Mặc dù vụ án xảy ra tại CDC Khánh Hòa đã bị TAND tỉnh tuyên án sơ thẩm nhưng nhiều người vẫn thắc mắc về các vụ nhận hơn 4,2 tỉ đồng trong vụ án này.
Theo bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Khánh Hòa vừa tuyên, cả 6 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa (CDC Khánh Hòa) đều phạm tội "Vi phạm qui định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 3 Điều 222 Bộ luật hình sự.
Trong vụ án trên, theo bản án của tòa sơ thẩm, bị cáo bị tuyên phạt mức án cao nhất là Huỳnh Văn Dõng (cựu giám đốc CDC Khánh Hòa) với mức án 3 năm 6 tháng tù. Tiếp đến là mức án 1 năm 7 tháng tù đối với bị cáo Trần Quốc Huy (cựu trưởng phòng Tổ chức - Hành chính CDC Khánh Hòa).
Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt các mức án 1 năm 6 tháng tù và 1 năm 3 tháng tù (có 1 bị cáo được hưởng án treo).
Theo bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Khánh Hòa, cáo trạng của Viện KSND tỉnh có nêu cụ thể về các hành vi nhận tiền "cám ơn", tiền "vay mượn cá nhân" của các bị cáo Huỳnh Văn Dõng, Trần Quốc Huy, Phan Phương Ngọc (nữ nhân viên khoa Dược - Vật tư y tế CDC Khánh Hòa) và các cán bộ, nhân viên liên quan tại CDC Khánh Hòa.
Tổng số tiền mà các bị cáo và các cá nhân liên quan tại CDC Khánh Hòa đã nhận hơn 4,2 tỉ đồng.
Đó là tiền của công ty hoặc nhân viên các công ty được trúng thầu, chỉ định thầu, hợp đồng cung cấp hàng hóa kit test, hóa chất xét nghiệm, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại Khánh Hòa trong các năm 2020-2021.
Tại các phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng và 2 bị cáo tại CDC Khánh Hòa đều thừa nhận các hành vi nhận tiền như đã nêu trong cáo trạng. Khi bị điều tra, các bị cáo và các cá nhân đều đã tự nguyện giao nộp lại toàn bộ các khoản tiền đã nhận.
Còn theo bản án của tòa sơ thẩm, cả 6 bị cáo đều bị Viện KSND tỉnh Khánh Hòa truy tố phạm tội "Vi phạm qui định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" (theo khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự).
Theo luật sư Nguyễn Hồng Hà (Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa), theo cáo trạng, hành vi đưa và nhận tiền với tên gọi là tiền "cám ơn" giữa các bên liên quan các gói thầu vi phạm tại CDC Khánh Hòa không bị khởi tố, không bị truy tố.
Còn về giới hạn xét xử, Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã qui định "Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử" nên tòa không thể xét xử hành vi chưa bị khởi tố, truy tố.
Trong tổng số tiền hơn 4,2 tỉ đồng mà các bị cáo, cán bộ, nhân viên liên quan tại CDC Khánh Hòa đã nhận và đã nộp trả lại, có hơn 1,977 tỉ đồng tiền "cám ơn" mà 2 bị cáo Dõng và Huy đã nhận của Công ty VNDAT.
Theo đại diện Viện KSND tỉnh Khánh Hòa tại tòa sơ thẩm, quá trình điều tra có tổ chức đối chất giữa người chỉ đạo chuyển tiền và trực tiếp đưa tiền là bị cáo Nguyễn Thị Thúy (giám đốc phòng dự án VNDAT); các bị cáo Dõng, Huy là người nhận tiền.
Bị cáo Thúy khai đó là tiền 15% giá trị 5 gói thầu mà công ty VNDAT đã được trúng thầu tại CDC Khánh Hòa và đưa theo yêu cầu của Dõng, Huy chứ không có bàn bạc gì về việc đưa tiền ấy.
Về số tiền trên, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa đã nêu trong cáo trạng "quá trình điều tra, Huỳnh Văn Dõng, Trần Quốc Huy và M.T.M.Tr (kế toán trưởng CDC Khánh Hòa) đã giao nộp lại toàn bộ 1,977 tỉ đồng đã nhận từ Công ty VNDAT", không có kết luận về việc nhận tiền đó.
Ngoài ra, 2 bị cáo Dõng, Huy và Tr.T.L.A (trưởng phòng Xét nghiệm của CDC Khánh Hòa) còn nhận 1,167 tỉ đồng, do một nhân viên của Công ty TNHH Khoa học Hợp Nhất (tại Hà Nội) chuyển. Đó là công ty đã trúng 23 gói thầu tại CDC Khánh Hòa (tổng giá trị hợp đồng hơn 43,41 tỉ đồng).
Nhưng theo Viện KSND tỉnh Khánh Hòa kết luận, số tiền trên là do "nhân viên kinh doanh của Công ty Hợp Nhất sử dụng tiền cá nhân từ tiền lương, thưởng theo doanh số để chuyển tổng số tiền 1,167 tỉ đồng" cho 3 đối tượng nhận tiền kể trên tại CDC Khánh Hòa.
Còn khi thực hiện các gói thầu của công ty Hợp Nhất, cả 3 đối tượng nhận tiền và các cá nhân liên quan "đã có những hành vi vi phạm về qui trình, thủ tục đấu thầu nhưng không gây thiệt hại về tài sản nhà nước".
Đồng thời "quá trình điều tra xác định đây là việc ủng hộ công tác phòng, chống dịch, cho vay mượn cá nhân; không có chứng cứ, tài liệu thể hiện sự bàn bạc, thỏa thuận và mối liên quan giữa số tiền trên và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Khoa học Hợp Nhất tại CDC Khánh Hòa".
Cả 3 bị cáo Dõng, Huy, Ngọc và một nhân viên CDC Khánh Hòa còn nhận số tiền tổng cộng hơn 846,72 triệu đồng do một nhân viên của Công ty cổ phần Dược phẩm Tường Khuê (tại Đà Nẵng, trúng 21 gói thầu, tổng giá trị hơn 19,51 tỉ đồng) sử dụng tài khoản cá nhân đã chuyển nhiều lần.
Theo Viện KSND tỉnh Khánh Hòa, sau khi phát hiện số tiền mà nhân viên công ty Tường Khuê đã chuyển vào tài khoản cá nhân của vợ bị cáo Huỳnh Văn Dõng (tổng cộng hơn 270,8 triệu đồng), bị cáo này nhận thấy việc nhận tiền là không đúng qui định và "nhạy cảm" nên đã liên lạc với công ty Tường Khuê và và nhờ chị gái đem tiền trả lại toàn bộ cho nhân viên đã chuyển tiền đó.
Còn khoản tiền mà một nhân viên CDC Khánh Hòa đã nhận (hơn 110,6 triệu đồng) do nhân viên công ty Tường Khuê chuyển là "tiền bồi dưỡng cho khoa Dược - Vật tư y tế CDC Khánh Hòa. Số tiền nhận được không có thỏa thuận trước và không có dấu hiệu vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân".
Tương tự, cáo trạng cũng nêu 3 công ty khác trúng các gói thầu có giá trị nhỏ và cũng đã đưa tiền cho các nhân viên liên quan tại CDC Khánh Hòa.
Theo Viện KSND tỉnh Khánh Hòa "các cá nhân đã có hành vị nhận tiền nhưng không cấu kết, thông đồng với đơn vị cung cấp, không có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác trong việc thực hiện hồ sơ, thủ tục đấu thầu; quá trình điều tra đã khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác và đã nộp lại, trả lại toàn bộ số tiền đã nhận được".
Sau khi trao đổi, xem xét sự việc cùng nguyện vọng cá nhân của giảng viên, các bên liên quan đã đi đến thống nhất về việc giảng viên L.V.M.D sẽ tiếp tục tham gia giảng dạy tại trường Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở TPHCM.
Chuyến thăm 4 ngày của Thủ tướng Phạm Minh Chính không chỉ 'mở ra những chân trời mới' về đầu tư, thương mại mà còn củng cố nền tảng hợp tác đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn.
Nga nói sẽ có hành động quân sự đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa tầm xa tại Đức mà Matxcơva coi là đe dọa an ninh quốc gia Nga.
Hợp tác năng lượng Nga - Trung Quốc được xem là trọng tâm trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin diễn ra tuần này.
Mỹ cáo buộc Iran có tham gia trong việc lên kế hoạch và cung cấp thông tin tình báo giúp phiến quân Houthi tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ.
Nước dâng cao đe dọa vỡ đập gần nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Ukraina.
Triều Tiên tuyên bố họ đã phóng vệ tinh do thám Malligyong-1, được gắn trên loại tên lửa mới có tên là Chollima-1, nhưng đã xảy ra lỗi trong giai đoạn phóng thứ 3.
Sáu quan chức Trung Quốc đã đến Đài Loan ngày 18-2, đánh dấu chuyến thăm Đài Bắc đầu tiên của các quan chức đại lục kể từ khi COVID-19 bùng phát.
Lợi dụng trời mưa tối, 3 đối tượng vận chuyển một số bao tải xác rắn bên trong chứa pháo lậu đến tập kết gần bờ sông Hồng thuộc địa phận thị trấn Bát Xát (Lào Cai). Lực lượng Biên phòng tuần tra, phát hiện, truy bắt được một đối tượng cùng toàn bộ tang vật.