Có rất nhiều khó khăn, thách thức khi đóng vai Bác Hồ, nhưng cả NSƯT Trần Lực và NSND Bùi Bài Bình đều khẳng định, với họ được nghiên cứu và vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phim là niềm tự hào lớn.
Câu chuyện của NSƯT Trần Lực
NSƯT Trần Lực từng chia sẻ với phóng viên Lao Động, anh rất sợ và cảm thấy thách thức lớn khi nhận những vai diễn chuyển thể từ nhân vật có thật.
Trong sự nghiệp của mình, Trần Lực từng có vai diễn nặng kí bậc nhất, đó là vai Nguyễn Ái Quốc trong bộ phim điện ảnh “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”. Phim được thực hiện bởi 2 đạo diễn Khắc Lợi, Viên Thế Kỷ, do Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam và Hãng phim Châu Giang của Trung Quốc hợp tác sản xuất.
“Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” ra mắt năm 2003, tính đến nay đã tròn 20 năm. NSƯT Trần Lực kể: “Nhận vai Nguyễn Ái Quốc, tôi vô cùng áp lực. Phim tài liệu, hình ảnh về Người đã quá nhiều. Ai ai cũng đã biết Bác Hồ, biết từ giọng nói đến dáng đi, đến phong thái, hình ảnh, cuộc sống dung dị, của Người.
Để vào vai một nhân vật lịch sử vĩ đại như Bác Hồ, vừa là niềm tự hào, nhưng cũng là thử thách rất lớn cho diễn viên như tôi.
Khi tôi hóa thân vào nhân vật Nguyễn Ái Quốc trên màn ảnh, khán giả sẽ khắt khe hơn, sẽ soi xét xem ngoại hình của tôi trên phim có giống Người khi còn trẻ không, tôi có thể hiện được cho ra thần thái, tài trí của Người khi hoạt động cách mạng thời kì 1930-1931 cam go ở Hồng Kông (Trung Quốc) không?... ”.
Ngay khi nhận vai Nguyễn Ái Quốc, NSƯT Trần Lực đã dành thời gian đọc sách, xem phim tư liệu, đọc những nghiên cứu sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt trong giai đoạn Người hoạt động ở Hồng Kông (Trung Quốc), khi Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thành lập, còn non trẻ và gặp nhiều khó khăn.
NSƯT Trần Lực cũng phải đầu tư học ngoại ngữ, bởi Nguyễn Ái Quốc của lịch sử thông thạo nhiều thứ tiếng.
Đến NSND Bùi Bài Bình
Năm 2015, bộ phim điện ảnh “Người tiên tri” được Nhà nước đầu tư nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng Miền Nam và kỷ niệm 125 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phim do đạo diễn - NSƯT Vương Đức thực hiện, NSND Bùi Bài Bình được lựa chọn vào vai lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Đạo diễn Vương Đức cho biết, quyết định chọn NSND Bùi Bài Bình đóng vai Chủ tịch Hồ Chí Minh của anh khiến giới điện ảnh ngạc nhiên, bởi Bùi Bài Bình không có được ngoại hình giống Bác.
Với điện ảnh, nói như NSƯT Trần Lực, tất cả diễn viên được chọn đóng vai Bác Hồ - sẽ luôn phải đối diện với việc khán giả khắt khe đánh giá chuyện “giống hay không giống”.
“Tôi chọn Bùi Bài Bình vì thứ nhất, anh ấy là một nghệ sĩ rất tài năng. Để vào được vai một nhân vật lịch sử vĩ đại, phải cần đến một nghệ sĩ thực sự tài năng. Bùi Bài Bình có đủ tố chất như thế” - đạo diễn Vương Đức nói.
Đoàn làm phim “Người tiên tri” đã phải cần đến 5 hóa trang “cứng” tay nghề để hóa trang cho NSND Bùi Bài Bình có được ngoại hình giống với Bác.
Để vào vai Bác Hồ trong “Người tiên tri”, NSND Bùi Bài Bình đã phải đi làm lại răng, sửa tóc, hóa trang kĩ phần tai, mắt. Và mỗi ngày quay, bộ phận hóa trang sẽ mất thêm 3 tiếng đồng hồ để chỉnh sửa phần râu, tóc cho NSND Bùi Bài Bình.
Theo đánh giá của giới phê bình, làm phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh là cả một công trình nghiên cứu của giới làm phim, ở đó, từ biên kịch, đạo diễn, diễn viên đều phải bỏ công sức tìm đọc tài liệu, nghiên cứu kĩ lưỡng về Người.
Chia sẻ với phóng viên, NSND Bùi Bài Bình nói: “Tôi đã bỏ ra 1 năm trời chỉ để đọc tài liệu về Người. Tôi xem những người khác đóng. Tôi nghe các băng tư liệu, rồi còn tự mày mò học tiếng Pháp, tiếng Trung… Tôi học dáng đi, dáng đứng, cách nói chuyện…
Tôi nghĩ rằng, việc học cách đi đứng, nói chuyện cho thật giống Bác - là việc rất đơn giản, đó chỉ là sự bắt chước. Tái hiện được thần thái của Người lên màn ảnh mới là điều khó nhất. Và nhất là, phía sau vai diễn của mình có điều gì đó còn đọng lại”. Trước thời gian phim “Người tiên tri” bấm máy, NSND Bùi Bài Bình cũng phải cất công đi học tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Nga. Cố nghệ sĩ Tiến Hợi - người được biết đến là nghệ sĩ đóng vai Bác Hồ nhiều nhất chính là người lồng tiếng cho NSND Bùi Bài Bình trong phim “Người tiên tri”.
Các con của cụ Phùng Khoa Hân đều thành danh trên con đường chữ nghĩa, làm từ chức quan Viên tử; tiền hậu vệ; tước bá; tước hầu đến quan Tri huyện; Đô Chỉ huy sứ; Thị nội mật sát…
Mong cùng anh xây dựng tổ ấm gia đình, nơi sẽ có những niềm vui và hạnh phúc chờ đợi anh sau ngày dài làm việc mệt mỏi trở về.
Cán bộ, học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 đã hiến gần 450 đơn vị máu tại lễ phát động Phát động phong trào hiến máu tình nguyện trong tuổi trẻ Quân đội năm 2024 khu vực phía Nam.
Trong hải trình ra với đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đoàn đại biểu thanh niên do T.Ư Đoàn tổ chức đã dâng hương, viếng đài liệt sĩ huyện Bạch Long Vĩ, nhà tưởng niệm Anh hùng dân tộc và liệt sĩ; thăm, tặng quà lực lượng thanh niên xung phong và thiếu nhi trên đảo.
Chương trình do Hội đồng Đội Trung ương tổ chức tại Huế, với sự tham gia của hơn 200 thiếu nhi đến từ 6 tỉnh khu vực miền Trung; qua đó góp phần giáo dục, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giúp thiếu nhi đồng bào các dân tộc có cơ hội giao lưu, chung tay gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của quê hương và đất nước.
Hàng chục người lấy bát đĩa bẩn vùi vào trong cát và chà rửa sau đó xả lại chúng bằng nước.
Tình trạng mạo danh thương hiệu bệnh viện, sử dụng giấy tờ giả mạo để kêu gọi chuyển tiền ủng hộ từ thiện... diễn ra với thủ đoạn ngày càng...
Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương cho biết, năm 2024 có chủ đề 'Thanh niên tình nguyện', vì vậy các hoạt động tình nguyện tiếp tục tập trung vào các địa bàn trọng tâm, khó khăn, như làng thanh niên lập nghiệp, đảo thanh niên.
Hầu hết tỉnh thành miền Bắc nắng nóng hơn 35 độ C, cao nhất là Lạc Sơn (Hòa Bình) xấp xỉ 40 độ, kế đó là Hà Đông (Hà Nội) 39,3 độ.