Vấn đề Ukraine và quan hệ Mỹ-Nga, những chuyện lạ quanh con số Ba

22:02 27/02/2025

Ba năm sau ngày bùng phát xung đột Nga-Ukraine, thế giới chứng kiến không ít chuyện bất ngờ, khó tin. Trong đó có 3 câu chuyện, đều liên quan đến con số 3.

1. Đằng sau 3 thỏa thuận khoáng sản

Tổng thống Donald Trump nổ phát súng đầu tiên, yêu cầu Kiev nhượng quyền khai thác một số kim loại quý và đất hiếm chứa các nguyên tố thiết yếu cho công nghiệp công nghệ cao, trị giá đến 500 tỷ USD, để đổi lại viện trợ. Ukraine từ chối vì cho rằng không công bằng, đưa ra thỏa thuận của mình, gắn trao đổi khoáng sản với sự bảo đảm an ninh của Mỹ.

Toan tính của Mỹ không chỉ thu lại tương xứng với giá trị viện trợ mà còn đặt cọc can dự lâu dài vào cuộc tái thiết hậu chiến. Kiev ở thế bất lợi trong cuộc mặc cả này. Có thông tin, 2 bên đã đồng ý ký thỏa thuận với một số thay đổi.

EU không muốn chậm chân, nhìn chiếc bánh ở rất gần có thể bị người khác nẫng mất. Lý do dễ hiểu, họ ở liền kề, viện trợ không kém, có nguy cơ tự mình gánh vác hỗ trợ an ninh cho Ukraine thời gian tới. Brussels tuyên bố sẵn sàng ký với Kiev 1 thỏa thuận khoáng sản mà mục đích không khác gì Washington.

Đáp lại cử chỉ thân thiện của ông chủ Nhà Trắng, Moscow tuyên bố sẵn sàng hợp tác khai thác kim loại quý, đất hiếm với Mỹ, không chỉ ở khu vực Nga sáp nhập mà cả trên lãnh thổ của mình. Đây là một trong những lợi ích chung, củng cố quan hệ song phương bất ngờ được cải thiện.

Đằng sau các tuyên bố thỏa thuận khoáng sản nổi lên nhiều vấn đề. Các bên tin việc ngừng bắn, đàm phán giải quyết xung đột đang hiển hiện. Chậm chân dễ gặp nước đục. Không bữa tiệc nào miễn phí. Lợi nhuận luôn ẩn sau các cam kết viện trợ, hỗ trợ. Thỏa thuận sẽ giúp Mỹ chi phối nguồn nguyên liệu chiến lược, hiện Trung Quốc đang nắm lợi thế. Viện trợ của phương Tây cho Ukraine thất thoát đi đâu?

Với Kiev, ngoài vị trí tiền tiêu sườn Đông NATO (mà giá trị đang có phần suy giảm), thì khoáng sản hiếm là thứ đáng kể để trao đổi. Sự hiện diện của Mỹ, EU ở Ukraine, dù dưới hình thức nào, cũng là một thứ bảo đảm không cần tuyên bố.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp thông qua nghị quyết kêu gọi các bên liên quan nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột, đồng thời hối thúc thiết lập nền hòa bình bền vững giữa Ukraine và Nga, ngày 24/2/2025. (Nguồn: UN)
Với với 10 phiếu thuận và 5 phiếu trắng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi các bên liên quan nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột, đồng thời hối thúc thiết lập nền hòa bình bền vững giữa Ukraine và Nga, ngày 24/2. (Nguồn: UN)

2. Thông qua đồng thời 3 dự thảo nghị quyết

Một, của Kiev được EU bảo trợ; hai của Mỹ có ý kiến bổ sung, điều chỉnh tại Đại hội đồng Liên hợp quốc; ba, của Mỹ nguyên bản. Cả 3 đều đề cập vấn đề Ukraine và chấm dứt xung đột. Ba dự thảo nghị quyết có một số nội dung trái ngược nhau. Quả là một trong những sự kiện hi hữu.

Nghị quyết 1, 2 được thông qua, với tỷ lệ đồng thuận thấp hơn nhiều lần bỏ phiếu trước. Nga phủ quyết cả 2. Mỹ chống dự thảo 1, bỏ phiếu trắng dự thảo 2. Điều hiếm hoi, Mỹ, Nga đồng thuận với dự thảo nghị quyết 3, được Hội đồng Bảo an thông qua (có tính ràng buộc pháp lý). Sự thay đổi tỷ lệ phiếu thuận cho thấy xu hướng của cộng đồng quốc tế. Quan trọng nhất bây giờ không phải là tranh cãi, chia rẽ về nguyên nhân, bản chất xung đột mà là tìm cách chấm dứt nó.

Việc Mỹ, Nga đồng thuận với một nghị quyết quan trọng, cùng liên quan, gây chia rẽ sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, cho thấy họ đang nỗ lực tìm cách cải thiện quan hệ song phương. Bên cạnh tính toán riêng, cả Washington và Moscow đều tin tưởng cùng muốn kết thúc xung đột theo cách có lợi; tìm thấy lợi ích chung khi cải thiện quan hệ song phương.

Điều bất ngờ nhất, Tổng thống Donald Trump hơn một lần khẳng định chủ trương mở rộng, Đông tiến của NATO và ý đồ gia nhập khối quân sự này của Kiev là nguyên nhân sâu xa khiến Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt. Nga không có lỗi. Việc Mỹ “quay xe” trong quan hệ với Nga và vấn đề Ukraine, cùng đứng về một phía trong kỳ bỏ phiếu ngày 24/2 là quá bất ngờ, khó tin.

Vậy mà điều bất ngờ, khó tin ấy đã xảy ra, rất cụ thể, rõ ràng. Lòng tin chiến lược là cơ sở cho mọi mối quan hệ bền vững. Khi có lòng tin, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Vì thế, có thể chờ đợi những điều bất ngờ tiếp theo, trong các quan hệ song phương, đa phương.

3. Xê dịch các mối quan hệ tay ba

Sự thay đổi bước đầu trong quan hệ giữa Mỹ và Nga làm rung chuyển cộng đồng quốc tế, trong đó có các mối quan hệ tay ba quan trọng. Đó là các quan hệ Mỹ - Nga - EU (NATO), Mỹ - Nga - Ukraine, Mỹ - Nga - Trung, Mỹ - EU - Trung…

Washington cải thiện quan hệ với Moscow, vô hình trung nâng cao vị thế quốc tế của Nga, nhất là với EU, nới lỏng vòng cô lập. Moscow tận dụng cơ hội này để tạo thế cân bằng hơn là vội vàng xa Bắc Kinh. Tương lai quan hệ Mỹ-Trung khó đoán định, nhưng yếu tố cạnh tranh, căng thẳng, gây sức ép lẫn nhau trội hơn, khi Washington rảnh tay ở châu Âu.

Mỹ không còn ưu tiên hàng đầu cho châu Âu mà tập trung vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Yếu tố chính trị, an ninh trong quan hệ với đồng minh EU vẫn duy trì, nhưng phải mang lại lợi ích kinh tế. Đó là biểu hiện cụ thể của chính sách ngoại giao thực dụng thời Trump 2.0.

Sự “quay xe” của Mỹ về vấn đề Ukraine và quan hệ với Nga khiến EU loay hoay trước ngã 3 đường. (Nguồn: MD)
EU sốc nặng sau màn “quay xe” ngoạn mục của Mỹ về vấn đề Ukraine và quan hệ với Nga. (Nguồn: MD)

Sự “quay xe” của Mỹ về vấn đề Ukraine và quan hệ với Nga khiến EU loay hoay trước ngã 3 đường. EU không thể bỏ rơi Ukraine, càng không thể xa lánh Mỹ. Brussels có tiềm lực, nhưng nội bộ chia rẽ, tồn tại nhiều vấn đề, nên không có nhiều quân bài mặc cả. Họ tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhằm tạo đối trọng, cân bằng.

EU nói cứng, nhưng vẫn tìm cách giữ Washington; tiếp tục cam kết bảo vệ Kiev, không chịu lùi, thậm chí tung ra gói trừng phạt thứ 16 với Nga... Nếu giữ lập trường như vậy, Brussels có thể trở thành nhân tố cản trở kế hoạch giải quyết xung đột của Mỹ, bị đặt ra ngoài hoặc hạ thấp vai trò trong tiến trình đàm phán.

Cùng với sự thay đổi quan hệ Mỹ-Nga, các tam giác quan hệ cơ bản có sự dịch chuyển, co kéo. Quan hệ song phương, tay ba giữa các nước lớn là nhân tố cơ bản chi phối tình hình, cục diện thế giới. Do đó, tình hình thế giới, khu vực, trong đó có điểm nóng xung đột ở Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nga có nhân tố tích cực từ sự “quay xe” của Mỹ, đang giành lợi thế chiến trường, nên không vội từ bỏ mục tiêu cơ bản đã nhiều lần công bố; cũng không muốn đóng băng xung đột mà không có một thỏa thuận an ninh đa phương cụ thể, có tính pháp lý, được giám sát và một tương lai quan hệ cân bằng, rõ ràng với châu Âu, Mỹ. Nhưng Nga cũng không muốn quá căng, khiến Mỹ mất mặt, ảnh hưởng đến quan hệ song phương đang có dấu hiệu cải thiện có lợi.

Do đó, Moscow có thể nhượng bộ nhất định, chẳng hạn chấp nhận lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (không phải của NATO) và tham gia tái thiết Ukraine hậu chiến. Dù còn nhiều chông gai, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn có quyền hy vọng mở ra một con đường chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Có thể bạn quan tâm
Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị tước bằng thạc sĩ

Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị tước bằng thạc sĩ

09:45 01/07/2025

Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.

Điểm tin thế giới sáng 27/6: Ấn Độ nói 'không' tại hội nghị SCO, Mỹ ký thỏa thuận với Trung Quốc, họp thượng đỉnh EAEU tại Belarus

Điểm tin thế giới sáng 27/6: Ấn Độ nói 'không' tại hội nghị SCO, Mỹ ký thỏa thuận với Trung Quốc, họp thượng đỉnh EAEU tại Belarus

13:00 28/06/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.

Cách Mỹ áp dụng chiến thuật 'giương đông, kích tây' để ném bom Iran

Cách Mỹ áp dụng chiến thuật 'giương đông, kích tây' để ném bom Iran

09:45 26/06/2025

Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.

Thượng đỉnh G7 bế mạc: Phá vỡ thông lệ khi không thể ra tuyên bố chung, cũng chẳng có quan điểm thống nhất về Ukraine

Thượng đỉnh G7 bế mạc: Phá vỡ thông lệ khi không thể ra tuyên bố chung, cũng chẳng có quan điểm thống nhất về Ukraine

14:45 25/06/2025

Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội

12:45 25/06/2025

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.

Xung đột Israel-Iran: Lệnh ngừng bắn còn chưa kịp 'nóng', tên lửa đạn đạo đã trút xuống Israel, IDF quyết đáp trả dữ dội

Xung đột Israel-Iran: Lệnh ngừng bắn còn chưa kịp 'nóng', tên lửa đạn đạo đã trút xuống Israel, IDF quyết đáp trả dữ dội

21:00 24/06/2025

Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

Ông Hun Sen nêu lý do cuộc điện đàm với Thủ tướng Thái Lan bị rò rỉ

Ông Hun Sen nêu lý do cuộc điện đàm với Thủ tướng Thái Lan bị rò rỉ

01:00 23/06/2025

Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.

Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait đề xuất các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác ASEAN với nước sở tại

Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait đề xuất các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác ASEAN với nước sở tại

16:45 22/06/2025

Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.

Lính Nga 'ngồi ở Moskva, lái drone cáp quang tại Ukraine'

Lính Nga 'ngồi ở Moskva, lái drone cáp quang tại Ukraine'

00:00 20/06/2025

Nga thử nghiệm hệ thống điều khiển từ xa, cho phép binh sĩ ở Moskva trực tiếp lái drone cáp quang tại mặt trận Ukraine, cách họ gần 800 km.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale