Làng Hà Văn Trên ở xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) là một trong số ít những làng còn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ba Na. Tại đây, những tấm thổ cẩm đầy màu sắc rực rỡ được người dân tỉ mỉ, chăm chút bằng đôi bàn tay khéo léo.
Theo người dân, nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời và được truyền từ đời này sang đời khác. Những người phụ nữ ở làng Hà Văn Trên từ lúc sinh ra, chập chững biết đi đã cùng mẹ, cùng bà ngồi bên khung dệt.
Là người lớn tuổi nhất còn thường xuyên dệt thổ cẩm, bà Đinh Thị Liên (81 tuổi) kể để làm ra một sản phẩm hoàn thiện như váy dành cho nữ thì phải trải qua rất nhiều công đoạn: lấy bông, cán bông, cào sợi, xe sợi, rồi nhuộm.
Ngày trước, khi cây bông còn nhiều, người ta thường hái bông về để làm sợi dệt.
Qua nhiều công đoạn như phơi, tách hạt, lấy bông, nhuộm, rải chỉ… mới có sợi để dệt.
Bà con thường dùng các loại củ, quả để nhuộm sợi bông. Màu đỏ được nhuộm từ củ dền đỏ, màu vàng từ nghệ, lá cây…
"Bây giờ quần áo nhiều nên người ta ít mặc thổ cẩm. Ngày trước, thế hệ chúng tôi có được một bộ thổ cẩm là rất quý. Tôi cảm thấy rất yêu quý và muốn truyền nghề này cho con cháu mình để nghề không bị mai một".
Trong khi đó, bà Đinh Thị Hà (47 tuổi) cho hay ngày nay cây bông không còn nhiều nên nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là len.
Người dệt mua len về phải kéo, tách từng sợi len, trụng nước sôi cho chín len rồi phơi khô. Sau đó cuộn len lại thành từng cục, lên khung và dệt. Tất cả phải mất hơn 20 ngày mới cho ra một sản phẩm.
Theo bà Đinh Thị Xuân Bông - phó chủ tịch UBND xã Canh Thuận, làng Hà Văn Trên hiện có 103 hộ với hơn 380 nhân khẩu. Sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na thường có các tông màu chủ đạo: đen, đỏ và vàng.
Thổ cẩm của người Ba Na thường có màu tươi sáng, rực rỡ. Mỗi màu có một ý nghĩa riêng. Màu đen tượng trưng cho đất rừng trù phú. Màu đỏ tượng trưng của khát vọng và tình yêu. Màu vàng tượng trưng cho ánh sáng.
Các hoa văn, họa tiết được bố trí trên sản phẩm thổ cẩm của người Ba Na thường trang trí đối xứng, phản ánh quan niệm triết lý về vũ trụ, triết lý âm dương, trời đất, thiên nhiên.
Ông Nguyễn Xuân Việt - phó chủ tịch UBND huyện Vân Canh - cho biết huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại làng Hà Văn Trên.
"Mục tiêu của huyện không chỉ giúp người dân bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống mà còn tạo ra được các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, đồng thời tìm kiếm các kênh tiêu thụ, tạo điều kiện cho người dân có nguồn thu nhập từ sản phẩm làng nghề. Từ đó giúp bà con gắn bó hơn với nghề truyền thống này", ông Việt nói.
Bệnh viện Việt Đức thiếu một số loại thuốc do chưa thể đấu thầu, bệnh nhân mua ở ngoài trong khi bác sĩ phải điều tiết giảm ca mổ.
Sáng 13/6, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã triển khai 128 đội hình thanh niên tình nguyện với sự tham gia của 12.000 đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động hỗ trợ, tiếp sức mùa thi tại Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tỉnh Thanh Hóa năm học 2024-2025.
Kết quả kiểm tra của pháp y Thái Lan cho thấy trong máu 6 người Việt thiệt mạng tại phòng khách sạn ở Bangkok đều có xyanua.
Bệnh viện Nhi đồng 2 vừa được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện ghép thận, gan từ người hiến sống hoặc chết não ngay tại bệnh viện, thay vì phụ thuộc vào các nơi khác.
Cô bé Hằng nhớ rất rõ 7 năm trước, khi học lớp 3 nhà mình bắt đầu nghèo đi, thức ăn trong bữa cơm thưa dần và gần như cả năm không có quần áo mới.
Trung ương Đoàn vừa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Thái Bình. Theo đó, anh Nguyễn Bá Cát - Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Trưởng Ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam giữ chức Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Thái Bình.
Trong khuôn khổ dự án 'Nụ cười hạnh phúc', Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ phối hợp với các đơn vị khác để triển khai dự án mang kịch nói đến với đồng bào, chiến sỹ vùng sâu, vùng xa.
Ninh Thuận còn dấu tích của vương quốc Chăm Pa cổ đại, hiện được đưa vào khai du lịch văn hóa như tháp Chàm, làng nghề truyền thống hay lễ cầu an.
Binh nhì Trần Văn Quỳnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, Công an tỉnh Bình Thuận vừa được Trung ương Đoàn trao tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm. Cùng ngày, anh Nguyễn Hữu Đốn (35 tuổi, ở thành phố Phan Thiết) cũng được truy tặng huy hiệu do đã có hành động dũng cảm, hy sinh trong khi cứu người, bảo vệ tài sản của nhân dân.