Tỷ lệ sinh thấp - từ động lực thành lực cản của kinh tế Hàn Quốc

06:40 09/02/2024

Giảm sinh con từng góp phần vào phép màu kinh tế Hàn Quốc nhưng việc người dân đang ngại sinh nở lại thành thách thức cho tăng trưởng.

Ngày 19/12/2023, 100 người đàn ông và phụ nữ Hàn Quốc tập trung tại một khách sạn gần Seoul trong bộ trang phục đẹp nhất để tham gia sự kiện hẹn hò do thành phố Seongnam tổ chức.

Với nỗ lực cứu tỷ lệ sinh đang lao dốc, chính quyền Seongnam quyết tâm tổ chức các cuộc hẹn hò với rượu vang đỏ, chocolate, dịch vụ trang điểm miễn phí và thậm chí cả kiểm tra lý lịch cho những người độc thân tham gia. Sau 5 vòng sự kiện, họ kỳ vọng 198 trong 460 người tham gia sự kiện tìm được đối tượng. Nếu thuận lợi, họ sẽ kết hôn và sinh những đứa trẻ.

Thị trưởng Seongnam Shin Sang-jin cho biết việc truyền bá quan điểm tích cực về hôn nhân sẽ giúp tăng tỷ lệ sinh, đồng thời nhấn mạnh các sự kiện hẹn hò chỉ là một trong nhiều chính sách để đảo ngược tỷ lệ sinh lao dốc. "Tỷ lệ sinh thấp không thể được giải quyết chỉ bằng một chính sách. Nhiệm vụ của thành phố là tạo môi trường để những người muốn kết hôn tìm được bạn đời", ông Shin nói.

Tỷ lệ sinh giảm ảnh hưởng đến hầu hết nước phát triển ở Đông Á và châu Âu, dẫn đến dân số già đi nhanh chóng. Tuy nhiên, không đâu nghiêm trọng như Hàn Quốc, nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới nhiều năm qua.

Năm 2021, tổng tỷ suất sinh của cả nước (tổng số trẻ em trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) là 0,81. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 1,16; Nhật Bản 1,3; Đức 1,58; Tây Ban Nha 1,19. Quan trọng hơn, Hàn Quốc có tỷ lệ sinh dưới 1,3 đã hai thập kỷ.

Số liệu mới nhất còn giảm sâu hơn. Vào quý III/2023, tỷ lệ sinh tại Hàn Quốc xuống mức thấp kỷ lục là 0,7, theo Văn phòng Thống kế quốc gia. Trong giai đoạn này, có 56.794 trẻ em được sinh ra, giảm 11,5% so với cùng kỳ 2022 và là mức thấp nhất kể khi thống kê vào năm 1981.

Đằng sau phép màu kinh tế

Những năm 1950, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Đến 1961, thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ khoảng 82 USD. Nhưng họ tăng trưởng mạnh từ 1962, khi chính phủ ra kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm và chương trình kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỷ lệ sinh quốc gia.

Chính phủ đặt mục tiêu 45% cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai và nhiều gia đình nhận ra việc sinh ít con hơn sẽ cải thiện mức sống. Kết quả, dân số phụ thuộc - người trẻ và người già - ngày càng ít hơn người trong độ tuổi lao động.

Thay đổi về nhân khẩu học đã khởi đầu cho phép màu kinh tế kéo dài đến giữa những năm 1990. Năng suất tăng, kết hợp với lực lượng lao động mở rộng và tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, giúp tăng trưởng GDP hàng năm từ 6% đến 10% trong nhiều năm. Ngày nay, Hàn Quốc là một trong những nước giàu nhất, với thu nhập bình quân đầu người là 35.000 USD.

Phần lớn sự biến đổi từ một nước nghèo thành nước giàu là do lợi tức nhân khẩu học trong quá trình giảm mức sinh. Nhưng lợi tức nhân khẩu học chỉ có tác dụng ngắn hạn. Trong khi, suy giảm mức sinh trong thời gian dài thường là thảm họa đối với nền kinh tế của một quốc gia, theo tạp chí nghiên cứu Conversation.

Và điều đó thực sự diễn ra. Hàn Quốc đã chứng kiến tình trạng sinh con giảm kinh niên khi nhiều người trẻ chọn cách trì hoãn hoặc từ bỏ việc kết hôn hoặc sinh con để phù hợp với sự thay đổi của chuẩn mực xã hội và lối sống.

Cùng với đó, nghiên cứu của Jisoo Hwang, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul cho biết tình hình cực đoan của tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc có thể được giải thích một phần bởi chi phí giáo dục và nhà ở cực kỳ cao.

Trong khi, công việc và tiền lương của một bộ phận thanh niên kém ổn định, khiến họ không còn đủ khả năng để lập gia đình. Quý III/2023, số lượng cuộc hôn nhân cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục là 41.706, giảm 8,2% so với cùng kỳ 2022.

Với tỷ lệ sinh cực kỳ thấp, Hàn Quốc đang giảm dân số mỗi năm và quốc gia sôi động một thời này đang trở thành nơi có nhiều người già và ít công nhân hơn. Nếu xu hướng này tiếp tục và không chào đón hàng triệu người nhập cư, dân số 51 triệu hiện tại sẽ giảm xuống dưới 38 triệu trong bốn hoặc năm thập kỷ tới.

Chạy đua tránh tăng trưởng âm

Việc thiếu trẻ em tạo ra những rủi ro lâu dài cho nền kinh tế, do làm giảm quy mô lực lượng lao động, cũng đồng thời là người tiêu dùng. Chi tiêu phúc lợi cho dân số già là gánh nặng ngân sách, mà lẽ ra có thể được sử dụng để thúc đẩy kinh doanh, nghiên cứu và phát triển.

Nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) năm ngoái dự báo, nếu tỷ lệ sinh giữ nguyên quỹ đạo hiện tại, đất nước có thể chứng kiến tăng trưởng âm từ năm 2050. Tính toán này dựa trên xu hướng tăng trưởng, loại trừ những biến động kinh tế ngắn hạn. Nói tóm lại, quy mô nền kinh tế Hàn Quốc chắc chắn sẽ bị thu hẹp nếu dân số giảm.

Nỗ lực ngăn chặn cơn ác mộng nhân khẩu học, chính phủ Hàn Quốc đang đưa ra các ưu đãi tài chính cho nhưng cặp vợ chồng sinh con và tăng cường trợ cấp hàng tháng cho các bậc cha mẹ. Tổng thống Yoon Suk Yeol đã thành lập nhóm phụ trách chính sách nhằm tăng tỷ lệ sinh. Kể từ năm 2006, Hàn Quốc đã chi hơn 200 tỷ USD vào các chương trình nhằm tăng tỷ lệ sinh nhưng hầu như không hiệu quả.

Thậm chí, các sáng kiến mai mối như chính quyền Seongnam cũng có ý kiến trái chiều. Thủ đô Seoul từng cân nhắc sự kiện tương tự nhưng tạm dừng kế hoạch sau khi vấp phải những chỉ trích rằng sẽ lãng phí tiền thuế của dân nếu không giải quyết được lý do căn cơ là chi phí nhà ở và giáo dục cao.

Jung Jae-hoon, Giáo sư khoa Phúc lợi xã hội tại Đại học Phụ nữ Seoul, nói thật "vô nghĩa" khi hy vọng những sự kiện hẹn hò sẽ cải thiện tỷ lệ sinh. "Bạn cần chi nhiều tiền hơn vào việc hỗ trợ mang thai, sinh con và nuôi dạy trẻ để gọi đó là chính sách nhằm tăng tỷ lệ sinh", chuyên gia này nói.

Nghiên cứu của BoK cũng chỉ ra chi phí sinh hoạt cao, việc làm không ổn định và chi phí nuôi con, giá bất động sản tăng vọt góp phần gây ra lo lắng, khiến các vợ chồng không thể có con.

Theo BoK, giải pháp là giảm bớt tập trung dân số ở khu vực Seoul - nơi đang làm trầm trọng thêm áp lực cạnh tranh - đồng thời thực hiện hành động để ổn định giá nhà đất và nợ hộ gia đình cũng như cải thiện cấu trúc thị trường lao động. Ngoài ra, chính phủ cần tăng chi ngân sách để chia sẻ gánh nặng chăm sóc trẻ.

Conversation cho rằng cách thực sự có thể giúp Hàn Quốc xoay chuyển tình thế này là dựa vào nhập cư. Người di cư thường trẻ, năng suất và sinh nhiều con hơn người bản xứ. Nhưng Hàn Quốc có chính sách nhập cư rất hạn chế, để trở thành công dân hoặc thường trú nhân, người nhập cư phải kết hôn với người Hàn Quốc.

Vào 2022, người nhập cư chỉ hơn 1,6 triệu, chiếm khoảng 3,1% dân số nước này. Ngược lại, Mỹ phụ thuộc vào di dân để tăng cường lực lượng lao động, hiện chiếm hơn 14% dân số. Để nhập cư bù đắp cho tỷ lệ sinh giảm ở Hàn Quốc, lực lượng lao động nước ngoài cần phải tăng 10 lần.

Nếu không có điều đó, vận mệnh nhân khẩu học của Hàn Quốc sẽ khiến quốc gia này tiếp tục giảm dân số hàng năm và trở thành một trong những quốc gia già nhất thế giới, theo Conversation.

Phiên An (theo Reuters, Le Monde, Conversation)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Đội nắng chăm sóc quất cảnh, nông dân chờ vụ Tết bội thu

Đội nắng chăm sóc quất cảnh, nông dân chờ vụ Tết bội thu

08:10 15/07/2024

Hơn 11h, dù nắng gay gắt nhưng anh Nguyễn Văn Thu (thôn Vạn Diệp, xã Nam Phong, thành phố Nam Định) vẫn cố gắng bấm tỉa nốt vườn quất cảnh của mình trước khi nghỉ trưa. Vườn quất cảnh của anh Thu có khoảng 400 gốc cây, được trồng đan xen nhau, trong đó có 200 cây chuẩn bị đến kỳ thu hoạch, có thể bán cho khách chơi vào dịp Tết Nguyên đán 2025. “Tùy từng thời điểm nhưng nhìn chung bình quân quất cảnh trong vườn của tôi có giá từ 1 - 5 triệu...

Net Zero không còn là câu chuyện xa lạ với người dân rừng ngập mặn Mũi Cà Mau

Net Zero không còn là câu chuyện xa lạ với người dân rừng ngập mặn Mũi Cà Mau

08:30 20/12/2023

“Hồi đó, tôm ở đây trúng lắm. Người ta đứng trên bờ mà giậm chân một cái là tôm búng đục nước. Xổ vuông một đêm cả tấn tôm, mấy cha con tôi lựa từ 8h tối đến 8h sáng hôm sau chưa xong”.

Hoá đơn tiền điện tăng đột biến

Hoá đơn tiền điện tăng đột biến

09:40 05/05/2024

Nắng nóng khiến tiền điện tháng tư của nhiều hộ dân ở TP HCM và Hà Nội tăng 20-50% so với tháng 3 và gấp đôi các tháng trước đó.

‘Chợ đen’ rầm rộ rao bán vé xem chung kết pháo hoa với giá… trên trời

‘Chợ đen’ rầm rộ rao bán vé xem chung kết pháo hoa với giá… trên trời

04:20 14/07/2024

Khác với cảnh chào mời mua vé sôi động như những đêm thi đấu trước, sát giờ bước vào trận chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) tối nay (13/7), “chợ đen” gom vé rầm rộ vì “hàng quá khan”.

'Vượt nắng thắng mưa' thi công đường dây 500kV mạch 3

'Vượt nắng thắng mưa' thi công đường dây 500kV mạch 3

14:20 16/06/2024

Dưới thời tiết oi nóng, hàng ngàn công nhân, kỹ sư ngành điện đang nỗ lực thi công đường dây 500kV mạch 3 kéo điện từ Quảng Trạch ra Phố Nối.

Đông Anh quyết liệt xử lý các công trình vi phạm đất đai, trật tự xây dựng

Đông Anh quyết liệt xử lý các công trình vi phạm đất đai, trật tự xây dựng

17:10 16/11/2023

Ngày 16.11, theo UBND huyện Đông Anh (Hà Nội), lực lượng chức năng xã Vĩnh Ngọc của huyện vừa tổ chức thực hiện các Quyết định về việc cưỡng chế...

Thủ phủ hoa cúc lớn nhất miền Trung được mùa, được giá

Thủ phủ hoa cúc lớn nhất miền Trung được mùa, được giá

06:40 06/01/2024

Quảng Ngãi - Những ngày này, thương lái từ khắp nơi trên cả nước đổ về làng trồng hoa cúc Tết lớn nhất miền Trung ở xã Nghĩa Hiệp, Nghĩa...

Thêm công trình đấu nối thủy điện Nam Trà My vào lưới điện quốc gia

Thêm công trình đấu nối thủy điện Nam Trà My vào lưới điện quốc gia

22:30 02/03/2023

Việc hoàn thành dự án đường dây và trạm biến áp 110kV cấp điện vào hệ thống điện lưới quốc gia đã giải quyết được cơ bản vấn đề mất điện thường xuyên trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Thúc đẩy giao thương với trung tâm kinh tế đầu tàu của Pakistan

Thúc đẩy giao thương với trung tâm kinh tế đầu tàu của Pakistan

07:00 09/11/2023

Ngày 04/11, Đại sứ Việt Nam tại Pakistan Nguyễn Tiên Phong đã có chuyến thăm, làm việc tại thành phố Sialkot, một trong những trung tâm sản xuất dụng cụ y tế xuất khẩu lớn nhất của Pakistan.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới