Ukraine đang tự phát triển bom lượn để thay thế vũ khí của Mỹ, vốn bị tác chiến điện tử Nga làm giảm hiệu quả hoặc vô hiệu hóa.
Chuẩn tướng Serhii Holubtsov, tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine, cuối tuần trước cho biết nước này "đang chuyển đổi và sản xuất bom lượn nội địa dựa trên bom thông thường". Quân đội Ukraine sẽ thử nghiệm loại vũ khí này trong vài tuần tới.
Tướng Holubtsov cho biết quân đội Ukraine phải đưa ra những quyết định phức tạp liên quan đến sản xuất bom lượn nội địa, trong đó có lựa chọn cánh điều hướng, hệ thống định vị GPS và mô-đun điều khiển phù hợp.
Phương Tây đã cung cấp cho Ukraine một số loại bom lượn để đối phó Nga. Tuy nhiên, ba nguồn tin cho biết bom lượn do Mỹ viện trợ cho Ukraine thường xuyên trượt mục tiêu do bị Nga gây nhiễu. Một nguồn tin cho biết vấn đề chủ yếu nằm ở việc Nga chế áp tín hiệu GPS dùng để dẫn đường cho bom lượn Mỹ.
Bom lượn là bom thông thường được gắn thêm cánh và hệ thống dẫn đường để máy bay thả chúng từ xa. Bom lượn gần đây trở thành một trong những loại vũ khí chủ lực của quân đội Nga trong xung đột với Ukraine.
Máy bay Nga mang bom lượn an toàn hơn nhờ có thể thả bom từ khoảng cách ngoài tầm với của phòng không Ukraine. Bom lượn cũng có kích thước nhỏ, khiến radar khó phát hiện và phòng không đối phương gần như không thể đánh chặn.
Sức công phá lớn của những quả bom lượn có thể phá hủy cả một tòa nhà kiên cố và gây thương vong nặng nề cho bộ binh đối phương trong bán kính hàng trăm mét.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 5 cho biết Nga ném hơn 3.000 quả bom lượn mỗi tháng, đồng thời thúc giục phương Tây chuyển thêm hệ thống phòng không Patriot để ngăn máy bay mang loại vũ khí này của đối phương.
Giới chuyên gia nhận định bom lượn đóng vai trò quan trọng đối với chiến thắng của Nga trong chiến dịch công phá thành trì Avdeevka ở tỉnh Donetsk. Lực lượng Nga cũng dùng bom lượn oanh tạc Kharkov trong nhiều tháng trước khi phát động chiến dịch tiến công ngày 10/5.
Nguyễn Tiến (Theo BI, AFP, Reuters)
Tổng thống Raisi tử nạn trong vụ rơi trực thăng có thể khiến tình hình chính trị Iran thêm phức tạp, khi Tehran đang đương đầu nhiều áp lực cả trong và ngoài nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho rằng, bối cảnh thế giới nhiều thách thức, cơ hội đan xen, chính là 'mảnh đất tốt' để ngoại giao kinh tế nắm bắt xu thế, tích cực kiến tạo các cơ hội mới để phát triển đất nước.
Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phê chuẩn Quy chế Rome, hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), để trở thành thành viên tổ chức này.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump gọi điện chúc mừng Tổng thống đắc cử Argentina Javier Milei và nói 'sẽ tới Buenos Aires' để gặp ông.
Nhiều cô gái Ukraine khao khát tình yêu để vượt qua nỗi đau chiến tranh, nhưng những người có thể hẹn hò đều lần lượt ra trận.
Bộ Ngoại giao đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc và Phillippines tại Việt Nam, đề nghị phối hợp hỗ trợ các tàu, thuyền của Việt Nam trước diễn biến nguy hiểm của bão số 3.
Quân đội Ukraine cho biết hơn 20 tàu hải quân Nga hoạt động trên Biển Đen, có thể chuẩn bị trục vớt UAV Mỹ hoặc tập kích tên lửa.
Ảnh vệ tinh của Mỹ cho thấy hai tàu chiến Trung Quốc hiện diện ở cảng Ream 5 tháng qua, song Campuchia nói đây không phải lực lượng triển khai thường trực.
Ngày 19-11 (giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp xúc lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, UAE, Vatican, WHO.