Hợp tác năng lượng Nga - Trung Quốc được xem là trọng tâm trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin diễn ra tuần này.
Kể từ khi xung đột Ukraina nổ ra, Nga - nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới - đã củng cố mối quan hệ năng lượng với Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ số 2 thế giới sau Mỹ.
Theo dữ liệu hải quan của Trung Quốc, trong tháng 9, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc với Nga đã nhanh hơn so với tháng 8.
Giá trị thương mại song phương Nga - Trung Quốc đã tăng lên 21,18 tỉ USD vào tháng 9, cao nhất kể từ tháng 2.2022 khi Nga bắt đầu hoạt động quân sự ở Ukraina.
Tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào khẳng định, hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc - Nga đã ngày càng sâu sắc và vững chắc hơn.
Reuters đã điểm lại một số dự án và hoạt động phát triển năng lượng quan trọng giữa Nga và Trung Quốc:
Dầu
Nga xuất khẩu khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày sang Trung Quốc, chiếm hơn 1/3 tổng lượng dầu thô xuất khẩu của nước này. Trung Quốc là khách mua dầu lớn thứ hai của Nga, sau Ấn Độ.
Khoảng 40% nguồn cung đi qua đường ống Đông Siberia Thái Bình Dương (ESPO) dài 4.070 km.
Từ tháng 1 đến tháng 9, Nga cung cấp 1,3 triệu thùng dầu thô qua đường biển mỗi ngày, dựa trên dữ liệu trung bình do Vortexa và Kpler cung cấp.
Theo các nguồn tin thương mại Trung Quốc, Trung Quốc cũng nhập khẩu qua đường ống khoảng 800.000 thùng dầu thô ESPO mỗi ngày.
Từ tháng 1 đến tháng 9.2023, tổng lượng xuất khẩu dầu của Nga tăng hơn 400.000 thùng/ngày so với một năm trước đó, theo Vortexa.
Năm nay, Trung Quốc tiết kiệm được 4,34 tỉ USD thông qua nhập khẩu dầu của Nga, theo Reuters.
Khí đốt vận chuyển qua đường ống
Theo dự báo của ngân hàng Nga VEB, xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) có thể giảm xuống 21 tỉ mét khối trong năm nay, thấp hơn gần 2/3 so với năm ngoái và giảm hơn 6 lần so với năm 2021.
Con số này thấp hơn 22 tỉ mét khối khí đốt dự kiến được Nga cung cấp cho Trung Quốc trong năm nay qua đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia). Điều này có nghĩa là xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống sang Trung Quốc sẽ lần đầu vượt xa khí đốt của Nga xuất khẩu sang châu Âu.
Tuyến xuất khẩu khí đốt chính của Nga cho Trung Quốc là đường ống dài 4.000 km nối liền các mỏ ở Đông Siberia với đông bắc Trung Quốc.
Cung cấp khí đốt qua đường ống Power of Siberia bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2019. Theo hợp đồng 30 năm trị giá hơn 400 tỉ USD, nguồn cung khí đốt qua đường ống này dự kiến lên mức 38 tỉ mét khối mỗi năm vào năm 2025, tăng từ mức 10,5 tỉ mét khối năm 2021 và 15,5 tỉ mét khối vào năm 2022.
Nga đặt mục tiêu xây dựng đường ống dẫn khí đốt thứ hai tới Trung Quốc mang tên Power of Siberia 2. Đường ống này đi qua Mông Cổ và có công suất 50 tỉ mét khối mỗi năm.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Vladimir Putin năm ngoái, Nga giành được hợp đồng 30 năm cung cấp 10 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc thông qua đường ống mới từ đảo Sakhalin của Nga.
Novatek của Nga cũng đang muốn cạnh tranh với Qatar để trở thành nhà sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới trong những thập kỷ tới và các công ty Trung Quốc - trong đó có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia CNPC, đã đầu tư vào dự án Yamal LNG và Arctic LNG-2 của hãng này.
Nga cũng có thể cung cấp tới 10 triệu tấn LNG cho Trung Quốc trong năm nay, lấy từ 33 triệu tấn LNG được sản xuất tại Nga.
Cơ quan khẩn cấp khu vực Moskva ngày 28/2 cho biết một máy bay không người lái đã rơi xuống gần một trạm phân phối khí đốt ở thành phố Kolomna thuộc vùng Moskva (Nga).
Người dân bắt đầu đốn hạ các cột điện thoại để lấy củi sưởi ấm hoặc nấu ăn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tình hình ở Gaza ngày càng khủng khiếp hơn tới mức không thể tin được.
TPHCM – Quốc lộ 13 và Xa lộ Hà Nội là hai tuyến huyết mạch từ khu Đông vào trung tâm TPHCM nhưng kẹt xe nghiêm trọng khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khung giờ cao điểm sáng.
Video: Nhếch nhác khu 'đất vàng' bỏ hoang giữa lòng cố đô Huế Các mảnh vỡ thuỷ tinh nằm vương vãi khắp nơi trong khu đất rất nguy hiểm. Các hàng ghế nhựa vốn để phục vụ khán giả ngồi xem các trận thi đấu tennis nhưng sau nhiều năm bị bỏ hoang thì trở nên mục nát, bị vất vương vãi khắp nơi.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese trả lời phỏng vấn: “Tôi mong đợi duy trì hợp tác hiện nay với chính quyền Mỹ. Chúng tôi sẽ sớm có thông báo chi tiết về các thỏa thuận sẽ được ký kết.'
Mở lại sứ quán, 'rục rịch' các cuộc gặp chính thức đang là hướng đi Azerbaijan và Iran triển khai tích cực để sớm bình thường hóa quan hệ song phương.
Nhiều nước NATO như Canada, Tây Ban Nha hay Anh đã phản đối việc Mỹ gửi bom chùm tới Ukraine. Trong khi quan chức Lầu Năm Góc cho rằng điều quan trọng hơn là không để Nga chiến thắng.
Chỉ Ukraina 'có chủ quyền và độc lập' mới có thể gia nhập NATO, theo Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Lâm Đồng - Hồ sơ mời thầu gói thầu 70 tỉ đồng tại huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) không tuân thủ quy định về đấu thầu. Trong đó, có...