Lễ hội Thái miếu nhà Trần tại Quảng Ninh là hoạt động tri ân công đức các Vua Trần và các bậc tiền nhân có công với đất nước, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc.
Ngày 27/2, Ủy ban Nhân dân thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) đã khai mạc Lễ hội Thái miếu nhà Trần năm 2024.
Lễ hội Thái miếu nhà Trần là hoạt động để tri ân công đức các Vua Trần và các bậc tiền nhân có công với đất nước, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc; nâng cao nhận thức cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vai trò, ý nghĩa, những giá trị cần được bảo tồn, phát huy các di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều.
Lễ hội kéo dài từ ngày 27-29/2 với nhiều hoạt động. Phần lễ gồm các lễ thỉnh vua, cáo yết, cầu an, rước nước và các nghi lễ hầu thánh, hầu các vua Trần. Phần hội là các hoạt động thể dục thể thao, trò chơi dân gian, liên hoan văn nghệ làng văn hóa xã An Sinh năm 2024.
Lễ hội Thái Miếu là sự kiện văn hóa quan trọng được thị xã Đông Triều tổ chức hằng năm trong những ngày đầu Năm mới, cùng với thời điểm diễn ra Lễ hội xuân Ngọa Vân trên địa bàn thị xã Đông Triều, Lễ hội Xuân Yên Tử.
Những hoạt động văn hóa này đã góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử Khu di tích nhà Trần trên địa bàn thị xã Đông Triều, tạo thêm điểm nhấn trong tuyến du lịch văn hóa tâm linh của Đông Triều nói riêng, Quảng Ninh nói chung.
Thái Miếu còn gọi là Đền Thái, tọa lạc trên đồi Đình thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, là nơi thờ tổ tiên của nhà Trần và các vị Vua Trần, một trong những di tích quan trọng trong quần thể Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều.
Vùng đất An Sinh-Đông Triều là quê gốc của nhà Trần, nơi đầu tiên nhà Trần đến sinh sống, lập nghiệp, sau này mới dời xuống vùng đất Long Hưng (Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định) sinh sống.
Sau khi lên ngôi, năm 1237, Vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh) đã ban cho anh trai mình là Trần Liễu vùng đất Ngũ Yên (Yên Sinh, Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Bang và Yên Hưng) để làm đất thang mộc và phong cho Trần Liễu là An Sinh Vương.
An Sinh Vương Trần Liễu đã cho xây dựng điện An Sinh và nhiều công trình phủ đệ tại đây. Đồng thời, ông cho xây dựng Tiên Miếu (tức Thái Miếu) để thờ cúng tổ tiên và cha của mình là Đức Thái Tổ Trần Thừa.
Sau khi An Sinh Vương Trần Liễu mất, nhà Trần tiếp tục mở rộng Tiên Miếu trở thành Thái Miếu của Hoàng gia. Quy mô của Thái Miếu ngày càng được mở rộng hơn. Các vị Vua Trần sau khi mất đều được thờ tự tại đây.
Triều đại nhà Trần đã khai sáng nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, với tư tưởng cư trần lạc đạo, làm nền tảng tư tưởng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam tới cấp độ Quốc giáo.
Với nhà Trần, Đông Triều không chỉ là quê gốc mà còn là Trung tâm văn hóa-tâm linh tiêu biểu và đặc sắc với quần thể di tích kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, được coi là “thánh địa” linh thiêng của Thiền phái Trúc Lâm.
Tiêu biểu như am-chùa Ngọa Vân, nơi Đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và nhập Niết bàn-hóa Phật; đền An Sinh và lăng tẩm các Vua Trần được xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia ngay từ đợt đầu năm 1962 cùng với nhiều di tích khác trên cả nước); Thái Miếu - nơi thờ tổ tiên và hoàng tộc nhà Trần; chùa Quỳnh Lâm - được coi là Học viện Phật giáo đầu tiên của nước Đại Việt thời nhà Trần, nổi tiếng với bức tượng Phật Di Lặc-là một trong “An Nam tứ đại khí...”
Năm 2013, Thái Miếu nhà Trần được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là Di tích Quốc gia Đặc biệt.
Lễ hội Thái Miếu nhà Trần được phục dựng lại từ năm 2019 và duy trì tổ chức thường niên. Lễ hội diễn ra từ ngày 18-20 tháng Giêng hàng năm. Ngày 18 tháng Giêng cũng là ngày giỗ Tổ Trần Thừa.
Đến với Lễ hội Thái Miếu nhà Trần, người dân, du khách sẽ được vãn cảnh, du ngoạn 13 điểm di tích trong Khu Di tích nhà Trần như Đền An Sinh, lăng Tư Phúc, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng, chùa Ngọc Thanh, chùa Ngọa Vân, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên.
Du khách cũng được trải nghiệm các hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi mang đậm bản sắc dân gian như kéo co, cờ cây, ném còn, đi cầu kiều, đập niêu và liên hoan văn nghệ làng văn hóa xã An Sinh được tổ chức tại khuôn viên Thái Miếu./.
Lê Đình Thiết, 57 tuổi, thừa nhận từ Vũng Tàu về quê sát hại vợ chồng em họ, đâm hai cháu trọng thương, sáng 19/6.
Đã một năm Hải Bình quyết định chọn lối sống không công việc ổn định chỉ vì sau nhiều năm phấn đấu mà sự nghiệp vẫn 'giậm chân tại chỗ'.
Trong 3 nạn nhân cấp cứu tại Bệnh viện Giao thông vận tải, hai người trẻ đã qua cơn nguy kịch, một cụ bà 84 tuổi tình trạng nặng đang điều trị hồi sức.
Cùng khởi công từ cuối năm 2014, sau 10 năm, cả bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại Phủ Lý (Hà Nam) vẫn chưa biết khi nào hoạt động.
Ông Nguyễn Chí Thanh là đại tướng thứ hai ở Việt Nam sau 'anh Văn' Võ Nguyên Giáp. Trên chiến trường miền Nam, ông còn nổi tiếng với phương châm 'nắm thắt lưng địch mà đánh' giúp giảm không lực địch.
Hàng trăm người về Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Khánh Hòa) để tưởng nhớ, tri ân liệt sĩ đã hi sinh trong trận chiến 36 năm về trước.
Đã hơn hai năm áp dụng chính sách ba con nhưng Trung Quốc gặp phải một vấn đề đau đầu: Càng khuyến khích sinh, tỷ lệ sinh càng giảm và đạt mức thấp kỷ lục.
Sau khi nhận được đơn của nhiều người dân tại Bình Dương tố giác hai phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một và phòng khám Đại Tín, công an đã vào cuộc làm rõ.
Hãng dược AstraZeneca vừa thông tin vắc xin COVID-19 do hãng nghiên cứu và sản xuất sẽ rút giấy phép, thu hồi toàn bộ vắc xin trên toàn thế giới. Trước đó, Việt Nam có sử dụng loại vắc xin này, hiện có còn vắc xin không?