Vì sao người dân Hà Nội đi lễ Thăng Long Tứ trấn dịp đầu năm?

18:40 13/02/2024
Thăng Long Tứ trấn là những điểm đến tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội, gồm 4 ngôi đền thiêng: Đền Bạch Mã, Đền Voi Phục, Đền Kim Liên và Đền Quán Thánh. 4 ngôi đền thờ 4 vị thần trấn giữ, bảo vệ những vị trí huyết mạch Đông - Tây - Nam - Bắc của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Thăng Long Tứ trấn còn là biểu tượng vẻ đẹp văn hóa tín ngưỡng dân gian, kiến trúc của người Việt. Vào những ngày đầu xuân, người dân thường đến dâng hương để cầu may mắn, bình an trong năm mới.

Tương truyền, khi đi lễ Thăng Long Tứ trấn, cần tuân theo một số quy ước đặc biệt. Đó là đi lễ tất cả 4 đền trong cùng một ngày và theo thứ tự lần lượt như sau: Đền Bạch Mã (trấn phía Đông); đền Voi Phục (trấn phía Tây); Đền Kim Liên (trấn phía Nam); Đền Quán Thánh (trấn phía Bắc).

Tuy nhiên ngày nay, tục lễ được đơn giản hóa, người dân có thể đi lễ theo thứ tự thuận tiện đường di chuyển nhất mà vẫn đảm bảo dâng lễ 4 ngôi đền.

Đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ, trấn phía Đông

Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long xưa. Đền tọa lạc tại số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền được xây dựng từ thế kỉ thứ 9, là ngôi đền được xây dựng sớm nhất trong "Tứ trấn".

Trong cuốn sách cổ Việt Điện U Linh có ghi, vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra một vòng từ Đông sang Tây, đi đến đâu để lại dấu vết đến đó, rồi trở lại đền và biến mất. Từ dấu vết đó, nhà vua đã phác hoạ được bản đồ xây thành. Bản đồ phỏng theo vết chân ngựa trắng đã giúp đắp thành đứng vững thành công.

Đền Bạch Mã. (Ảnh: Sưu tầm)

Do đó đền mới lấy tên là đền Bạch Mã (đền ngựa trắng) và tôn thờ thần Long Đỗ làm Thành Hoàng phía Đông của kinh thành Thăng Long. Hình ảnh ngựa trắng được thờ bên trong đền từ lâu đã trở thành biểu tượng rất linh thiêng, được dân chúng bao đời tôn sùng, kính phục.

Đền Bạch Mã được xếp hạng Di tích lịch sử Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia năm 1986 và là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội. Hiện đền còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị như: bia đá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ, đôi phỗng. Cùng với các giá trị về kiến trúc nghệ thuật, di tích đền Bạch Mã là một nguồn tư liệu quý để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long-Hà Nội về nhiều mặt.

Hàng năm, vào ngày 12, 13/2 âm lịch, người dân tổ chức hội đền Bạch Mã với những nghi thức tế lễ cùng một số hoạt động văn hóa khác như: hát ca trù, hát chèo, ngâm thơ, múa kiếm, múa đao…

Đền Voi Phục, thờ thần Linh Lang Đại vương, trấn phía Tây

Đền Voi Phục thờ thần Linh Lang Đại vương trấn giữ phía Tây - vị nhân thần duy nhất trong Tứ trấn. Đền tọa lạc tại phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền được xây dựng năm 1065 trên một khu gò đất cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ.

Theo tương truyền, Linh Lang Đại Vương - con vua Lý Thái Tông và bà phi thứ chín Dương Thị Quang, người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược và đã hi sinh. Để ghi nhớ công lao của hoàng tử, vua Lý Thánh Tông đã sắc phong ngài là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần. Năm 1065, vua cho xây dựng đền thờ và tạc hai tượng voi đá quỳ trước cửa đền.

Đền Voi Phục. (Ảnh: Sưu tầm)

Tại cổng đền hiện nay, trước khi bước vào cổng tam quan là hai bức tượng voi phủ phục hai bên để nhắn nhủ tới người đời sau công lao của vị anh hùng bảo vệ bỡ cõi nước nhà.

Đền Voi Phục ngoài những ý nghĩa trấn yểm, bảo vệ cho kinh thành, còn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau xuyên suốt dòng chảy lịch sử và đã trở thành biểu tượng kiến trúc của Hà Nội cần được giữ gìn và bảo tồn.

Hàng năm, để tưởng nhớ tới công lao của thần Linh Lang Đại Vương, nhân dân tổ chức lễ hội đền Voi Phục vào các ngày 9, 10, 11/2 âm lịch với sự tham gia của du khách thập phương.

Đền Kim Liên, thờ thần Cao Sơn Đại vương, trấn phía Nam

Đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn đại vương, trấn giữ phía Nam kinh thành Thăng Long xưa. Đền trước thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tương truyền, Cao Sơn đại vương là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, là một trong 50 người con theo mẹ lên núi, đã cùng Sơn Tinh (tức Thánh Tản Viên) chống lại Thủy Tinh mang lại sự bình yên cho muôn dân trăm họ.

Theo tài liệu đền Kim Liên, vào triều Lê, Lê Mẫn (Uy Mục Đế) thất đức, hung bạo càn rỡ có mưu đồ lật đổ Lê Tương Dực. Tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1509), nhà vua lánh nạn vào Tây Đô dấy binh khởi nghĩa, khôi phục lại nghiệp của vua Cao Tổ, cứu vớt dân lành.

Đền Kim Liên. (Ảnh: Sưu tầm)

Bấy giờ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ phụng mệnh đem quân đi chinh phạt. Đến địa phận huyện Phụng Hoá (nay là huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thấy có ngôi đền cổ ghi bốn chữ "Cao Sơn đại vương", bèn cúi lạy khẩn cầu thần phù trợ, chưa đầy một tuần nghiệp lớn đã thành công. Cùng năm đó, vào ngày mùng 2 tháng Chạp, nhà vua giành lại ngai vàng.

Để tưởng nhớ đến công ơn thần, nhà vua đã cho dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long vào năm 1509. Đồng thời sai sử thần Lê Tung soạn văn bia lưu truyền, sớm hôm hương khói báo đáp ơn thần.

Hiện nay, trong đền còn có tấm bia đá đen “Cao Sơn Đại vương Thần từ Bi minh” ghi lại công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua dành lại ngai vàng từ tay ngoại thích.

Ngoài ra đền còn lưu giữ 33 đạo sắc phong niên đại từ thời Vĩnh Tộ (1619 - 1628) đến thời Khải Định (1916 - 1925). Trong số 33 bản sắc, thời Lê trung hưng có 22 bản, thời Nguyễn có 11 bản.

Hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội đền Kim Liên vào ngày 15, 16/3 âm lịch, để tưởng nhớ thần Cao Sơn Đại vương.

Đền Quán thánh, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phía Bắc

Đền Quán thánh thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn giữ phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa. Nay, đền nằm ở giữa ngã tư đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Truyền thuyết xưa kể rằng Huyền Thiên Trấn Vũ là một vị thần cai quản phương Bắc, giúp nhân dân trừ tà ma, yêu quái, trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông… Thời nhà Lê, vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có mùa màng gặp hạn hán.

Đền Quán Thánh. (Ảnh: Sưu tầm)

Theo sử liệu, đền Quán Thánh xây dựng vào những năm đầu khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, trên gò Hồi Long phía Đông Bắc Hồ Tây. Năm 1823, Vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên Đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay.

Đền Quán Thánh là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc biệt, lưu giữ nhiều tư liệu quý về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tín ngưỡng ở nhiều thời kỳ lịch sử của Việt Nam. Trong đền đang lưu giữ Bảo vật quốc gia- pho tượng Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc năm 1677 bằng đồng đen cao khoảng 4m, nặng 4 tấn. Pho tượng này nói lên trình độ đúc đồng rất đặc sắc của nhân dân ta thế kỉ 17. Đến hiện tại vẫn giữ được những đường nét tinh xảo, mềm mại.

Hàng năm, vào ngày 3/3 âm lịch, đền đều tổ chức lễ hội để tưởng nhớ vị thần đã có công diệt trừ tà ma, yêu quái mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.

Có thể bạn quan tâm
Trẻ em vùng cao được nuôi dưỡng văn hóa đọc bằng “Thư viện trên đá”

Trẻ em vùng cao được nuôi dưỡng văn hóa đọc bằng “Thư viện trên đá”

00:30 30/05/2023

Hưởng ứng Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, với mong muốn mang đến cơ hội tiếp cận tri thức, xây dựng thói quen đọc sách cho các em học sinh vùng cao, ngày 29/5/2023, chương trình tình nguyện “Cùng mang sách về miền núi cao, hải đảo” mùa đầu tiên với chủ đề “Thư viện trên đá” đã chính thức diễn ra tại Trường Phổ thông dân tộc...

Hàng triệu người xem nhân vật của Việt Hoa dằn mặt tiểu tam

Hàng triệu người xem nhân vật của Việt Hoa dằn mặt tiểu tam

10:40 18/05/2024

Kỷ niệm ngày cầu hôn thành công của vợ chồng Đức Anh (Thanh Sơn), Hân (Việt Hoa) bị phá hỏng vì Linh (Hàn Trang) - người yêu cũ của Đức Anh. Biết nguồn cơn mọi chuyện, Hân không im lặng nữa, quyết định xử lý kẻ muốn phá hoại gia đình mình.

Gia chủ lấn đường dựng rạp đám cưới, tôi sẽ bỏ về

Gia chủ lấn đường dựng rạp đám cưới, tôi sẽ bỏ về

20:20 10/10/2023

Tại sao lại lấn đường dựng rạp, vừa nguy hiểm, vừa mất vệ sinh.

Điện ảnh Pháp và Việt Nam có nhiều duyên nợ

Điện ảnh Pháp và Việt Nam có nhiều duyên nợ

21:50 03/07/2024

TS Ngô Phương Lan - giám đốc Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024 (DANAFF II) - khẳng định duyên nợ điện ảnh Pháp - Việt tại Hội thảo Điện ảnh Pháp và mối quan hệ với điện ảnh Việt Nam.

Khán giả vượt đường xa, ở qua đêm chờ tiễn đưa nghệ sĩ Vũ Linh

Khán giả vượt đường xa, ở qua đêm chờ tiễn đưa nghệ sĩ Vũ Linh

11:00 06/03/2023

Nghệ sĩ cải lương Vũ Linh qua đời ngày 5/3 sau thời gian dài chống chọi với bạo bệnh. Ông mất tại nhà riêng ở quận Phú Nhuận, TP.HCM, hưởng thọ 65 tuổi. Vũ Linh ra đi, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và khán giả. Tối nay, nhiều người có mặt tại nhà NSƯT Vũ Linh để tiễn đưa ông đoạn đường cuối. Ở lại qua đêm để chờ vào viếng NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội sân khấu TP.HCM - cho biết Ban Ái Hữu Nghệ sĩ TP.HCM...

Loạt phát ngôn 'vạ miệng' gây tranh cãi nhất năm 2023 của sao Việt

Loạt phát ngôn 'vạ miệng' gây tranh cãi nhất năm 2023 của sao Việt

07:30 31/12/2023

Trong năm 2023, không ít sao Việt nhận phải sự chỉ trích từ công chúng bởi đưa ra những phát ngôn gây tranh cãi. Nhiều khán giả thậm chí chọn cách “quay lưng” sau loạt câu nói “khó đỡ” từ thần tượng. Xuân Bắc và câu chuyện 'cái tát của mẹ' Ngay những ngày đầu năm 2023, NSƯT Xuân Bắc khiến cộng đồng mạng sục sôi khi đăng tải bài viết 'Cái tát của mẹ' trên trang cá nhân. Nội dung Xuân Bắc chia sẻ xoay quanh câu chuyện người con chê bánh chưng mẹ...

Triển lãm Thám tử lừng danh Conan có tốt như ở Nhật?

Triển lãm Thám tử lừng danh Conan có tốt như ở Nhật?

06:10 03/07/2024

Triển lãm Thám tử lừng danh Conan lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam đang thu hút sự chú ý của nhiều fan bộ truyện huyền thoại này, liệu sự kiện này có chỉn chu, bài bản như tại quê nhà Nhật Bản?

Câu hỏi đặt ra về trách nhiệm liên đới vụ Ngọc Trinh bị bắt tạm giam

Câu hỏi đặt ra về trách nhiệm liên đới vụ Ngọc Trinh bị bắt tạm giam

09:40 22/10/2023

Vụ việc Ngọc Trinh bị khởi tố, bắt tạm giam về tội 'Gây rối trật tự công cộng' theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự.

Thủy Tiên có phản ứng bất ngờ về vụ 'Công Viên Thủy Tinh'

Thủy Tiên có phản ứng bất ngờ về vụ 'Công Viên Thủy Tinh'

21:30 25/09/2023

Dù không có mặt trong phiên tòa xét xử bà Nguyễn Phương Hằng, Thủy Tiên cùng ông xã Công Vinh vẫn được nhắc tới nhiều ngày qua vì một sự cố dở khóc dở cười. Theo đó, vị luật sư đại diện cho nữ ca dĩ đã đọc nhầm tên của hai vợ chồng thành 'Công Viên Thủy Tinh' ngay tại tòa. Khoảnh khắc này đã nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội, trong khi cụm từ 'Công Viên Thủy Tinh' nhanh chóng trở thành chủ đề để hàng loạt fanpage chế ảnh. Cộng đồng...

Co loi xay ra
Co loi xay ra