Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất) đã bổ sung thêm nội dung liên quan đến Công đoàn Việt Nam.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 14.5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Phát biểu góp ý, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đánh giá rất cao kết quả làm việc của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo Nghị quyết.
Tiếp tục góp ý xây dựng dự thảo Nghị quyết, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhất trí cao với quy định tại Điều 9 và việc kế thừa quy định về Công đoàn Việt Nam tại Điều 10 của Hiến pháp (sửa đổi), các quy định này có ý nghĩa quan trọng trong khẳng định bản chất của hệ thống chính trị nước ta.
Theo đại biểu, Điều 10 Hiến pháp được bổ sung cụm từ "là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn".
Đại biểu cho rằng, việc bổ sung này là cần thiết để khẳng định vai trò không thể thay thế của Công đoàn Việt Nam trong đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động ở cấp quốc gia và quốc tế.
Tuy nhiên, đại biểu Nghĩa cũng cho biết, Luật Công đoàn 2012, Luật Công đoàn 2024 cũng như Luật Công đoàn được sửa đổi tại Kỳ họp này đều quy định Công đoàn Việt Nam gồm nhiều cấp. Trong đó, cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
"Trên thực tế, chỉ có tổ chức công đoàn ở cấp Trung ương - tức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là có thẩm quyền đại diện của người lao động ở cấp quốc gia và quốc tế về công đoàn, như tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia, tham gia các hoạt động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và tham gia là thành viên của Liên hiệp Công đoàn thế giới (WFTU)", đại biểu Nghĩa nêu.
Chính vì vậy, đại biểu cho rằng, nếu quy định chung như Dự thảo là Công đoàn Việt Nam thì có thể dẫn đến cách hiểu tất cả các cấp công đoàn bao gồm cả cấp cơ sở cũng có thẩm quyền này.
"Điều này là không phù hợp thực tế và không thuận lợi, nhất là khi có sự hình thành các tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở mà các tổ chức này lại đưa yêu sách có quyền như tổ chức công đoàn cơ sở", đại biểu Nghĩa trình bày.
Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung cụm từ “Cơ quan trung ương của Công đoàn Việt Nam” vào trước cụm từ “là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn". Đồng thời, chuyển nội dung này xuống cuối Điều 10 của Hiến pháp (sửa đổi).
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất) sửa đổi, bổ sung Điều 10 Hiến pháp 2013, như sau:
Điều 10
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn và người lao động; là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn;
Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
69 căn nhà ở các xã Ia Rsươm, Ia Rsai và Chư Rcăm (huyện Krông Pa, Gia Lai) bị tốc mái sau trận mưa lớn kèm theo dông lốc.
Xe máy điện do một học sinh THPT ở Thái Bình điều khiển đã va chạm với xe máy lưu thông chiều ngược lại làm hai người chết.
Thân nhân và luật sư bảo vệ cho con gái nghi phạm nổ súng ở Vĩnh Long nói được Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao mời làm việc.
Cùng gia đình đi du lịch tại Nha Trang, bé trai người Nga không may gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng, rách da rộng nhiều vị trí. Sau 10 ngày cắt lọc vết thương, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, bé được lên máy bay về nước.
Những ngày qua, đông đảo học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh trên địa bàn thành phố Vinh (Nghệ An) đang háo hức từng ngày để tham gia chương trình “Điều em muốn nói: Phòng chống hút thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới” do Báo Tiền Phong phối hợp với Sở GD&ĐT Nghệ An, Tỉnh Đoàn Nghệ An tổ chức tại trường THPT Hà Huy Tập. Sự kiện được tường thuật trực tiếp trên Báo Tiền Phong, hệ sinh thái Báo Tiền Phong và Livestream trên...
Lời khuyên này được ông Tạ Sơn Tùng, Chủ tịch Công ty Rikkeisoft, (cựu sinh viên K51, Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ tại Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học 2025 diễn ra hôm 16/5. Sơn Tùng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin Việt - Nhật cách đây hơn 15 năm. Thay vì chọn ở lại Nhật Bản, chàng trai 'thuần chất Bách khoa' chọn về nước, đầu quân cho tập đoàn công nghệ FPT. Không lâu sau, Sơn Tùng cùng 4 người bạn cựu sinh viên...
Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.
Sáng 12/5, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm đối với ông Nguyễn Linh Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (cũ) cùng 26 bị cáo khác, liên quan vụ án khai thác trái phép đất hiếm ở mỏ Phù Yên (Yên Bái). Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 10 ngày. Trong vụ án này, Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Công ty Thái Dương bị cáo buộc 3 tội danh gồm Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm...
Ngày 13/5, TAND tỉnh Bình Định mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo thuộc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 77-04D (viết tắt là Trung tâm 77-04D) về tội 'Nhận hối lộ' theo Điều 354 và tội 'Đưa hối lộ' theo Điều 364 Bộ luật Hình sự. Các bị cáo bị truy tố về tội 'Nhận hối lộ' gồm: Nguyễn Vũ Ka (cựu Giám đốc Trung tâm 77-04D); Nguyễn Đức Thạch (cựu Phó Giám đốc Trung tâm 77-04D); Ngô Văn Sanh, Trần Huy Cường, Trần Đình Thụy là đăng kiểm viên. Trong đó...