Quốc hội Ukraine phê chuẩn gia nhập ICC

20:40 21/08/2024

Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phê chuẩn Quy chế Rome, hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), để trở thành thành viên tổ chức này.

Nghị sĩ Yaroslav Zheleznyak hôm nay thông báo trên Telegram rằng quốc hội Ukraine đã phê chuẩn Quy chế Rome với 281 phiếu thuận trên tổng số 450 nghị sĩ.

Ukraine ký Quy chế Rome, hiệp ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế, năm 2000, nhưng quốc hội nước này lúc đó chưa phê chuẩn, do một số chính trị gia và quan chức quân sự bày tỏ lo ngại binh sĩ Ukraine có thể bị truy tố.

Nhà lập pháp đảng cầm quyền Yevgeniya Kravchuk cho biết trên Facebook rằng việc phê chuẩn của Ukraine được dựa trên tham chiếu Điều 124 Quy chế Rome, trong đó công dân Ukraine sẽ được miễn trừ truy tố tội ác chiến tranh trong 7 năm.

"Việc phê chuẩn Quy chế Rome sẽ tạo điều kiện để có nhiều cơ hội trừng phạt người Nga và tăng cường cô lập nước này hơn", bà nói.

Bên ngoài Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) tại The Hague, Hà Lan tháng 3/2021. Ảnh: Reuters

Năm ngoái, ICC ban hành lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên Tổng thống phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belov với cáo buộc "di chuyển bất hợp pháp" trẻ em Ukraine sang Nga. Hồi tháng 6 năm nay, ICC cũng phát lệnh bắt Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov và cựu bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu, cáo buộc họ "gây tội ác chiến tranh".

Moskva phủ nhận mọi cáo buộc. Nga, nước không phải thành viên ICC, đã phát lệnh bắt với Chủ tịch ICC như động thái đáp trả.

"Ukraine đã hợp tác hiệu quả với ICC để đảm bảo trách nhiệm giải trình toàn diện cho mọi hành động của Nga trong cuộc chiến", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kubela viết trên X. "Công việc này giờ đây sẽ hiệu quả hơn nữa".

Ngoài ra, trở thành thành viên ICC được cho là một phần quan trọng trong nỗ lực của Ukraine để gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Ukraine từ lâu phải đối mặt với áp lực từ các nhóm nhân quyền và EU để phê chuẩn quy chế.

ICC, có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, được thành lập năm 2002 để điều tra các tội ác nghiêm trọng nhất, trong đó có diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người. Không giống Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), ICC không truy tố các quốc gia mà chỉ nhắm vào các cá nhân. ICC không phải là cơ quan Liên Hợp Quốc nhưng được thành lập thông qua Đại hội đồng LHQ và duy trì thỏa thuận với tổ chức này.

ICC có 124 quốc gia thành viên, gồm 33 nước châu Phi, 19 nước châu Á - Thái Bình Dương, 28 nước Mỹ Latinh và Caribe, 19 nước Đông Âu, 25 nước Tây Âu và các nước khác. Tòa có những thành viên nổi bật như Anh, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Canada, Australia, Bỉ, Na Uy, Nam Phi....

Khi ICC phát lệnh bắt, các nước thành viên có nghĩa vụ thực thi nếu cá nhân đó đặt chân đến lãnh thổ của họ.

Thùy Lâm (Theo AFP, Reuters)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Đối ngoại nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo trong năm 2024

Đối ngoại nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo trong năm 2024

19:10 29/01/2024

Ngày 29/1, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tổ chức Hội nghị lần thứ IX Đoàn Chủ tịch khóa VI, nhiệm kỳ 2019-2024, nhằm tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2023 và triển khai phương hướng công tác năm 2024.

Tổng thư ký LHQ: Mọi thách thức được kết nối bằng một sợi dây chung - hòa bình

Tổng thư ký LHQ: Mọi thách thức được kết nối bằng một sợi dây chung - hòa bình

10:30 09/02/2024

Ngày 8/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực đoàn kết vì hòa bình, công bằng và bền vững, nhưng phù phù hợp với Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.

Nga gia cố phòng thủ ở Kursk, hạ loạt tên lửa đạn đạo và drone phóng từ Ukraine

Nga gia cố phòng thủ ở Kursk, hạ loạt tên lửa đạn đạo và drone phóng từ Ukraine

15:40 11/08/2024

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã bắn hạ 14 máy bay không người lái (drone) và bốn tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U nhắm vào vùng Kursk, phía tây nam nước Nga.

Ảnh ấn tượng (11-17/12): Nga nói về nhu cầu huy động binh sĩ dự bị, Ukraine dùng UAV cảm tử ‘bom lảng vảng’, bữa tiệc Nobel xa hoa ‘gây choáng’

Ảnh ấn tượng (11-17/12): Nga nói về nhu cầu huy động binh sĩ dự bị, Ukraine dùng UAV cảm tử ‘bom lảng vảng’, bữa tiệc Nobel xa hoa ‘gây choáng’

07:40 18/12/2023

Xung đột Nga-Ukraine, ông Putin tuyên bố Moscow không có nhu cầu huy động thêm binh sĩ dự bị, Mỹ cam kết tiếp tục viện trợ cho Kiev, chiến sự ở Dải Gaza, tuyết rơi dày tại Trung Quốc… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian, The Atlantic… tổng hợp.

Việt Nam-Bangladesh: Tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa các địa phương

Việt Nam-Bangladesh: Tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa các địa phương

23:10 28/11/2023

Triển khai chương trình công tác đối ngoại địa phương và ngoại giao kinh tế tại Bangladesh năm 2023, từ ngày 24-27/11, đoàn công tác Đại sứ quán và nhóm doanh nghiệp Việt Nam do Đại sứ Việt Nam tại Bangladesh Nguyễn Mạnh Cường dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại thành phố Chittagong.

Mỹ bác nghị quyết công nhận Palestine là thành viên LHQ

Mỹ bác nghị quyết công nhận Palestine là thành viên LHQ

08:00 19/04/2024

Mỹ bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ, khi văn kiện được bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an.

Việt Nam khẳng định cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ

Việt Nam khẳng định cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ

10:40 04/10/2023

Đại diện Việt Nam nêu bật những kết quả và thành tựu Việt Nam đạt được trong bảo đảm quyền của phụ nữ và bình đẳng giới.

Thổ Nhĩ Kỳ trao 7.275 ngôi nhà mới cho người dân sau thảm họa động đất

Thổ Nhĩ Kỳ trao 7.275 ngôi nhà mới cho người dân sau thảm họa động đất

08:20 04/02/2024

Thổ Nhĩ Kỳ giao 7.275 ngôi nhà mới cho người mất nhà sau thảm họa động đất 2023. Dự kiến giao tổng cộng 200.000 ngôi nhà trong năm nay để tái thiết.

Cuộc đua tàu ngầm có thể đốt nóng lòng biển Hàn - Triều

Cuộc đua tàu ngầm có thể đốt nóng lòng biển Hàn - Triều

00:30 03/01/2024

Triều Tiên phát triển tàu ngầm lửa đạn đạo để chiếm ưu thế trong lòng biển, buộc Hàn Quốc thúc đẩy các dự án tiên tiến hơn để giành lợi thế.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới