Quảng Trị là điểm trao thứ hai trong chương trình học bổng 'Tiếp sức đến trường” năm 2024 của báo Tuổi Trẻ với 101 tân sinh viên.
Sáng 28-9, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh đoàn Quảng Trị tổ chức lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" dành cho 101 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Quảng Trị.
Tổng kinh phí chương trình gần 2 tỉ đồng, do Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị" và Công ty cổ phần Bình Điền - Quảng Trị tài trợ. Mỗi suất học học bổng trị giá 15 triệu đồng tiền mặt, trong đó có 2 suất đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/ suốt 4 năm.
Tham dự chương trình, về phía chính quyền địa phương có ông Nguyễn Đăng Quang, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị, chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị. Ông Hoàng Nam - tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị. Ông Dương Tân Long - phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị. Ông Mai Xuân Tâm - phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị. Bà Lê Thị Hương - Tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị. Bà Dương Thị Hải Yến - chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị.
Về phía nhà tài trợ có ông Đồng Hoàng Hiển - chủ nhiệm CLB Nghĩa tình Quảng Trị, giám đốc Công ty CP Bình Điền Quảng Trị. Ông Trương Quang Hương - phó chủ nhiệm CLB Nghĩa tình Quảng Trị. Ông Bùi Văn Quản - giám đốc công ty TNHH Vận tải Vinh Quản, thành viên CLB Nghĩa tình Quảng Trị.
Đó là tâm trạng của bà Nguyễn Thị Kim Khuê (trú xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) khi hay tin con mình đậu học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ.Thức dậy lúc 4h, bà Khuê cùng con trai là tân sinh viên Nguyễn Hải Quân vượt hàng chục km từ huyện Triệu Phong đến TP Đông Hà để chờ nhận suất học bổng tiếp sức đầy ý nghĩa này.
Là mẹ đơn thân, một mình bà Khuê gồng gánh đủ nghề để nuôi hai đứa con trai ăn học. Biết tin Quân đậu vào Trường Đại học công nghệ thông tin Việt Hàn (TP Đà Nẵng), bà chẳng thể nào ngủ được mấy ngày liền vì lo lắng không biết lấy đâu tiền đóng học phí cho con.
"Học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ như chiếc phao cứu sinh để mẹ con tôi víu lấy lúc khó khăn. Thực sự cảm giác của tôi chẳng thể nào tả được, phải giục con đi thật sớm đến đây để chờ nhận học bổng", bà Khuê nói.
Khi biết con sẽ nhận học bổng, từ 4h30, mẹ con chị Đoàn Thị Thương (51 tuổi, thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã dậy. Chị Thương xuýt xoa: "Tui mừng lắm. Cả đêm tui không ngủ được, 4h30 sáng mà mẹ con tui dậy, chuẩn bị đồ rồi ra đón xe đi nhận học bổng".
Chị Thương là mẹ đơn thân. Hai đứa con đều học rất giỏi. Một con trai đang học năm 3 Đại học Bách khoa Đà Nẵng, con thứ hai là tân sinh viên Trương Đình Bảo cũng đậu Bách khoa Đà Nẵng. Bảo thi trường quân đội để đỡ đóng học phí nhưng thiếu một chút điểm và sau đó đăng ký vào Bách khoa. Cả 3 mẹ con chỉ sống nhờ vào 4 sào ruộng.
Chị Trần Thị Phượng, ở huyện Cam Lộ, không giấu được niềm vui. Con gái chị là Nguyễn Thị Cẩm Tú, tân sinh viên Đại học Phú Xuân, Huế bữa đầu tuần gọi về báo tin mình được nhận học bổng. Con được tiếp sức mà chị thấy như chính mình được tiếp sức.
Chị Phượng nói, chồng làm thợ xây nhưng mất 9 năm trước vì tai nạn khi làm công trình. Một mình chị nuôi ba đứa con ăn học. Năm nay đứa con đầu vừa tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Huế thì con gái thứ hai là Tú vào năm đầu. Dù vất vả cực khổ không thể tả, chị luôn cố gắng cho con đi học.
"Một mình nuôi con đã khổ, còn hành trình học đại học 4 năm còn gian nan hơn. May mà cháu được báo Tuổi Trẻ tiếp sức", chị Phượng nói.
Là một trong những tân sinh viên được nhận học bổng Tiếp sức đến trường, Lê Minh Thư (trú xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) cứ thấp thỏm, hồi hộp đứng trước hội trường chương trình chờ đợi.
Thư là tân sinh viên Trường ĐH Kinh tế (Đại học Huế). Bố cô vào năm ngoái, sau thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư gan. Một mình mẹ của Thư đã cáng đáng mọi việc để lo cho gia đình nhỏ và con gái bước vào đại học.
Ngày bố mất, Thư như quỵ ngã vì mất đi chỗ dựa tinh thần thân thuộc nhất đời mình.
"Bố tôi mong muốn được một lần thấy con gái mình khoác lên chiếc áo cử nhân đại học. Thế nhưng điều đó đã chẳng thể xảy ra. Sau khi bố mất, tôi đã cố gắng thật nhiều để hoàn thành tâm nguyện của bố lúc còn sống là thấy con gái đậu đại học và tôi đã làm được", Thư chia sẻ.
Dù đậu đại học nhưng để bước tiếp trên con đường trở thành một cử nhân kinh tế của Thư trước mắt chẳng bằng phẳng. Sau nhiều năm chạy chữa bệnh tình cho bố, gia đình Thư gần như khánh kiệt.
"Khi biết tin mình được nhận học bổng Tiếp sức đến trường, tôi mừng lắm. Học bổng này sẽ giúp tôi vượt qua khoảng thời gian nhập học trước mắt. Sau khi nhận học bổng, tôi sẽ tiếp tục tìm việc làm thêm để có tiền chi trả học phí", Thư nói.
Mỗi mùa học bổng đều mang đầy cảm xúc. Tôi vừa xót xa, thương cảm cho những hoàn cảnh quá nghiệt ngã, vì nghịch cảnh mà trắc trở đường đến trường, cũng vừa thấy ấm áp khi những vòng tay của các anh chị trong câu lạc bộ Nghĩa tình Quảng Trị và báo Tuổi Trẻ. Tiếp sức đến trường vừa tiếp sức, vừa tiếp thêm niềm tin cho các bạn tân sinh viên nghèo.
Chương trình trao học bổng bắt đầu từ 9h, nhưng hơn 7h, hàng chục tân sinh viên đã có mặt tại điểm trao. Không giấu được niềm vui, Nguyễn Hạ Vi, tân sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật, đại học Ngoại ngữ Huế nói đêm qua mình còn mất ngủ vì hồi hộp.
Sáng 5h Vi đã dậy chuẩn bị đi từ huyện Hải Lăng vào thành phố Đông Hà nhận học bổng. Cô nói, suất học bổng quá lớn và quá ý nghĩa với Vi lúc này.
Nhà chỉ có hai mẹ con cùng bà ngoại. một mình mẹ gồng gánh nuôi Vi 18 năm qua đã là một hành trình vô cùng gian khó. Nay Vi vào đại học, gánh nặng này càng nặng hơn với đôi vai mẹ khi đã ngoài 60 tuổi.
"Đây là niềm vui quá lớn với mình", Vi thổ lộ.
Phát biểu tại lễ trao, nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nói khởi đầu với 33 tân sinh viên của Quảng Trị có hoàn cảnh khó khăn đầu tiên được tiếp sức, đến nay qua năm thứ 21, Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị" đã hỗ trợ 2.787 em với tổng kinh phí hơn 27 tỉ đồng.
Không dừng lại ở những hỗ trợ về vật chất bằng suất học bổng, chỗ ở, việc làm cho tân sinh viên, Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị" còn mang đến cho sinh viên nghèo những ân tình, là sự động viên tinh thần vô giá, giúp các bạn tân sinh viên thêm tự tin bước vào giảng đường đại học.
21 năm gieo ân tình với hàng ngàn sinh viên may mắn được giúp đỡ, rất nhiều số phận của các bạn trẻ đã thay đổi.
Nhiều bạn đã trưởng thành, trở thành những người giỏi giang, thành đạt, có những đóng góp cho quê hương, đất nước.
Có thể nói, những ân tình trao đi đã đơm hoa kết trái. Với chúng tôi, đó là món quà to lớn hơn mọi vật chất, biến cái cho đi nghĩa tình thành những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
Học bổng hôm nay ghi nhận những nỗ lực học tập của các bạn. Trao học bổng hôm nay cũng là dịp để chúng tôi trao gởi đến các bạn niềm tin rằng xã hội vẫn luôn có những vòng tay nhân ái nâng đỡ và luôn kỳ vọng vào các bạn.
Các bạn hãy xứng đáng với tình cảm và kỳ vọng đó. Chúng tôi tin vào nghị lực, khát vọng học tập của các bạn. Đừng bao giờ chấp nhận buông xuôi dù hành trình phía trước của các bạn sẽ còn rất nhiều khó khăn, gian khó", ông Chữ gửi lời nhắn nhủ đến tân sinh viên.
Hẹn gặp các bạn với nụ cười thật tự tin, tươi sáng trong tương lai!
Ông Đồng Hoàng Hiển, chủ nhiệm câu lạc bộ Nghĩa tình Quảng Trị, giám đốc Công ty CP Bình Điền - Quảng Trị cho biết năm nay là năm thứ 21 Câu lạc bộ Nghĩa tình Quảng Trị gắn bó với chương trình Tiếp sức đến trường của Báo Tuổi Trẻ.
"Chúng tôi đã thấy được nghị lực phi thường, ý chí mạnh mẽ vượt lên nghịch cảnh của các bạn. Đó là động lực để chính chúng tôi tiếp tục hành động, cố gắng không để các bạn phải dừng lại trước ngưỡng cửa đại học vì hoàn cảnh khó khăn.
Những suất học bổng này không chỉ tính bằng vật chất, mà chính là nghĩa tình, mong muốn các bạn luôn biết nuôi dưỡng những ước mơ, kiên trì theo đuổi và thực hiện những hoài bão cao đẹp đó. Tôi tin rằng các em sẽ làm nên những điều tuyệt vời trong tương lai", ông Đồng Quang Hiển nói.
Đã 21 năm qua, ông Trương Quang Hương, tổng giám đốc Công ty Quang Nông, phó chủ nhiệm CLB Nghĩa tình Quảng Trị, luôn dành thời gian để trở về mảnh đất đầy nắng và gió để cùng báo Tuổi Trẻ trao học bổng Tiếp sức đến trường.
Là một người con sinh ra từ mảnh đất có truyền thống hiếu học Mai Xá (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), ông Hương đã nếm đủ vị đắng cay, ngọt bùi bởi khí hậu khắc nghiệt, chiến tranh lửa đạn nơi mảnh đất thuộc vỹ tuyến 17. Ông Hương hiểu được tấm lòng hiếu học của đám trẻ nơi miền quê hương Quảng Trị.
Rời quê hương vào Nam lập nghiệp, niềm đau đáu hướng về quê hương luôn thôi thúc ông Hương trở về.
"Bố mẹ tôi đặt tên tôi là Hương cũng chính vì mong muốn dù đi đâu, làm gì thì con phải nhớ đến nguồn cội và luôn hướng về quê hương. Chính vì vậy, trong thâm tâm tôi luôn thôi thúc phải làm được điều gì đó, đặc biệt là cho những đám trẻ nghèo hiếu học như tôi ngày xưa".
21 năm trước, khi được ông Lê Quốc Phong - nguyên tổng giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền - cùng báo Tuổi Trẻ mở lời, chẳng nghĩ ngợi nhiều, ông Hương gật đầu ngay với Tiếp sức đến trường.
"Tôi ấn tượng sâu đậm nhất đối với bạn Hằng mắm ruốc. Từ một bạn trẻ có nguy cơ phải bỏ học trở thành một thạc sĩ, du học sinh ở Úc. Sau đó trở về để phát triển thương hiệu nước mắm ở quê nhà đi xa hơn. Đó là tấm gương phản chiếu tinh thần của học bổng Tiếp sức đến trường", ông Hương nói.
Ông Hương nhấn mạnh rằng các bạn trẻ đừng dễ bỏ cuộc, đừng vì khó khăn mà đầu hàng số phận, "tân sinh viên khó khăn, hãy gọi Tuổi Trẻ".
"Hãy tự tin bước đi và quay trở về, hỗ trợ cho đàn em có hoàn cảnh như chính mình hôm nay, để học bổng này sẽ mãi tiếp tục đến mai sau", ông Hương nói.
* Tuổi Trẻ Online cập nhật
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng cho tân sinh viên. Quỹ Khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ 4 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập.
Đây là điểm trao thứ hai trong chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2024 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" lần thứ 591 của báo Tuổi Trẻ. Chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2024 của báo Tuổi Trẻ dành cho hơn 1.100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của cả nước với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng.
Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị" là nơi tập hợp những người con xa quê, những người bạn yêu mến quê hương Quảng Trị… mong muốn được trở về tiếp sức, đồng hành thắp lửa cho các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà.
Chương trình "Tiếp sức đến trường" đã trải qua "22 mùa vượt khó cùng tân sinh viên". Đây là năm thứ 21 và cũng là mùa thứ 22 với tinh thần người đi trước rước người đi sau đã tạo nên những giá trị nhân văn hết sức sâu sắc cho chương trình "Tiếp sức đến trường" tại Quảng Trị.
Cách đây 20 năm, từ 33 tân sinh viên của Quảng Trị có hoàn cảnh khó khăn đầu tiên được tiếp sức, đến nay Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị" đã tiếp sức cho 2.787 em với tổng kinh phí hơn 27 tỉ đồng. Bên cạnh hỗ trợ suất học bổng, nhiều thành viên của Câu lạc bộ còn nhận hỗ trợ kinh phí sinh hoạt, phương tiện đi lại, việc làm… cho tân sinh viên xa nhà.
Chương trình "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ ra đời từ năm 2003 với 27 suất học bổng được trao lần đầu tiên cho tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ câu chuyện em học sinh ở Quảng Trị "Hai lần đậu đại học nhưng cổng trường vẫn xa", đến năm 2023, học bổng "Tiếp sức đến trường" đã trao cho 24.597 tân sinh viên khó khăn đến với giảng đường đại học, cao đẳng với tổng số tiền hơn 219 tỉ đồng (Chi phí tài trợ học bổng, chi phí tổ chức, quà tặng, hỗ trợ đi, ăn ở cho tân sinh viên…).
Trong hai cuốn sách về Chủ tịch Cuba Fidel Castro vừa ra mắt có những bài viết chưa từng được được xuất bản hoặc không được nhiều người biết tới, trong đó có sử dụng nhiều tư liệu ảnh của TTXVN.
Sáng 18-8, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức phiên toàn thể Hội nghị sản phụ khoa Việt - Pháp - châu Á - Thái Bình Dương, với sự tham gia của hơn 73 báo cáo viên và 2.700 đại biểu trong và ngoài nước.
Nam sinh 14 tuổi đang tập chạy cự ly 2,4 km tại trường thì bất ngờ đột quỵ và tử vong, gia đình em đồng ý hiến tặng cứu sống ba người.
Đây là lần thứ 2 nữ đại biểu Thào Thị Anh, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Sơn La xuống Hà Nội và là lần đầu tiên được tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Nữ sinh dân tộc Mông háo hức theo chân hướng dẫn viên tìm hiểu các hiện vật và lịch sử dân tộc trong niềm tự hào.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định tổ chức cuộc họp khẩn trước tình hình bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan nhanh.
Làng Hà Văn Trên ở xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) là một trong số ít những làng còn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ba Na. Tại đây, những tấm thổ cẩm đầy màu sắc rực rỡ được người dân tỉ mỉ, chăm chút bằng đôi bàn tay khéo léo.
Những vụ án đình đám dưới sự chỉ đạo phá án của ông Viễn Chi trong 10 năm làm trưởng đoàn chuyên gia an ninh Bộ Nội vụ Việt Nam sang giúp nước bạn Campuchia từ 1979 - 1988 được kể lại trong cuốn Sứ mệnh cao cả (Hồi ức mười năm).
Tối 25/6, tại Trung tâm Khám phá khoa học và đổi mới sáng tạo (Bình Định), Trung tâm hỗ trợ và phát triển Thiếu nhi Việt Nam phối hợp Hội đồng Đội tỉnh Bình Định và Anh ngữ OKO tổ chức vòng chung kết sân chơi 'Thiếu niên Việt Nam - Công dân toàn cầu' năm 2024.
Việc quyết định đơn vị tham gia thí điểm xe buýt hai tầng phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng, tránh độc quyền, đồng thời phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông.