Theo lộ trình của Bộ Y tế, các bệnh viện hạng I trở lên (135 bệnh viện) hết năm 2023 phải triển khai bệnh án điện tử, nhưng đến nay cả nước mới chỉ có 50 cơ sở y tế thực hiện trong đó chưa có bệnh viện hạng đặc biệt nào thực hiện (Việt Đức, Bạch Mai, K, Trung ương Quân đội 108, Trung ương Huế…).
Bệnh án giấy vẫn ngập trên bàn làm việc của y bác sĩ
Theo Bộ Y tế, tốc độ chuyển đổi từ bệnh án, hồ sơ giấy sang dữ liệu điện tử tại các bệnh viện hiện quá chậm. Việt Nam có khoảng 1.400 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có khoảng 135 bệnh viện hạng I trở lên.
Theo dữ liệu cải cách hành chính từ website Bộ Y tế, đến giữa tháng 8.2023, cả nước mới có khoảng 50 cơ sở y tế cả công lập và tư nhân, chính thức công bố chuyển từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh là một trong 10 bệnh viện đầu tiên trên cả nước áp dụng bệnh án điện tử.
BS Nguyễn Văn Mạnh - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh - chia sẻ: Hiện 100% các loại giấy tờ có điều kiện đã được số hoá, hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được ký số liên thông kết quả đến cơ sở dữ liệu của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cùng với đó là các tiện ích hỗ trợ người bệnh được triển khai như: Đặt lịch khám và tra cứu kết quả trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, kiốt thông minh…
Tại Hà Nội có 40 bệnh viện công lập nhưng cũng chỉ có 4 cơ sở chính thức công bố triển khai bệnh án điện tử gồm 2 bệnh viện hạng I là Xanh Pôn, Phụ sản Hà Nội và 2 bệnh viện hạng II là Mỹ Đức, Vân Đình.
Đơn cử, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đến ngày 28.7 năm nay mới chính thức triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Còn tại các bệnh viện khác, việc đi khám phải "ôm" theo một tập giấy tờ thủ tục, bệnh án với nhiều loại chụp chiếu, xét nghiệm... vẫn là một việc quen thuộc.
Theo người dân phản ánh, mỗi lần đến Bệnh viện Tim Hà Nội khám, người bệnh lếch thếch ôm theo nhiều loại giấy tờ chụp chiếu, xét nghiệm, bệnh án… Những chồng bệnh án giấy vẫn ngập trên bàn làm việc của y bác sĩ tại các khoa phòng.
"Nhiều khi bác sĩ dặn lần sau đi khám thì mang sổ khám đi, nhưng tôi cao tuổi rồi, nhớ nhớ quên quên, lần nào đi khám cũng mua một quyển sổ mới" - bà Phan Thị M (TX Sơn Tây - Hà Nội) chia sẻ với phóng viên Lao Động.
Theo lộ trình, giai đoạn từ năm 2024 - 2028, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Tuy nhiên, đến nay, trong số 50 cơ sở y tế thực hiện bệnh án điện tử, khoảng một nửa là tuyến huyện.
Danh sách các cơ sở y tế đã triển khai cũng không có nhiều bệnh viện hạng I, đặc biệt chưa có bệnh viện hạng đặc biệt nào thực hiện (Việt Đức, Bạch Mai, K, Trung ương Quân đội 108, Trung ương Huế…).
Đến nay, mới có 2 bệnh viện trực thuộc Bộ và 2 bệnh viện trực thuộc trường đại học triển khai bệnh án điện tử gồm: BV Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, Đa khoa Nông nghiệp, Đại học Y Hà Nội và Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
Thiếu nguồn kinh phí để đầu tư đồng bộTheo các bệnh viện, để triển khai bệnh án điện tử, cần phải có nguồn kinh phí lớn đầu tư cho hệ thống máy móc, công nghệ thông tin, nhân lực… Do đó, nhiều nơi vẫn còn “loay hoay” xoay xở vốn. Một số bệnh viện lại gặp khó khăn trong vấn đề thuê phần mềm quản lý bệnh án điện tử.
Chia sẻ với PV Lao Động về nguyên nhân chậm triển khai, TS.BS Trần Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - cho hay: "Chúng tôi đang gặp khó khăn trong khâu thuê, mua phần mềm quản lý bệnh án điện tử, phải ký hợp đồng mới có thể triển khai được. Mọi bệnh án điện tử cần phải được theo một nguyên tắc chung để sau này có thể kết nối được các bệnh viện với nhau".
Trước việc triển khai bệnh án điện tử còn quá chậm, Bộ Y tế hiện đang lấy ý kiến đóng góp dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử.
Theo đó, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31.12.2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Như vậy, so với Thông tư cũ các bệnh viện hạng I trở lên được lùi thời hạn 2 năm để áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử.
Sau 10 ngày xảy ra sự việc xô xát với một thầy giáo trong trường THCS Vạn Phong (huyện Diễn Châu, Nghệ An), hiện cô Nguyễn Thị Ng. vẫn tiếp tục xin nghỉ dạy ở nhà do tinh thần và sức khỏe chưa ổn định.
Đỗ Khắc Hải lái xe container chở quá tải trọng, khi bị yêu cầu dừng kiểm tra đã bỏ chạy hơn 80 km trên quốc lộ 1, tông vào một số CSGT.
Tối 17/5, UBND quận Lê Chân đã phát đi văn bản liên quan vụ phụ huynh khi đón con 5 tuổi học tại lớp 5A1, Trường mầm non An Dương (Lê Chân, Hải Phòng) về nhà thì phát hiện vết bầm tím lớn ở lưng bé. Theo đó, UBND quận Lê Chân yêu cầu Trường Mầm non An Dương làm rõ trách nhiệm của 3 cô giáo phụ trách lớp 5A1 trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ cũng như việc cháu Nguyễn Hoàng Ngân - học sinh của lớp bị bầm tím ở vùng lưng. Khi phát...
Cơ quan công an đã xác minh được tài xế lái ô tô bán tải lắp thêm đèn 'siêu sáng' gây bức xúc mạng xã hội và tiến hành mời làm việc, lập biên bản xử lý vi phạm.
Bắc Ninh - Từ phản ánh của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu kiểm tra, rà soát trình tự, thủ tục pháp lý liên quan đến...
Nam sinh nhảy cầu Long Biên (Hà Nội), được cảnh sát cứu sống khi đang chấp chới trên sông. Em này sinh năm 2009, vừa trải qua kỳ thi vào lớp 10.
Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội, tại một số tuyến phố, số nhà vẫn còn rất lộn xộn, không theo quy tắc, gây khó khăn và bức xúc cho...
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa vụ 'đòi tiền' cựu cán bộ Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ.
Ngày 29/5, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đã ra quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng công chứng số 2, phường Lê Lợi, TP Kon Tum (trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) đối với bà Huỳnh Thị Mai Xuân. Bà Xuân được xác định vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp khi nhận 32 triệu đồng của người yêu cầu công chứng. Cùng với đó, Trưởng Phòng Công chứng số 2 cũng đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bà Huỳnh Thị Mai Xuân. Cơ quan...