Nga khẳng định có đủ các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp để bảo đảm 100% an ninh của mình trong mọi diễn biến và mọi kịch bản.
Nga chỉ ra yếu tố then chốt để giải quyết xung đột Ukraine, nói chưa thấy dấu hiệu đối phương sẵn sàng đối thoại |
Tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik là một trong những bảo đảm an ninh của nước Nga. (Nguồn: Newsinfo) |
Ngày 24/1, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya-24, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko tuyên bố, Moscow sẽ kiên quyết yêu cầu được cung cấp các "bảo đảm vững chắc", đó là Ukraine sẽ không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tin liên quan |
Nga vừa nói thấy khe cửa hẹp đàm phán, Tổng thống Mỹ lại dọa ra đòn, úp mở Nga vừa nói thấy khe cửa hẹp đàm phán, Tổng thống Mỹ lại dọa ra đòn, úp mở 'ân huệ lớn' nếu Moscow xử lý được vấn đề Ukraine |
Theo ông Grushko, trong NATO có nhiều quan điểm khác nhau về triển vọng kết nạp Kiev vào khối quân sự này, đề cập nhận định của Thủ tướng Slovakia Robert Fico hôm 20/1.
Khi đó, Thủ tướng Fico cho rằng: "Không thể tưởng tượng được việc Ukraine là một quốc gia thành viên NATO”.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga đánh giá, ông Fico hoàn toàn đúng, bởi việc Kiev gia nhập liên minh quân sự sẽ loại trừ khả năng đạt được hòa bình ở Ukraine và trên phạm vi rộng hơn là xây dựng bất kỳ kiến trúc an ninh nào.
Ông Grushko nhấn mạnh: "Đây là một trong những yếu tố then chốt của bất kỳ thỏa thuận nào có thể có về xung đột ở Ukraine... Chúng tôi sẽ không chỉ đòi hỏi các bảo đảm pháp lý quốc tế vững chắc, loại trừ mọi hình thức gia nhập NATO của Ukraine, mà còn kiên trì yêu cầu điều này trở thành chính sách của chính liên minh".
Theo nhà ngoại giao, Nga có đủ các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp khác để bảo đảm 100% an ninh của mình trong mọi diễn biến tình hình và mọi kịch bản, gồm các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh Oreshnik, lực lượng răn đe hạt nhân cùng các công nghệ mới của lực lượng vũ trang.
Liên quan đàm phán Nga-Ukraine, cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, ông chưa thấy dấu hiệu khách quan cho thấy Kiev hay phương Tây sẵn sàng cho đối thoại về hòa bình bất chấp những tuyên bố “ồn ào” về nhu cầu hòa đàm.
Thậm chí, theo ông Lavrov, phương Tây tiếp tục hoạt động cung ứng quân sự cho các lực lượng vũ trang Ukraine, ra các tối hậu thư dành cho Moscow và vấn đề về tính hợp pháp của các chính quyền ở Kiev vẫn chưa được giải quyết.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 4/10.
Người Israel biểu tình nhiều khu vực, yêu cầu giới chức nhanh chóng giải cứu các con tin sau khi thi thể 6 người được tìm thấy ở Gaza.
Ngày 18/10, tờ Dong-a Ilbo của Hàn Quốc dẫn một nguồn tin chính phủ cho hay Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tổ chức tập trận chung trên không gần bán đảo Triều Tiên vào ngày 22/10 với sự tham gia của máy bay ném bom chiến lược B-52 và các máy bay chiến đấu của ba nước.
Hải quân Ấn Độ biên chế tàu ngầm hạt nhân nội địa Arighat, đánh dấu bước phát triển đáng kể trong năng lực hạt nhân chiến lược.
Thủ tướng Paetongtarn thông báo một phần trong khoản tiền hơn 13 tỷ USD phát cho dân sẽ được chi bằng tiền mặt, khác với kế hoạch trước đó.
Chiều nay 15/10, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar đã thăm Bắc Ninh và dự Lễ khánh thành tượng danh nhân Rabin Dranath Tagore do Chính phủ Ấn Độ tặng đặt tại Công viên Hữu nghị quốc tế thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Quan chức Mỹ cho biết nước này đã cảnh báo rằng chính quyền mới của Iran và nền kinh tế của nước này sẽ bị tổn hại nếu họ tập kích quy mô lớn vào Israel.
Bà Harris đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn về vấn đề nhập cư, nhưng chưa thể giành được lợi thế trước ông Trump trong lĩnh vực này.
Báo Thế giới & Việt Nam cập nhật diễn biến mới nhất trong ngày 20/5 về tình hình tìm kiếm, cứu hộ trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi gặp sự cố ngày 19/5 ở tỉnh Đông Azerbaijan, miền Tây Bắc nước Cộng hòa Hồi giáo.