân Cương của Trung Quốc có tổng công suất 6,09 tỷ kWh, đủ để một nước như Papua New Guinea sử dụng cả năm.
Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) cho biết việc GS.TS Võ Xuân Vinh liên quan đến bài báo khoa học trên Tạp chí thuộc Nhà xuất bản Springer bị gỡ bỏ do liên quan đến quyền tác giả.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo mực nước biển dâng đang tạo ra 'thủy triều ác tính' đe dọa cuộc sống hàng trăm triệu người trên toàn cầu.