Nguồn tin tình báo Ukraine nói rằng Triều Tiên có thể điều binh sĩ hỗ trợ Nga, nhưng Moskva bác bỏ.
"Chúng tôi đang chứng kiến mối quan hệ hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và Triều Tiên. Quan hệ hợp tác đó giờ đây không chỉ dừng ở cung cấp vũ khí, mà còn đưa người từ Triều Tiên tới các lực lượng Nga", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong thông điệp qua video ngày 13/10.
Tờ Kyiv Post hôm 15/10 dẫn các nguồn tin giấu tên trong Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) nói rằng Triều Tiên có thể gửi binh sĩ tham gia "Tiểu đoàn Đặc biệt Buryat" thuộc Lữ đoàn Xung kích đường không Cận vệ số 11 của quân đội Nga. "Tiểu đoàn dự kiến biên chế 3.000 quân nhân Triều Tiên và đang được bổ sung vũ khí, đạn dược", một nguồn tin cho hay.
Nga và Triều Tiên hồi tháng 6 ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng nhân chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Bình Nhưỡng, trong đó nhấn mạnh "khi một bên đang trong tình trạng chiến tranh do bị nước ngoài tấn công, bên kia cần cung cấp hỗ trợ quân sự và các khoản hỗ trợ khác trong khả năng".
Tuy nhiên, Moskva và Bình Nhưỡng chưa từng công khai về những hoạt động hỗ trợ quân sự lẫn nhau.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun hôm 8/10 điều trần trước quốc hội, nói rằng "rất có khả năng" Bình Nhưỡng đã điều động quân nhân hỗ trợ Moskva, đồng thời dự báo Triều Tiên sẽ còn đầu tư thêm nhân lực cho chiến sự Nga - Ukraine trong tương lai.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hai ngày sau phủ nhận, nhấn mạnh thông tin "Bình Nhưỡng gửi quân đến chiến đấu ở Ukraine" là sai sự thật.
Giới chức Triều Tiên chưa bình luận về thông tin do phía Ukraine đưa ra.
Triều Tiên hiếm khi tiến hành các hoạt động quân sự ở nước ngoài, nhưng từng cử kỹ thuật viên quân sự đến thủ đô Damascus của Syria hồi năm 2016 nhằm hỗ trợ nghiệp vụ về tên lửa. Những quân nhân này hiện diện tại các căn cứ quân sự, hỗ trợ vận hành một số nhà máy tên lửa ở Barzah, Adra và Hama, theo báo cáo từ hội đồng chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc.
Mỹ năm ngoái cáo buộc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm bắn 900 km do Triều Tiên cung cấp để tập kích Ukraine. Hàn Quốc ước tính Triều Tiên đã chuyển giao khoảng 5.000 container vũ khí cho Nga trong năm 2023, trong đó có 2,3 triệu viên đạn pháo 152 mm hoặc 400.000 viên đạn 122 mm. Cả Nga và Triều Tiên đều bác bỏ thông tin này.
Thanh Danh (Theo Washington Post, Kyiv Post, RIA Novosti)
Với tư cách là cơ quan nghiên cứu chiến lược, bồi dưỡng và đào tạo chủ lực của Bộ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao đã chủ động, tích cực và sáng tạo trên mặt trận “ngoại giao kênh 2”.
Ngày 8/7, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Washington D.C (Mỹ) từ 9-11/7.
Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 9-10, cả hai lãnh đạo Thái Lan và Brunei đều khẳng định sẽ thu xếp để sớm thăm Việt Nam.
Israel thông báo nộp đơn khiếu nại thẩm quyền Tòa Hình sự Quốc tế, sau khi công tố viên cơ quan này yêu cầu phát lệnh bắt Thủ tướng Netanyahu.
Tại cuộc điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Park Jin, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nói rằng Trung Quốc sẽ duy trì tính liên tục và ổn định trong chính sách đối ngoại với Hàn Quốc.
Chính phủ Colombia đang nỗ lực nối lại đàm phán với Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) và các nhóm tách ra từ tổ chức này nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài sáu thập kỷ qua.
Ismael Zambada, trùm băng đảng ma túy khét tiếng Sinaloa, tiết lộ những thông tin về vụ bắt cóc đã đưa ông ta đến Mỹ.
Ngày 23-10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố ông không thấy bằng chứng cho thấy có một boongke của Hezbollah chứa đầy tiền mặt và vàng được xây dưới bệnh viện ở thủ đô Beirut.
Nội các mới của Ai Cập, dự kiến chính thức tuyên thệ trước Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi trong ngày 3/7, sẽ không chỉ có các gương mặt mới, mà còn chứng kiến sự sáp nhập của một số bộ.