Nam Phương Hoàng hậu
Theo Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Nam Phương Hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 14/12/1914, tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Bà lớn lên trong một gia đình giàu có bậc nhất Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.
Bà là vợ của Vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bà được sử sách đánh giá là một Hoàng hậu có đủ phẩm cách, người phụ nữ hiền thục, nhân từ và đạo đức.
Thời gian làm Hoàng hậu của bà Nam Phương chỉ kéo dài hơn 10 năm, kể từ năm 1934 - 1945 khi Vua Bảo Đại buộc phải thoái vị.
Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh
Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu
Đệ nhất Ân phi Hồ Thị Chỉ
Lào
Việt Nam
Trung Quốc
Pháp
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, mặc dù quê ở Tiền Giang nhưng bà Nguyễn Hữu Thị Lan mang quốc tịch Pháp với tên Pháp là Mariette Jeanne, sống và học tại Sài Gòn. Năm 12 tuổi, bà Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Pháp học trường nữ sinh danh tiếng tại Paris. Tháng 9/1932, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, bà Nguyễn Hữu Thị Lan về nước.
1
2
3
4
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, hơn một năm sau khi về nước, với sự bố trí của toàn quyền Pháp Pasquier và Đốc lý Đà Lạt, bà Nguyễn Hữu Thị Lan gặp vua Bảo Đại tại Đà Lạt. Cuộc gặp với bà Nguyễn Hữu Thị Lan để lại cho Bảo Đại ấn tượng sâu sắc.
Sau này vua Bảo Đại nhớ lại: "Lan có vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê. Tuy nhiên, vì Nguyễn Hữu Thị Lan theo Công giáo nên cuộc hôn nhân gặp nhiều phản đối của hoàng tộc Triều Nguyễn".
Khi Vua Bảo Đại ngỏ ý lấy làm vợ, bà Nguyễn Hữu Thị Lan đưa ra bốn điều kiện sau:
- Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng hậu Chánh cung sau ngày cưới.
- Được giữ nguyên đạo Công giáo và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
- Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
- Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.
3
4
5
Hai năm sau ngày cưới, đêm ngày 4/1/1936, người dân Huế nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin Nam Phương hoàng hậu đã hạ sinh một Hoàng tử. Người đó chính là Đông cung Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long.
Ngoài ra, Nam Phương hoàng hậu cùng vua Bảo Đại có các người con gồm:
- Hoàng nữ Phương Mai, sinh ngày 1/8/1937.
- Hoàng nữ Phương Liên, sinh ngày 2/11/1938.
- Hoàng nữ Phương Dung, sinh ngày 5/2/1942.
- Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9/12/1943, Nhị hoàng tử.
6
1946
1947
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, ngày 1/1/1947, Nam Phương Hoàng hậu cùng các con rời Việt Nam sang Pháp. Ở đây bà được nhận khối tài sản lớn do cha đẻ của mình trao cho. Đó là một chung cư lớn tại Neuilly và một chung cư tai Đại lộ Opera, ngoài ra còn nhiều nhà đất ở Côngô, Marốc…
Tất cả bà chia cho các con, chỉ giữ lại trang trại ở Chabrignac gồm 160 mẫu đất với một đàn bò gần 100 con bò và vườn hồng lúc nào cũng nở hoa. Điều đó thể hiện cách sống của bà khi chồng mình (Bảo Đại) đã có tuổi mà vẫn mải miết ăn chơi, bà muốn những năm tháng cuối đời được sống thanh thản. Cao hơn thế, bà muốn giữ mãi là phụ nữ Việt Nam được sinh ra trong gia đình nề nếp, tín đồ nghiêm khắc của đạo Công giáo.
1948
1950
49
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, có lần bà ngỏ ý muốn trở về Việt Nam để được chết và an táng bên cạnh hai mộ thân sinh và thân mẫu ở Đà Lạt nhưng cựu hoàng Bảo Đại, các con của bà phản đối.
Vào ngày 14/9/1963, bà bị cảm lạnh, sốt cao, khó thở, bác sỹ không đến kịp nên bà đã ra đi vào lúc 5h chiều, khi vừa tròn 49 tuổi. Lúc lâm chung, các con thì ở xa, Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp, bên cạnh bà Nam Phương chỉ có hai người giúp việc.
Khi được tin vợ tạ thế, Bảo Đại trở về ngay và đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý gia nhất của người Pháp để an táng cho bà. Đám tang bà Nam Phương được tổ chức theo nghi thức đạo Công giáo đơn giản, chỉ có các hoàng tử, công chúa và một ít bạn bè thân thiết, trong đó có Công chúa Như Lý, con gái Vua Hàm Nghi sống ở Pháp lúc đó đến dự. Linh cữu Hoàng hậu Nam Phương được an táng tại nghĩa trang Công giáo ở Chabrignac.
50
51
53
Dù trường Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn bắt đầu phát hành hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 từ 14 giờ chiều nay (17/6) nhưng từ đêm qua, nhiều phụ huynh đã có mặt tại trường để xếp hàng chờ mua hồ sơ xét tuyển vào lớp 1 cho con.
Tối 25/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 12 (TPHCM) cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Huỳnh Văn Giỏi (69 tuổi, ngụ quận 12) về tội “Hành hạ người khác”.
Bản tin thời sự 20h: Vụ cháy làm 3 người chết: Cửa cuốn đóng kín, hàng xóm bất lực giải cứu; Cách xác định chiếc cặp chứa rượu hay tiền...
Sau Khánh 'Trắng', cơ quan công an đã bóc gỡ nhiều băng nhóm hoạt động kiểu xã hội đen có hành vi 'bảo kê' bốc xếp hàng hóa, buôn bán tại chợ Long Biên (Hà Nội), ngỡ tưởng sự yên bình sẽ trở lại song nạn bảo kê vẫn tái diễn. Mới đây, Phòng CSHS Công an Hà Nội đã bắt giữ 7 đối tượng có hành vi thu tiền, 'xếp' chỗ ngồi bán hàng tại khu vực chợ đầu mối này.
Ngày 23/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã tiến hành phiên họp đầu tiên. Báo Tiền Phong trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban tại phiên họp.
Đốt pháo hoa sáng trên xe ôtô rồi điều khiển xe chạy xoay tròn, sau đó người đàn ông còn dùng côn nhị khúc múa võ tại một ngã tư ở trước Trung tâm thương mại Rạch Sỏi (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) gây náo loạn cả một khu vực.
Ngày 19/9, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Chí Cường (SN 1969), nguyên Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, hiện là Trưởng phòng Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thanh Hóa. Cùng bị khởi tố bắt giam còn có Đỗ Thị Dung (SN 1985), nguyên là kế toán trưởng Cơ sở cai nghiện ma...
Trên đường từ TPHCM về qua đến đoạn của tỉnh Kiên Giang thì Nam bị lực lượng Công an TP Rạch Giá khám xét phát hiện trong xe ô tô...
Thái Bình - Sáng 25.2, Thượng tướng Lương Tam Quang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an - tham dự lễ giao, nhận quân, động...