Cách tính điểm này nhận nhiều quan điểm trái chiều, trong đó nhiều ý kiến cho rằng đây là cách tính điểm cũ không còn phù hợp với chương trình GDPT mới.
Phụ huynh Nguyễn Phương Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) ủng hộ việc Hà Nội nói riêng và nhiều địa phương khác nói chung tuyển sinh lớp 10 bằng 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Tuy nhiên, chị cho rằng, Ngoại ngữ là môn học cần thiết trong bối cảnh hội nhập, việc chỉ nhân hệ số 2 điểm thi môn ngữ Văn, Toán sẽ kiến học sinh có tâm lý môn chính môn phụ, hoặc đầu tư vào các môn được nhân đôi điểm nhiều hơn, dẫn đến tình trạng học lệch.
“Theo tôi được biết, khi xếp loại học sinh, ngoại ngữ cũng là tiêu chí tương đương với Toán, Ngữ văn. Ví dụ, muốn đạt học lực giỏi, ngoài trung bình các môn trên 8.0, không môn nào dưới 6,5 thì cần thêm Toán, Ngữ văn hoặc tiếng Anh sẽ phải đạt từ 8.0 trở lên. Nếu các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp nhân đôi ngữ văn, toán sẽ thiệt thòi hơn cho những cháu học tốt môn Ngoại ngữ”, chị Linh chia sẻ.
Phụ huynh Phạm Hà Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho rằng, môn Ngoại ngữ là phương tiện cần thiết để học sinh hội nhập, làm việc trong tương lai, bởi vậy cần có cách tính điểm ngang bằng với 2 môn ngữ văn, toán để khuyến khích học sinh tăng cường học tập.
TS Đỗ Viết Tuân, Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Học viện Quản lý Giáo dục) cho rằng, việc nhân hệ số 2 điểm thi môn Ngữ văn, Toán trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại nhiều địa phương có những điểm hợp lý riêng. Điều này có thể xuất phát từ việc số tiết học của 2 môn này trong chương trình phổ thông nhiều hơn các môn khác.
Bên cạnh đó, ở Hà Nội hay các tỉnh thành khác, học sinh ở khu vực trung tâm, thành phố sẽ có điều kiện học Ngoại ngữ tốt hơn, trong khi đó, nhiều học sinh ở khu vực ngoại thành, nông thôn lại gặp hạn chế về điều kiện học môn này. Do đó việc nhân đôi điểm thi môn Ngữ văn, Toán nhằm đảm bảo công bằng cho thí sinh ở các khu vực tuyển sinh khác nhau.
Song ở góc độ khác, TS Đỗ Viết Tuân cũng thừa nhận rằng, việc nhân đôi điểm Ngữ văn, Toán cũng sẽ nảy sinh tình trạng học sinh chạy đua học tập, học thêm các môn này nhiều hơn các môn còn lại, dẫn đến tình trạng học lệch, hay những thí sinh học tốt môn thứ 3 sẽ thiệt thòi hơn.
TS Đỗ Viết Tuân dự báo, trong những năm tới, khi chương trình GDPT 2018 áp dụng đến lớp 9 với cách kiểm tra đánh giá mới, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại các địa phương có thể sẽ thay đổi lớn.
“Tương tự như xét tuyển đại học hiện nay, nhiều trường không còn xét dựa vào các tổ hợp môn thi thông thường, thay vào đó là các bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy để đánh giá toàn diện người học. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 những năm tới cũng sẽ cần thay đổi để tạo ra sự bình đẳng giữa các môn học", TS Tuân nhận định.
Còn theo thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), việc nhân hệ số 2 điểm thi môn Ngữ văn, Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại nhiều địa phương hiện nay là kết quả của quan niệm, cách đánh giá cũ. Trong đó, 2 môn Toán, Ngữ văn vẫn được cho là những môn quan trọng, cần thiết, nên hệ số điểm cao hơn. Cũng bởi vậy, nhiều học sinh, phụ huynh và cả giáo viên vẫn có tâm lý coi đây là 2 môn chính, các môn còn lại là môn phụ.
Thầy Bình cho rằng, đây là quan niệm không phù hợp, cần xóa bỏ, tiến tới việc đánh giá các môn công bằng như nhau để học sinh phát triển một cách toàn diện nhất.
“Khi thực hiện chương trình GDPT mới, các nhà quản lý giáo dục cũng cần xem xét lại hình thức kiểm tra đánh giá, cách tính điểm sao cho phù hợp. Cấp THCS là chương trình giáo dục cơ bản, quan điểm của tôi là các môn đều như nhau.
Trong mùa tuyển sinh năm nay, chúng ta không nên thay đổi về cách tính điểm để ổn định tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu, tính toán để đưa ra phương án tuyển sinh vào 10 những năm sau thực sự khoa học, đánh giá được năng lực của học sinh, giúp cho việc tuyển sinh vào 10 được chính xác nhất, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới”, thầy Bình nêu quan điểm.
Ngày 19/4, theo UBND tỉnh Bắc Giang, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Bắc Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm 2 Phó Giám đốc KBNN tỉnh.
Những ngày này, hàng triệu người dân Việt Nam với đủ thành phần, lứa tuổi, nhân dân trong nước và những người con Việt Nam xa xứ tiếc thương, dõi theo Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo cơ quan tố tụng, chiếc gậy do Cường dùng để đánh người vi phạm giao thông, quay đầu xe khi gặp tổ 141 là của một người thường xuyên đi hỗ trợ tổ công tác này để lại.
Người tạm thời điều hành Sở Y tế tỉnh Bình Dương là bà Đoàn Thị Hồng Thơm - Phó Giám đốc sở, trong thời gian ông Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc sở, vắng mặt.
TPHCM - Cơn mưa lớn trong tối ngày 7.10 khiến cây đổ trên giao lộ Mạc Đĩnh Chi – Nguyễn Đình Chiểu (Quận 1), làm người đi đường bị thương.
'UBND quận sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu công ty cố tình không thực hiện, để xảy ra các hậu quả nghiêm trọng'.
Cơ quan Công an huyện Tân Sơn, Phú Thọ ngăn chặn kịp thời đối tượng mạo danh cán bộ công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản yêu cầu UBND thành phố Cà Mau rà soát lại vi phạm xây dựng của 'tòa nhà đẹp nhất Cà Mau' để xử lý theo thẩm quyền.
Ngày 18/8, nhân dịp bà Paetongtarn Shinawatra được Nhà vua Thái Lan phê chuẩn làm Thủ tướng Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng.