Nội các mới của Ai Cập, dự kiến chính thức tuyên thệ trước Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi trong ngày 3/7, sẽ không chỉ có các gương mặt mới, mà còn chứng kiến sự sáp nhập của một số bộ.
Nội các Ai Cập có 17 bộ trưởng mới, tập trung giải quyết ngay lập tức thách thức, thúc đẩy cải cách kinh tế |
Tổng thống Ai Cập El-Sisi nhấn mạnh ưu tiên cao nhất của nội các mới là giảm thiểu những thiệt hại do giá cả tăng cao và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn. (Nguồn: The New Arab) |
Nội các mới của Thủ tướng Mostafa Madbouly sẽ có 17 Bộ trưởng mới. Đáng chú ý, một số vị trí chủ chốt trong nội các sẽ được thay thế, trong đó có Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Nội vụ.
Tin liên quan |
Nga-Mỹ bất ngờ liên lạc cấp Bộ trưởng Quốc phòng Nga-Mỹ bất ngờ liên lạc cấp Bộ trưởng Quốc phòng |
Ngoại trưởng Sameh Shoukry (72 tuổi), đảm nhiệm chức vụ này từ năm 2014, xin nghỉ công tác do tuổi cao và được thay thế bằng Đại sứ Badr Abdel-Aty.
Ông Abdel-Aty (58 tuổi) cũng sẽ lãnh đạo Bộ Di trú và các vấn đề kiều dân sau khi cơ quan này sáp nhập vào Bộ Ngoại giao Ai Cập.
Bộ Công Thương sẽ được chia thành các bộ phận để sáp nhập vào các Bộ khác. Theo đó, lĩnh vực công nghiệp sẽ sáp nhập vào Bộ Giao thông vận tải, hình thành nên Bộ Giao thông vận tải và công nghiệp, do Bộ trưởng đương nhiệm Kamel El-Wazir tiếp tục lãnh đạo.
Lĩnh vực thương mại sáp nhập vào Bộ Đầu tư để hình thành Bộ Thương mại và đầu tư. Ông Hassan El-Khatib sẽ trở thành Bộ trưởng Thương mại và đầu tư.
Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và phát triển kinh tế được sáp nhập với Bộ Hợp tác quốc tế để hình thành nên Bộ Kế hoạch và hợp tác quốc tế do bà Rania Al-Mashat lãnh đạo.
Trước đó, ngày 30/6, Tổng thống El-Sisi nhấn mạnh ưu tiên cao nhất của Nội các mới là giảm thiểu những thiệt hại do giá cả tăng cao và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn, trong bối cảnh Ai Cập đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng ngoại hối, giá hàng hóa leo thang và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến chi phí sinh hoạt tăng vọt.
Một nguồn tin chính phủ cho hay, nhiệm vụ then chốt của Nội các mới sẽ là tập trung giải quyết ngay lập tức những thách thức hiện nay, tiếp tục thúc đẩy cải cách kinh tế và cải thiện dịch vụ cho người dân.
Israel thông báo cuộc chiến với Hamas chuyển sang 'giai đoạn mới', với bộ binh nước này duy trì hoạt động ở Gaza thay vì rút về sau tập kích.
Tổng thống Zelensky thăm sở chỉ huy ở thành phố thuộc tỉnh Kharkov để động viên binh sĩ, trong bối cảnh lực lượng này gặp nhiều khó khăn trên chiến trường.
Ukraine tuyên bố chặn 43 tên lửa hành trình và UAV tự sát của Nga, nhưng để lọt hai quả đạn siêu vượt âm Kinzhal.
Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến thăm Mông Cổ nhằm khuyến khích một trong những cộng đồng Công giáo nhỏ nhất và mới nhất trên thế giới.
Cựu Tổng thống Nga Medvedev dọa xóa sổ Ukraine và NATO, Nga chỉ trích kế hoạch triển khai tên lửa Mỹ tại Đức, Ukraine muốn gọi 15.000 tù nhân vào lực lượng vũ trang…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc đã trở thành ‘cây cầu’ để các học giả kết nối, trao đổi, nâng cao hiểu biết về cường quốc châu Á trong quản trị toàn cầu.
Quân đội Mỹ thông báo hoàn tất thu hồi xác khí cầu Trung Quốc bắn hạ đầu tháng và đang chuyển đến phòng thí nghiệm của FBI để phân tích.
Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Cảnh sát biển Philippines cáo buộc hải cảnh Trung Quốc cản trở nỗ lực sơ tán một binh sĩ bị bệnh khỏi tàu BRP Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây.