Ukraine sẽ không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt kéo dài 5 năm với Gazprom của Nga về việc vận chuyển khí đốt sang châu Âu. Hợp đồng sẽ hết hạn vào cuối năm nay, khiến các nước nhận khí đốt Moscow qua Kiev phải tìm kiếm giải pháp thay thế.
(Nguồn: The Moscow Times) |
Nga có thể mất khoảng 4,5 tỷ USD/năm nếu ngừng xuất khẩu khí đốt qua Ukraine. (Nguồn: The Moscow Times) |
Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu hồi tháng 2/2022, Na Uy đã vượt qua Moscow để trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống hàng đầu của châu Âu. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và các nước khác.
Hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine đã được Moscow và Kiev ký kết vào năm 2019, cho phép Nga xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Theo hợp đồng này, Ukraine sẽ vận chuyển 40 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm trong giai đoạn 2021-2024.
Tuy nhiên, năm ngoái, lượng khí đốt của Nga trung chuyển qua Ukraine đã giảm 28,4%, xuống còn 14,646 triệu m3.
Tin liên quan |
Mỹ sẵn sàng cho Ukraine vay tiền, nêu điều kiện với EU; Kiev đang Mỹ sẵn sàng cho Ukraine vay tiền, nêu điều kiện với EU; Kiev đang 'nắm trong tay' gần 1 tỷ USD của Nga |
Hồi tháng 3/2024, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko thông tin: “Tôi có thể xác nhận rằng, chúng tôi không có kế hoạch ký kết bất kỳ thỏa thuận bổ sung nào hoặc gia hạn thỏa thuận hiện tại này”.
Theo dữ liệu của Gazprom, Nga có thể mất khoảng 4,5 tỷ USD/năm nếu ngừng xuất khẩu khí đốt qua Ukraine. Ước tính này dựa trên giá khí đốt trung bình sang châu Âu là 320 USD/1.000 m3. Xuất khẩu hàng ngày của nước này qua Ukraine sang châu Âu hiện ở mức hơn 40 triệu m3.
Nếu Kiev không gia hạn thỏa thuận, Moscow có kế hoạch sử dụng các tuyến đường thay thế và tăng cường xuất khẩu LNG.
Gazprom đặt mục tiêu tăng doanh số bán khí đốt cho Trung Quốc. “Gã khổng lồ” khí đốt này bắt đầu chuyển khí đốt sang Trung Quốc thông qua đường ống Sức mạnh Siberia vào cuối năm 2019.
Về phía Ukraine, nước này đã không nhập khẩu khí đốt trực tiếp từ Nga kể từ năm 2015 mà sử dụng hệ thống trung chuyển để cung cấp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Hệ thống duy trì mức áp suất cho cả nguồn cung cấp trong nước và châu Âu.
Kiev có kinh nghiệm trong việc quản lý việc ngừng hoạt động vận chuyển. Điều này từng xảy ra vào năm 2006, 2009 và quốc gia này đã thử nghiệm để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động nếu nguồn cung từ Nga chấm dứt.
Các quan chức năng lượng Ukraine và các nguồn tin trong ngành đã nhiều lần cho biết, không có mối đe dọa nào đối với đất nước nếu chấm dứt trung chuyển khí đốt Nga.
Máy nén khí của Kiev có thể bơm khí đốt từ các cơ sở lưu trữ ở phía Tây sang phía Đông.
Trong khi đó, hầu hết các quốc gia EU đã giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga do chiến dịch quân sự đặc biệt. Những quốc gia nhận khí đốt chính trước đây qua Ukraine bao gồm Áo, Slovakia, Italy, Hungary, Croatia, Slovenia và Moldova.
Hiện tại, Áo vẫn nhận phần lớn khí đốt qua Ukraine, trong khi các nước khác đã đa dạng hóa nguồn cung và thực hiện các bước để giảm nhu cầu.
Trong khi đó, trong năm 2023, Moldova đã nhập toàn bộ khí đốt từ các thị trường châu Âu.
Một nghiên cứu của Trung tâm chính sách năng lượng toàn cầu tại Đại học Columbia cho biết, nhập khẩu khí đốt Nga của Croatia hiện ở mức tối thiểu và của Slovenia đã giảm xuống gần bằng 0.
Ủy viên năng lượng EU Kadri Simson cũng khẳng định: “Các nguồn cung cấp thay thế vẫn tồn tại”.
Áo có thể nhập khẩu khí đốt từ Italy và Đức. Các công ty điện lực của Áo cho biết, họ đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nếu nguồn cung cấp khí đốt của Moscow dừng lại.
Còn Hungary đã dựa vào đường ống TurkStream, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên chạy từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ và Slovenia nhận khí đốt từ Algeria và các nguồn khác.
EU có kế hoạch loại bỏ khí đốt của Nga chậm nhất là vào năm 2027 và đang nỗ lực tìm kiếm các tuyến đường và nhà cung cấp thay thế. Vì vậy, việc tạm dừng hợp đồng trung chuyển khí đốt Moscow qua Kiev dường như không quá ảnh hưởng đến khối 27 thành viên.
Dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ mới Hàm Tiến - Mũi Né (khu III) sẽ được tỉnh Bình Thuận đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định. Dự án có quy mô khoảng 219 ha, dân số dự kiến khoảng 15.000 người với tổng vốn đầu tư chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng lên tới hơn 11.000 tỷ đồng.
Ngày 7/8, trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Pháp, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng, ngũ cốc miễn phí mà Nga hứa hẹn với các nước châu Phi không đủ để giải quyết vấn đề nảy sinh từ việc chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc.
TPHCM - Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch ở khu đô thị mới Thủ Thiêm (gọi tắt là Nhà hát Thủ Thiêm ) tổng vốn 2.000 tỉ đồng...
Không chỉ nối những bờ vui mà còn nối niềm hy vọng, HDBank góp phần hỗ trợ cuộc sống và giao thương, đi lại học tập của người dân tại xã An Thạnh – xứ dừa Bến Tre bớt khó khăn và thuận lợi hơn với cây cầu mới vừa được khởi công đầu tháng 3/2024.
Theo UBND huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), đến năm 2025 toàn huyện có 3.104 vèo nuôi ếch với 278 hộ nuôi; huyện đặt mục tiêu tạo vùng nuôi ổn định, đẩy mạnh liên kết mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.
Do nằm trong các con ngõ nhỏ hẹp, nhiều chủ tòa nhà chung cư mini tại TP Hà Nội đang không biết lắp đặt hệ thống thang thoát hiểm, hệ...
Vấn đề này đặt ra tại hội nghị xúc tiến đầu tư giữa UBND TP.HCM và các tỉnh vùng duyên hải Trung Bộ diễn ra ngày 10 và 11-10 tại Quy Nhơn.
Ông Cao Huy - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vừa ký thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về việc giải quyết khiếu nại của 15 hộ dân ở phường 11 (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Trên thực tế trong nhiều trường hợp, việc chỉ cho phép chuyển đất nông nghiệp , đất phi nông nghiệp sang đất ở với một diện tích nhất định không...