Ngày 23-2, Tòa thánh Vatican cập nhật Giáo hoàng Francis vẫn đang trong tình trạng nguy kịch khi ông chiến đấu với bệnh viêm phổi. Ngoài ra, các xét nghiệm máu cho thấy dấu hiệu bị suy thận nhẹ.
Theo Hãng tin Tass, ngày 23-2, Tòa thánh Vatican cập nhật: "Tình trạng của Giáo hoàng Francis vẫn còn nguy kịch, nhưng từ tối qua, ngài không còn gặp thêm cơn suy hô hấp nào nữa. Ngài đã được truyền hai đơn vị hồng cầu với hiệu quả tích cực và mức hemoglobin đã tăng lên.
Tình trạng giảm tiểu cầu vẫn ổn định, nhưng một số xét nghiệm máu cho thấy dấu hiệu sớm của suy thận nhẹ, hiện đang được kiểm soát. Liệu pháp oxy lưu lượng cao vẫn tiếp tục qua ống thông mũi".
Vatican lưu ý Giáo hoàng Francis "vẫn tỉnh táo và nhận thức tốt".
Giáo hoàng Francis đã được đưa vào một phòng khám ở Rome vào ngày 14-2 và lúc đầu đã trải qua các xét nghiệm về nhiễm trùng đường hô hấp. Sau đó, ông được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi ở cả hai bên phổi sau khi chụp CT.
Nhận định trên Đài CNN, bác sĩ sĩ Jamin Brahmbhatt đến từ phòng khám "Orlando Health Medical Group Urology" nói rằng mọi người không nên lo lắng về bản cập nhật mới nhất của Vatican về tình trạng thận của Giáo hoàng.
Giáo hoàng Francis tên thật là Jorge Mario Bergoglio, sinh năm 1936 tại thủ đô Buenos Aires của Argentina.
Ông được bầu làm lãnh đạo Giáo hội Công giáo từ tháng 3-2013, là giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ và nam bán cầu. Do đó, Giáo hoàng Francis được cho là đã mang đến một góc nhìn mới cho Giáo hội Công giáo.
Trong suốt thời gian tại vị, Giáo hoàng Francis được đánh giá là người đấu tranh không mệt mỏi cho những người yếu thế và cho môi trường. Ông cổ vũ công bằng xã hội, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới giải quyết các vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng
Nhóm vũ trang Hezbollah tổ chức lễ tang cho Nasrallah và Safieddine, hai cựu thủ lĩnh bị hạ sát năm ngoái, với sự tham dự của hàng trăm nghìn người.
Hai đứa trẻ Campuchia đã thiệt mạng khi một quả lựu đạn chống tăng phát nổ gần nhà của các em tại tỉnh Siem Reap.
Nga nói thành công của đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine phụ thuộc vào việc nâng cao mức độ tin cậy giữa Moscow và Washington, châu Âu bàn khả năng triển khai quân đội tới Kiev và tăng chi tiêu quốc phòng, Ấn Độ-Qatar tăng cường quan hệ thương mại… là nội dung ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Tuyết rơi dày, bão tuyết hoành hành khắp 18 tỉnh Thổ Nhĩ Kỳ, hàng nghìn tuyến đường bị phong tỏa, làm gián đoạn cuộc sống của người dân.
Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) khẳng định, cùng với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, Việt Nam sẽ tiếp tục nối dài hành trình tham gia ASEAN bằng nhiều đóng góp ấn tượng hơn và sâu sắc hơn, mang “thương hiệu” của Việt Nam. Diễn đàn Tương lai ASEAN là một nỗ lực trong hành trình đó…
Hôm nay, ngày 24/2 - đánh dấu tròn 3 năm kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sinh mạng và tài sản, đồng thời làm thay đổi cục diện chính trị toàn cầu.
Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn tại Đức, diễn ra ngày 23/2.
Quan chức Mỹ cho biết tiêm kích nước này lần đầu bị lực lượng Houthi ở Yemen nhắm bắn bằng tên lửa phòng không, nhưng quả đạn không trúng đích
ASEAN không chọn bên. Mỹ được chào đón ở mọi “ngóc ngách” của ASEAN. Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cũng vậy. Sự đa dạng hóa tạo cho chúng ta không gian để xoay xở.