Tuyển sinh vào lớp 10: Chật vật đặt cọc giữ chỗ trường tư

10:10 06/03/2024

TP - Đến nay (6/3) Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn chưa công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 khiến nhiều phụ huynh phải đặt cọc giữ chỗ cho con ở trường tư.

Mức phí “khủng” đặt cọc giữ chỗ

Không ít phụ huynh ở Hà Nội bày tỏ băn khoăn, vì sao năm nào học sinh cũng phải hồi hộp chờ phương án tuyển sinh lớp 10 trong khi số lượng học sinh dự thi đông, áp lực kỳ thi căng thẳng.

Hằng năm, học sinh, phụ huynh Hà Nội áp lực “săn” suất học lớp 10. ảnh: Hoàng Mạnh Thắng

Hằng năm, học sinh, phụ huynh Hà Nội áp lực “săn” suất học lớp 10. ảnh: Hoàng Mạnh Thắng

Thời điểm này, hàng chục địa phương đã công bố phương án tuyển sinh lớp 10 để học sinh, các nhà trường chuẩn bị phương án ôn luyện. Trong khi đó, Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn chưa chốt phương án thi ba hay bốn bài thi. Tuy nhiên, sở này đang xây dựng phương án tuyển sinh đầu cấp, trong đó có việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 trình UBND TP phê duyệt.

Trước đó, Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi với 4 môn thi, trong đó 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ đã được “chốt”, môn thi thứ tư sẽ công bố sau. Tuy nhiên, từng năm học, Sở GD&ĐT Hà Nội lại căn cứ tình hình thực tế dạy học, thậm chí khảo sát ý kiến của giáo viên, quản lý giáo dục để xây dựng phương án tuyển sinh.

Chị Trần Thị Dung, có con học lớp 9 một trường tại quận Thanh Xuân cho biết, con học khá tốt nhưng cả nhà vẫn lo lắng vì sợ trượt suất học trường công.

Cũng theo chị Dung, cơ quan quản lý giáo dục nên có phương án tuyển sinh dài hơi, không nên để thí sinh, phụ huynh hồi hộp chờ đợi từng năm. Thậm chí, sát kỳ thi, học sinh vẫn chưa biết sẽ thi môn nào gây áp lực tâm lý không cần thiết. Sáng qua, chị vừa nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển, nếu trúng tuyển con sẽ phải đặt cọc giữ chỗ một trường THPT ngoài công lập với mức phí 15 triệu đồng. Nếu không học sẽ mất 15 triệu nhưng đành phải chấp nhận, nếu chậm ít hôm nữa sẽ khó mà ghi danh.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Phương, có con học lớp 9 THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm cũng thở phào nhẹ nhõm sau khi hoàn thành việc đặt cọc suất học ở một trường tư thục. “Học sinh thi đông, tỉ lệ đỗ thấp, năng lực con chỉ ở mức trung bình khá. Sau 2 tháng lọ mọ nhiều nơi tìm hiểu trường học, mình quyết định chốt cọc 1 chỗ để giảm áp lực cho con, cho cả chính mình”, chị Dung nói.

Hằng năm, các trường THPT công lập tuyển sinh lớp 10 căn cứ kết quả kỳ thi chung của Sở GD&ĐT tổ chức. Riêng các trường ngoài công lập và trường công lập tự chủ có thể chủ động xây dựng phương thức tuyển sinh như: lấy điểm của kỳ thi chung, xét học bạ, kết hợp cả hai hình thức để tuyển sinh. Chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm do Sở GD&ĐT phê duyệt.

Tuy nhiên, nhiều trường THPT ngoài công lập hiện nay yêu cầu ngoài khoản phí mua hồ sơ, phụ huynh phải nộp thêm mức phí (phí đặt cọc giữ chỗ) quá cao, khiến phụ huynh kêu trời. Tuy nhiên, nếu không ghi danh, đặt chỗ, chờ đến khi Hà Nội tổ chức kỳ thi, công bố kết quả, các trường tuyển sinh sớm đã chốt hồ sơ, phụ huynh khó có cơ hội chen chân.

Thời điểm này, nhiều trường đã công bố phương án tuyển sinh và mở cửa cho phụ huynh nộp hồ sơ, đặt chỗ. Trong đó, trường có mức phí đặt cọc, giữ chỗ (khi học sinh đã trúng tuyển) cao nhất đến thời điểm này là Trường phổ thông liên cấp Archimedes Academ cơ sở Đông Anh (23 triệu đồng) trong khi học phí trường này là 8 triệu đồng/ tháng/học sinh; Trường Hà Nội Academy (Tây Hồ) có mức phí giữ chỗ là 20 triệu đồng, học phí 15 triệu đồng/tháng/học sinh; Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh có mức phí nhập học 15 triệu đồng; Trường THPT Lý Thái Tổ phí giữ chỗ 11 triệu đồng; Lê Quý Đôn phí giữ chỗ 3 triệu đồng; Trường Đoàn Thị Điểm 2 triệu đồng…

Không học sẽ mất “cọc”

Điều đáng nói, nhiều trường THPT ngoài công lập thông báo ngay từ đầu, nếu không học, phụ huynh sẽ mất khoản cọc. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn “cắn răng”, mở hầu bao để mua sự yên tâm. “Nếu con đỗ trường công lập, coi như mất khoản cọc. Nếu không đỗ, yên tâm đã có chỗ học. Biết là có thể mất một khoản tiền không nhỏ nhưng đành phải chịu”, một phụ huynh có con học lớp 9 ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) nói.

Phí giữ chỗ không có trong quy định của ngành giáo dục và đào tạo tuy nhiên nhiều năm qua, các trường ngoài công lập vẫn duy trì khoản thu này. Đại diện một trường THCS - THPT ngoài công lập lí giải, sở dĩ nhà trường phải đưa ra mức phí giữ chỗ cao nhằm giảm bớt lượng hồ sơ ảo. “Rõ ràng, nhà trường đã thông báo từ đầu để phụ huynh cân nhắc thật kỹ. Khoản phí giữ chỗ cũng sẽ được trừ trong năm khi học sinh nhập học”, vị này nói.

Hằng năm số lượng học sinh tốt nghiệp THCS và dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội tăng nhanh. Dự kiến năm học 2024 - 2025, Hà Nội có gần 135.000 học sinh tốt nghiệp THCS và thi tuyển vào lớp 10, tăng 5.732 học sinh so với năm trước. Toàn thành phố hiện có 237 trường THPT, trong đó có 121 trường THPT công lập, hơn 100 trường THPT ngoài công lập. Tỉ lệ học sinh có suất học ở trường công lập hằng năm chỉ chiếm từ 60-62% nên kỳ thi năm nào cũng trở nên cam go đối với học sinh, phụ huynh.

Có thể bạn quan tâm
Hà Nội lo thiết bị gian lận thi tốt nghiệp phát từ khoảng cách hơn 25m

Hà Nội lo thiết bị gian lận thi tốt nghiệp phát từ khoảng cách hơn 25m

12:40 18/06/2024

Lo ngại về thiết bị gian lận thi tốt nghiệp THPT được đặt ra trong buổi làm việc của ban chỉ đạo thi Hà Nội với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 18-6.

Viện Kiểm sát An Giang, Long An xin lỗi cựu giám đốc 2 lần bị bắt oan

Viện Kiểm sát An Giang, Long An xin lỗi cựu giám đốc 2 lần bị bắt oan

15:10 28/05/2024

Hai lần bị bắt oan, sau 34 năm, ông Lâm Hồng Sơn đã được Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai tỉnh An Giang và Long An xin lỗi và cải chính công khai.

NATO tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình hỗ trợ quân sự cho Ukraine

NATO tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình hỗ trợ quân sự cho Ukraine

12:30 31/05/2023

Tổng thư ký NATO Stoltenberg nhấn mạnh kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022, các đồng minh NATO đã có những viện trợ quân sự quan trọng cho chính quyền Ukraine.

Long An: Cảnh báo tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại cầu Bún Bà Của

Long An: Cảnh báo tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại cầu Bún Bà Của

04:00 03/07/2023

Người dân sống xung quanh cầu Bún Bà Của, tại Km65+400 thuộc Quốc lộ 62 - Quốc lộ N2 phát hiện vết nứt ngay chân cầu, đoạn sạt lở dài 15m làm lề đường phía kênh Dương Văn Dương bị sụp, lún 30cm.

Điện Kremlin: Vũ khí ngoài vũ trụ là trọng tâm đối thoại Mỹ - Nga

Điện Kremlin: Vũ khí ngoài vũ trụ là trọng tâm đối thoại Mỹ - Nga

05:00 06/04/2024

Điện Kremlin khẳng định vấn đề an ninh chiến lược, bao gồm vũ khí đặt ngoài không gian, là lĩnh vực có tiềm năng lớn nhất cho đối thoại Mỹ - Nga vào lúc này.

Cử tri Quảng Nam đề nghị cần xem lãng phí như “giặc nội xâm”

Cử tri Quảng Nam đề nghị cần xem lãng phí như “giặc nội xâm”

07:30 07/05/2023

Cử tri Quảng Nam kiến nghị Quốc hội thành lập Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí tương tự như Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực; cần...

TP.HCM: Thành lập Tổ công tác để hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị

TP.HCM: Thành lập Tổ công tác để hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị

05:30 09/07/2023

Tổ công tác được đề xuất thành lập theo Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hai mẹ con chết trong nhà ở Hà Tĩnh: Người mẹ nghi chết 1 tháng

Hai mẹ con chết trong nhà ở Hà Tĩnh: Người mẹ nghi chết 1 tháng

22:30 27/05/2023

Liên quan đến vụ hai mẹ con được người dân phát hiện chết trong nhà ở Hà Tĩnh, đến tối 27/5 qua khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng nhận định bà P. chết cách đây khoảng 1 tháng, thi thể nằm trên giường có đắp chăn, phân hủy, xương không bị tác động. Đối với bà N., trên người mặc quần áo bình thường, không có thương tích, mới chỉ phân hủy phần bàn chân, được xác định chết cách đây khoảng 5 ngày và nguyên nhân chết do...

Các nước láng giềng Ấn Độ phẫn nộ vì... một bức tranh tường

Các nước láng giềng Ấn Độ phẫn nộ vì... một bức tranh tường

06:00 15/06/2023

Bức tranh tường bên trong tòa nhà Quốc hội Ấn Độ chứa bản đồ về một nền văn minh Ấn Độ cổ đại, trải rộng trên khu vực gồm cả Pakistan, Bangladesh, Nepal ngày nay.

Co loi xay ra
Co loi xay ra