Vì sao gần 50 nước lên án Nga dùng tên lửa Triều Tiên tấn công Ukraine?

16:50 10/01/2024

Gần 50 quốc gia lên tiếng cáo buộc và chỉ trích Triều Tiên chuyển tên lửa cho Nga, nhưng Bình Nhưỡng dường như không quan tâm.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm Nga hồi tháng 9-2023 - Ảnh: REUTERS

Ngày 9-1, gần một tuần sau khi Mỹ đưa ra những cáo buộc Nga mua tên lửa từ Triều Tiên, Washington cùng gần 50 nước đã lên án và đòi Bình Nhưỡng chấm dứt hợp tác.

Mỹ, EU, 47 ngoại trưởng cùng lên án

Trong tuyên bố chung, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cùng với người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell và 47 ngoại trưởng chỉ trích hợp tác vũ khí Nga - Triều Tiên bằng "những lời mạnh mẽ nhất có thể".

Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh việc chuyển giao những vũ khí này làm tăng thêm đau khổ cho người dân Ukraine, ủng hộ cuộc chiến tranh của Nga và làm suy yếu thể chế không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.

Washington và các đồng minh khẳng định việc Triều Tiên chuyển tên lửa cho Nga là vi phạm rõ ràng các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng.

Tuyên bố chung cũng bày tỏ "quan ngại sâu sắc về những hệ lụy mà sự hợp tác này có thể mang đến ở châu Âu, trên bán đảo Triều Tiên, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên thế giới".

  • Tin tức thế giới ngày 10-1: 40 nước chỉ trích Nga dùng tên lửa Triều Tiên tấn công ở UkraineĐỌC NGAY

Tuần trước, Nhà Trắng cáo buộc Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) mua từ Triều Tiên, do thiếu hụt vũ khí sau gần 2 năm xung đột với Ukraine.

Cả Nga và Triều Tiên đều phủ nhận những cáo buộc trên.

Cụ thể, Nga được cho là đã tấn công khu vực Kharkov của Ukraine bằng một số tên lửa của Triều Tiên vào tuần trước. Đây là một trong những đợt tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái lớn nhất của Nga nhắm vào Ukraine kể từ khi bắt đầu xung đột vào tháng 2-2022.

Trong cáo buộc ngày 4-1, Nhà Trắng cho rằng Nga đổi lại sẽ chuyển giao công nghệ và có khả năng đổi bằng xuất khẩu máy bay chiến đấu cho Bình Nhưỡng.

Nga đang sản xuất máy bay chiến đấu với số lượng đáng kể, đủ để thay thế những tổn thất ở Ukraine và trao đổi với các đối tác chiến lược. Nó cũng tương tự với cáo buộc Nga dùng việc xuất khẩu chiến đấu cơ Su-35 để bù đắp chi phí mua máy bay không người lái của Iran, theo tờ Diplomat.

Lỗ hổng cho Nga và Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thăm cơ sở sản xuất vũ khí ở nước này gần đây - Ảnh: REUTERS

Kể từ mùa hè năm 2022, Nhà Trắng đã nhiều lần cho rằng Triều Tiên đang chuyển đạn dược cho Nga để phục vụ nỗ lực chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine, bao gồm cả lực lượng chính quy và các nhà thầu của Tập đoàn lính đánh thuê Wagner.

Từ thời điểm đó, đã có suy đoán rằng Nga có thể tìm cách mua rocket KN-09 và KN-25 hoặc thậm chí hệ thống tên lửa đạn đạo KN-23 của Triều Tiên.

Lĩnh vực quốc phòng của Triều Tiên được đánh giá là lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới, với thế mạnh về pháo, rocket, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật. Kho tên lửa đạn đạo chiến thuật của Bình Nhưỡng đa dạng hơn nhiều lần so với Nga, theo Diplomat.

Triều Tiên bị Liên Hiệp Quốc cấm vận vũ khí kể từ khi nước này thử bom hạt nhân lần đầu tiên vào năm 2006. Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó Nga là thành viên, cấm các nước buôn bán vũ khí hoặc thiết bị quân sự khác với Triều Tiên.

  • Ukraine tố Nga dùng tên lửa của Triều TiênĐỌC NGAY

Dù vậy, theo giới quan sát, có những kẽ hở giúp Nga và Triều Tiên vẫn có thể chuyển giao vũ khí cho nhau.

Chẳng hạn, trong trường hợp xuất khẩu máy bay, Matxcơva có thể chuyển giao cho Bình Nhưỡng máy bay MiG-29 với một số nâng cấp mới về radar và vũ khí... Triều Tiên có thể nói rằng số máy bay này có trước lệnh cấm vận.

Ngoài ra, một lựa chọn hứa hẹn hơn đáng kể nhằm hợp pháp hóa hợp tác vũ khí hơn giữa Nga và Triều Tiên chính là: Chia sẻ hệ thống vũ khí và thành lập các đơn vị chung giữa hai nước.

Chẳng hạn, Triều Tiên có thể tuyên bố không bán pháo và tên lửa cho Nga. Thay vào đó, họ công bố rằng những hệ thống này đang được lực lượng Triều Tiên vận hành, hoặc hai nước vận hành chung.

Trước năm 2022, hợp tác vũ khí giữa Nga và Triều Tiên nghe có vẻ rất khó tin. Tuy nhiên, "các xu hướng địa chính trị cho thấy điều từng bị coi là rất khó xảy ra trong 3 thập kỷ sau chiến tranh lạnh sẽ ngày càng trở nên khả thi, khi xung đột giữa các cường quốc ngày càng gia tăng" - báo Diplomat nhận định.

Giữa những chỉ trích, Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên ngày 10-1 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un thăm các nhà máy sản xuất vũ khí trong tuần qua. Nhà lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh "tầm quan trọng chiến lược của việc sản xuất các loại vũ khí lớn" khi kiểm tra các thiết bị phóng tên lửa tầm ngắn di động.

Ông Kim cũng nói rằng đã đến lúc gọi Hàn Quốc là "đất nước thù địch nhất" và khẳng định sàng sàng "tiêu diệt" Seoul.

Có thể bạn quan tâm
Nga điều tiêm kích Su-27 chặn trinh sát cơ Đức, Pháp

Nga điều tiêm kích Su-27 chặn trinh sát cơ Đức, Pháp

11:00 16/05/2023

Bộ Quốc phòng Nga điều tiêm kích Su-27 sau khi phát hiện máy bay tuần tra của Pháp và Đức bay về phía không phận Nga hôm 15.5.

Cháy lớn trong bãi xe ở quận 10, cảnh sát phòng cháy chữa cháy nỗ lực dập lửa

Cháy lớn trong bãi xe ở quận 10, cảnh sát phòng cháy chữa cháy nỗ lực dập lửa

13:40 05/03/2024

Ô tô trong bãi xe trên đường Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10 (TP.HCM) bất ngờ bốc cháy dữ dội. Lực lượng chức năng nỗ lực dập lửa.

Bộ Ngoại giao Iran không chấp nhận Đại sứ mới của Thụy Điển

Bộ Ngoại giao Iran không chấp nhận Đại sứ mới của Thụy Điển

10:00 22/07/2023

Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết Tehran sẽ không chấp nhận đại sứ mới của Thụy Điển cho đến khi Stockholm có hành động nghiêm túc đối với tình trạng xúc phạm kinh Koran.

Somalia: Quân đội tiêu diệt 23 phần tử khủng bố Al-Shabaab

Somalia: Quân đội tiêu diệt 23 phần tử khủng bố Al-Shabaab

09:40 13/08/2023

Trong 3 chiến dịch quân sự được triển khai tại Bula-Fuley thuộc vùng Bay, Quân đội Somalia đã phá hủy 3 căn cứ của Al-Shabaab, tiêu diệt 23 phần tử khủng bố, trong đó có 2 chỉ huy.

Tổ liên gia phòng cháy: Giảm tối đa thiệt hại khi xảy ra cháy nổ

Tổ liên gia phòng cháy: Giảm tối đa thiệt hại khi xảy ra cháy nổ

09:00 13/03/2023

Tại Bắc Ninh, Lạng Sơn thời gian qua đã có nhiều tổ liên gia phòng cháy, chữa cháy được thành lập đã giúp hạn chế tối đa thiệt hại về...

Đề xuất xây dựng thủ đô thứ hai của Trung Quốc

Đề xuất xây dựng thủ đô thứ hai của Trung Quốc

12:00 03/05/2023

Trung Quốc nên xây dựng thủ đô thứ hai ở Tân Cương, theo đề xuất của một nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc tài trợ.

Phú Thọ: Các phương án phân luồng giao thông phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương

Phú Thọ: Các phương án phân luồng giao thông phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương

04:00 16/04/2023

Với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách dịp Giỗ Tổ Hùng Vương , tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch phân luồng giao thông để phục vụ du...

'Gương sáng phố phường' 2023: Vinh danh người hút đinh, dân phòng dũng cảm bắt cướp

'Gương sáng phố phường' 2023: Vinh danh người hút đinh, dân phòng dũng cảm bắt cướp

16:00 19/08/2023

Chương trình 'Gương sáng phố phường' năm 2023 đã biểu dương 20 tấm gương có nhiều đóng góp trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Động đất ở Trung Quốc: Mạnh nhất trong 9 năm, 118 người chết

Động đất ở Trung Quốc: Mạnh nhất trong 9 năm, 118 người chết

16:30 19/12/2023

Lực lượng cứu hộ tại các ngôi làng hẻo lánh ở phía tây bắc Trung Quốc đã phải đào bới đống đổ nát của những ngôi nhà bị sập do động đất để tìm kiếm người sống sót.

Co loi xay ra
Co loi xay ra