Trận động đất khiến các công tác cứu hộ, phòng chống thiên tai của Đài Loan một lần nữa được chú ý. Hòn đảo này đã phát triển hệ thống cảnh báo sớm và giảm tác hại của động đất cũng như các thảm họa khác trong vòng nhiều năm qua.
Trên tường ga Tây Môn tàu điện ngầm Đài Bắc, một thông báo với nội dung: “Kỷ lục về độ sâu lũ trong cơn bão Nari, ngày 17/9/2001”. Bên dưới thông báo có dòng chữ “540 cm”, kèm vạch đánh dấu mực nước từng dâng cao.
Đài Loan đã quá quen thuộc với các thảm họa thiên nhiên. Năm 2009, cơn bão Morakot gây ra lở đất chôn vùi làng Xiaolin ở Cao Hùng và giết chết tổng cộng gần 700 người trên đảo. Năm 1996, cơn bão Herb gây ra lũ lụt ven biển ở miền Trung và miền Nam Đài Loan, cuốn trôi một phần nền đường cao tốc Alishan và khiến hơn 50 người thiệt mạng. Năm 1999, trận động đất mạnh Jiji đã phá hủy hàng ngàn tòa nhà và giết chết hơn 2.400 người.
Đài Loan cũng phải đối mặt với nhiều cơn bão và động đất ít nghiêm trọng hơn khác hàng năm. “Khóa đào tạo hàng năm” này dường như đã giúp hòn đảo có thêm những kinh nghiệm quý báu trong phòng chống thảm họa thiên tai.
Nằm trong hành lang bão Tây Bắc Thái Bình Dương và trên Vành đai lửa có hoạt động địa chấn mạnh, Đài Loan hứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới và động đất. Theo cơ quan chức năng Đài Loan, bão là thảm họa thiên nhiên xảy ra thường xuyên nhất ở đây trong 50 năm qua, tiếp theo là lũ lụt và động đất.
Theo các cơ quan Đài Loan, số liệu cho thấy trung bình có từ 3 đến 5 cơn bão đổ bộ vào Đài Loan mỗi năm; khoảng 100 trận động đất mỗi ngày (phần lớn là những cơn chấn động nhỏ và hầu như không cảm nhận được). Một trận động đất cần phải có cường độ ít nhất là 3,5 và nói chung ít nhất là 4,5 để những người ở gần tâm chấn có thể cảm nhận được.
Xét điều này thì Đài Loan trung bình có 2,8 trận động đất có cường độ 6,0 độ trở lên mỗi năm.
Tuy nhiên, năm 2022, hàng chục trận động đất như vậy xảy ra tại Đài Loan, nhiều trận động đất nhất trong một năm kể từ trận động đất Jiji năm 1999.
Những thảm họa thiên nhiên phức tạp này đã tác động sâu sắc đến xã hội Đài Loan và thúc đẩy các khu vực nâng cao hiểu biết về thiên tai với hy vọng phát triển các phương pháp tốt hơn để dự đoán và đưa ra cảnh báo về chúng.
Đài Loan nằm ở một trong những khu vực thường xuyên xảy ra thảm họa thiên nhiên.
Chen Kuo-chang, quan chức trung tâm địa chấn của CWB (Cơ quan thời tiết Đài Loan), nói rằng mặc dù có thể đưa ra cảnh báo nhưng bản thân các trận động đất rất khó dự đoán.
CWB đã hợp tác với giới học thuật để tìm ra những dấu hiệu báo trước động đất, mang đến những bước tiến lớn trong việc dự đoán động đất.
Bằng cách tích hợp các công cụ giám sát với công nghệ khác, khi phát hiện sóng địa chấn, hệ thống có thể ước tính nhanh chóng phạm vi khu vực sẽ bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sức tàn phá của trận động đất, sau đó đưa ra cảnh báo, cho mọi người thêm thời gian có biện pháp thích hợp, trước khi rung chuyển lan đến chỗ họ.
Năm 2016, một trận động đất lớn có tâm điểm ở quận Meinong của Cao Hùng khiến một tòa nhà dân cư ở Đài Nam sụp đổ. Sự kiện này đã thúc đẩy giới học thuật và CWB cùng nhau phát triển một hệ thống tự động định vị các trận động đất có khả năng xác định chính xác tâm chấn của trận động đất trong vòng vài giây kể từ khi động đất bắt đầu.
Sau đó, hệ thống ước tính quy mô và cường độ của trận động đất trên khắp Đài Loan và chuyển thông tin này đến hệ thống cảnh báo nhanh động đất để phân phối.
Trong trường hợp xảy ra động đất từ 5 độ richter trở lên hoặc dự đoán rằng bất kỳ địa phương nào sẽ hứng chịu cường độ địa chấn từ 4 độ trở lên, hệ thống có thể gửi cảnh báo qua điện thoại di động tới công chúng ở các thành phố và quận bị ảnh hưởng trong vòng 10 giây.
Chen nói rằng với hệ thống định vị tự động chính xác hơn 60%, CWB hy vọng sẽ giảm thời gian thông báo xuống còn 5 giây trong tương lai. “Việc đáp ứng thử thách 5 giây sẽ khiến cảnh báo động đất của chúng tôi nhanh nhất trên thế giới, thậm chí còn nhanh hơn cả ở Nhật Bản”.
Năm ngoái, các nhà khoa học Đài Loan đã đạt được bước đột phá trong dự đoán động đất bằng cách đối chiếu dữ liệu địa điện, địa từ và tầng điện ly về các trận động đất có cường độ từ 6 độ trở lên xảy ra từ năm 2013 đến năm 2018. Phân tích dữ liệu lớn cho thấy xuất hiện những điểm bất thường tương ứng khiến các trận động đất có thể dự đoán được.
Nồng độ điện tử tổng cộng (TEC) trên bản đồ tầng điện ly từ ngày 30/1 đến ngày 6/2/2016 (UTC) ở Đài Loan. Trước khi trận động đất Meinong xảy ra, giá trị TEC trở nên cực kỳ cao. Trong khi đó sự phân bố không gian của TEC phù hợp với tâm chấn và hiện tượng này giảm ngay sau trận động đất.
Hơn 70% trận động đất ở Đài Loan xảy ra ngoài khơi Yilan và Hoa Liên. Chen giải thích rằng khu vực này là một đới hút chìm ở rìa của mảng Á-Âu và có địa chất phức tạp với một số đới đứt gãy. Rãnh Manila, chạy từ gần Fangshan, huyện Pingtung, xuống Philippines, cũng có khả năng tạo ra động đất và sóng thần lớn.
Do đó, Đài Loan đã lắp đặt các trạm quan sát dưới đáy biển được kết nối thông qua cáp ngầm chạy từ Toucheng ở Yilan đến Fangshan, và về phía nam từ Fangshan dọc theo rìa phía đông của rãnh Manila.
Hệ thống này đã giảm thời gian tính toán các thông số của trận động đất ngoài khơi từ 35 giây xuống chỉ còn 20 giây và cho phép CWB đưa ra cảnh báo sóng thần. Cho đến nay, chỉ có Đài Loan, Nhật Bản và Mỹ thiết lập mạng lưới giám sát dưới biển kiểu này.
Khi trận động đất mạnh 7,8 độ richter ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria vào tháng 2/2023 đã đánh sập hàng chục nghìn tòa nhà và khiến hơn 50.000 người thiệt mạng, khả năng chống động đất của các tòa nhà một lần nữa lại trở thành chủ đề nóng.
Chang Wen-yen, nhà nghiên cứu môi trường và hải dương học nói rằng thiệt hại do động đất gây ra phụ thuộc vào khả năng chống địa chấn của các tòa nhà cũ. Ngoài việc thay thế những tòa nhà như vậy hoặc làm cho chúng có khả năng chống động đất tốt hơn, có thể giảm thiểu hơn nữa tác hại của động đất bằng cách xem xét nhà của những cư dân có hoàn cảnh khó khăn và cung cấp cho họ các khoản trợ cấp để mua hoặc thuê đồ nội thất chống động đất.
Các nhà dự báo thời tiết sử dụng phán đoán cá nhân của mình để điều chỉnh kết quả mô hình thời tiết trên máy tính và sau đó vẽ bản đồ thời tiết bằng tay.
Huang Treng-shi, phó giám đốc Trung tâm Dự báo Thời tiết của CWB, cho biết hệ thống tích hợp dữ liệu thời tiết tiên tiến hiện nay của Đài Loan kết hợp dữ liệu từ vệ tinh, radar, quan sát trên mặt đất và đo lượng mưa.
Trung tâm bắt đầu các quy trình cảnh báo bão một ngày trước khi vùng ngoại vi của bão đổ bộ vào vùng ven biển, giúp người dân và địa phương ứng phó phù hợp với mối đe dọa sắp xảy ra thông qua các biện pháp như đặt máy bơm ở vùng lũ lụt, sơ tán người dân khỏi các khu vực dễ bị lở đất, đóng cửa các con đường và các cửa xả lũ đô thị, đồng thời, đối với người dân, đảm bảo họ có đủ nguồn cung cấp thực phẩm và nước uống.
Một đến hai giờ trước khi đổ bộ, CWB sử dụng hệ thống cảnh báo công cộng để gửi cảnh báo đến điện thoại di động của người dân ở những khu vực có nguy cơ thiệt hại do bão cao nhất, kêu gọi họ tìm nơi trú ẩn.
Trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines đều dễ bị bão tấn công thì Đài Loan là nơi duy nhất trong số đó có hệ thống “nghỉ bão” chính thức. Khi một cơn bão được dự báo sẽ mang theo tốc độ gió trung bình ít nhất là Cấp 7 trên thang Beaufort (50 km/h) hoặc gió giật ít nhất là Cấp 10 (89 km/h) đến một khu vực nhất định, thành phố và quận có liên quan có thể ra tuyên bố nghỉ làm và nghỉ học, khuyến khích công chúng ở nhà giúp giảm nguy cơ mọi người thiệt hại khi có bão.
Ngày nay, CWB có thể đưa ra dự báo thời tiết chính xác, mang tính địa phương hóa cao, giúp tránh những thông báo không cần thiết.
Huang nói rằng trong khi CWB trước đây cung cấp dự báo thời tiết tập trung vào 22 quận và thành phố của Đài Loan, thì giờ đây CWB cung cấp dự báo xuống quy mô 368 thị trấn và quận thành phố, đồng thời cung cấp dự báo cho khoảng 1.000 địa điểm.
Trên thực tế, công nghệ hiện tại của cơ quan có thể dự đoán chính xác thời tiết trước ba đến sáu giờ đối với những khu vực có bán kính khoảng 3km.
Việc tạo ra năng lượng từ sóng biển hiện nay hoàn toàn phù hợp với cam kết của Malaysia về chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xanh.
Ngoài tín hiệu đèn, biển báo giao thông , quy chuẩn mới quy định một thiết bị mới lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam.
Việc một loài thực vật mới được công bố không chỉ có ý nghĩa đối với môi trường về mặt đa dạng sinh học mà còn mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu giúp ích cho con người.
Sau vụ cháy ở Khương Hạ rạng sáng 13.9, nhiều người lo lắng việc xe điện có trạm sạc dưới hầm chung cư liệu có nguy cơ gây cháy nổ...
Các nhà khoa học đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng trao đổi về các xu hướng nghiên cứu mới tại hội thảo 'Vật lý thiên văn SAGI lần thứ 2 về phân cực bụi' diễn ra trong 5 ngày.
TP - Cuộc thi tuyển Ý tưởng Quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng đang nhận bài thi. Kiến trúc sư Emmanuel Cerise, Trưởng đại diện Vùng Ile-de-France tại Hà Nội, tham gia hội đồng giám khảo. Trong cuộc trao đổi với Tiền Phong, ông đề xuất quy hoạch khu bãi giữa sông Hồng thành rừng tạo nên nét riêng cho Hà Nội.
Một người đàn ông bị bắt sau khi tạo các mạng wifi mạo danh, lừa người dùng truy cập website lừa đảo, đánh cắp thông tin đăng nhập.
Người dân ở Hà Tĩnh đã giao nộp 1 cá thể rùa núi vàng và 2 cá thể trăn đất cho cơ quan chức năng để thả về môi trường tự nhiên.
Khi sét đánh xuống hồ nước, dòng điện thường chỉ tác động đến những sinh vật gần bề mặt, nhiệt độ cực cao của sét cũng được nước phân tán.