Tự hào GS.VS Trần Đại Nghĩa – vị Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Hội Việt Nam

10:00 17/03/2023

Trọng trách nặng nề của vị Chủ tịch đầu tiên

Khi miền Bắc mới giải phóng, một số hội của các nhà khoa học đã được thành lập. Với mong muốn chuẩn bị cho sự hình thành một tổ chức chung của các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, tháng 3/1965, “Ủy ban liên lạc lâm thời các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam” đã ra đời.

Là một nhà khoa học giàu tâm huyết, uy tín cao, GS.VS Trần Đại Nghĩa đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tập hợp và đoàn kết các hội khoa học và công nghệ, tích cực chuẩn bị cho việc thành lập Liên hiệp hội các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Ngày 26/3/1983, trên cơ sở 18 năm hoạt động của Ủy ban liên lạc lâm thời các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, tại Thủ đô Hà Nội, đại diện của 14 hội khoa học và kỹ thuật ngành toàn quốc và Hội liên hiệp khoa học và kỹ thuật Hà Nội đã tổ chức Đại hội thành lập Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam).

Tại đại hội, Giáo sư Trần Đại Nghĩa, lúc đó vừa tròn 70 tuổi, đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất tín nhiệm bầu làm Chủ tịch của Liên hiệp hội Việt Nam.

Nói chuyện thân mật với những người làm công tác Hội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), căn dặn: “Liên hiệp hội là tổ chức quần chúng về khoa học-kỹ thuật, là dạng hình tổ chức mới. Các cậu phải cùng với anh Nghĩa hoạt động cho tốt, cho có hiệu quả”.

Tại Quyết định số 121/BT ngày 29/07/1983, Hội đồng Bộ trưởng khẳng định: “Cho phép thành lập Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam do đồng chí Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch”.

Liên hiệp hội Việt Nam ra đời là nơi tập hợp và đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ cả nước, điều hòa và phối hợp hoạt động của các hội thành viên. Đại hội thành lập Liên hiệp hội Việt Nam đã gây được tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, khi nhận nhiệm vụ mới, Giáo sư Trần Đại Nghĩa đứng trước những khó khăn to lớn về nhiều mặt. Hầu hết các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam là những cán bộ kiêm nhiệm, bận bịu nhiều công việc khác, Nhân lực của cơ quan không quá 10 người, trong đó nhiều người là bộ đội hoặc thanh niên xung phong vừa mới xuất ngũ. Thành thử, phần lớn trọng trách đặt lên vai Chủ tịch.

Trụ sở cơ quan là ngôi nhà, nguyên là nhà dân, ở số 30B phố Bà Triệu, Hà Nội. Một chiếc xe Volga đen duy nhất của cơ quan dùng để đưa đón Chủ tịch, nhưng nhiều khi cũng được sử dụng vào các nhiệm vụ khác, chủ yếu là cho việc đón tiếp khách quốc tế. Kinh phí hàng năm vừa đủ để chi trả khoản tiền lương khiêm tốn cho số cán bộ ít ỏi của cơ quan.

Từng bước khắc phục khó khăn, tiếp nhận Báo Khoa học thường thức

Trong hoàn cảnh gian nan đó, GS.VS Trần Đại Nghĩa và Ban Chấp hành Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam đã từng bước khắc phục được các khó khăn, thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ của một tổ chức mới mẻ, chưa có tiền lệ.

Trong vòng 5 năm, quy mô của Liên hiệp hội Việt Nam được mở rộng với việc thành lập thêm 4 hội ngành toàn quốc và 4 liên hiệp hội địa phương mới. Các tổ chức thành viên của Liên hiệp hội Việt Nam tăng lên gấp rưỡi, từ 15 lên con số 23.

Cùng với đó, việc điều hòa và phối hợp hoạt động của các hội thành viên đứng trước những yêu cầu mới, cao hơn. Trong hoàn cảnh ấy, GS.VS Trần Đại Nghĩa đã nhiều lần đến gặp gỡ, tìm hiểu tình hình và kết quả hoạt động của các hội thành viên, gợi mở cách tháo gỡ khó khăn và giải quyết nhiều vấn đề mấu chốt, động viên các cán bộ, nhân viên làm công tác hội.

Ở vào tuổi “xưa nay hiếm”, không quản đường xa, GS. Trần Đại Nghĩa đã trực tiếp vào mảnh đất tận cùng của Tổ quốc để thăm và làm việc với Liên hiệp hội tỉnh Kiên Giang ngay sau khi tổ chức này vừa mới được thành lập năm 1985.

Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam tập trung vào một số công tác chủ yếu. Trong những cuộc hội nghị chuyên đề, các nhà khoa học và công nghệ đã đóng góp nhiều ý kiến tâm đắc và sâu sắc vào dự thảo nhiều văn kiện quan trọng về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức được khởi động bằng những hình thức hoạt động đa dạng. Nhiều cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức với những nội dung về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, thu hút sự tham gia của nhiều người quan tâm.

Đặc biệt, năm 1984, GS.VS Trần Đại Nghĩa đã quyết định tiếp nhận Báo “Khoa học thường thức”, sau này là Báo “Khoa học và Đời sống”.

Báo Khoa học Thường thức đã mang lại cho Liên hiệp hội Việt Nam một phương tiện hữu hiệu mới trong công tác phổ biến kiến thức, đúng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các cô, các chú phải ra sức đem kiến thức khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt”.

Hoạt động hợp tác quốc tế cũng sớm được GS.VS Trần Đại Nghĩa và Ban Chấp hành Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam triển khai. Bè bạn quốc tế đã được giới thiệu về một tổ chức mới đang từng bước định hình của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam.

Sau Đại hội thành lập, Liên hiệp hội Việt Nam đã thiết lập được quan hệ hợp tác với Hội Kiến thức Liên Xô, Hội Phổ biến kiến thức Bungari và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Liên Xô. Các đoàn đại biểu của Liên hiệp hội Việt Nam cũng đã tham dự một số hội nghị quốc tế.

Đảng và nhân dân ta tự hào về Liên hiệp Hội

Trên cơ sở đánh giá tình hình và kết quả 5năm hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam, ngày 11/04/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 35-CT/TƯ “Về củng cố tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam”.

Bản Chỉ thị khẳng định: “Đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật nước ta đã được tập hợp lại trong các hội khoa học và kỹ thuật và có vai trò vô cùng quan trọng trong cách mạng khoa học và kỹ thuật...

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo cơ cấu và quy chế của một đoàn thể quần chúng cấp trung ương... đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Bí thư Trung ương Đảng... thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội về khoa học-kỹ thuật của một hội quần chúng”.

Kể từ đây, tư vấn, phản biện và giám định xã hội trở thành chức năng quan trọng và chủ yếu của Liên hiệp hội Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất “khởi đầu nan”, ngày 12/05/1988, tại Hà Nội, Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khẳng định: “Đảng và nhân dân ta tự hào có một đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật đông đảo hàng chục vạn người, lòng đầy nhiệt huyết, muốn cống hiến nhiều cho xã hội, đưa đất nước mau chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên con đường văn minh, hạnh phúc...Với sức mạnh tập hợp liên ngành và cách làm việc hợp tác năng động, Hội cũng có thể đảm đương được tốt chức năng phản biện và giám định xã hội”.

Trong bài phát biểu tại Đại hội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ rõ: “Sự phát triển nhanh và lớn như vậy chứng tỏ hình thức các hội khoa học và kỹ thuật đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số cán bộ khoa học và kỹ thuật, của giới trí thức... Đó là tính ưu việt của hình thức tổ chức của Liên hiệp hội”.

Những lời biểu dương trên đây của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành cho Liên hiệp hội Việt Nam cũng là sự ghi nhận công lao to lớn của GS.VS Trần Đại Nghĩa - vị Chủ tịch của 5 năm nhiệm kỳ đầu tiên.

Thể theo nguyện vọng của đông đảo các nhà khoa học và các hội thành viên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II đã suy tôn Giáo sư Trần Đại Nghĩa là Chủ tịch danh dự của Liên hiệp hội Việt Nam.

Hơn 5 năm sau, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III họp trong hai ngày 27-28/09/1993 lại tiếp tục suy tôn Giáo sư Trần Đại Nghĩa là Chủ tịch danh dự của Liên hiệp hội Việt Nam trong nhiệm kỳ mới. Chức danh cao quý ấy gắn liền với tên tuổi GS.VS Trần Đại Nghĩa cho tới những giây phút cuối cùng.

Ngày nay, Liên hiệp hội Việt Nam đã trở thành một tổ chức chính trị-xã hội lớn mạnh.

Nhìn vào tầm vóc và diện mạo hôm nay của Liên hiệp hội Việt Nam, chúng ta càng thêm bồi hồi, xúc động nhớ tới những người đã đặt nền móng đầu tiên cho ngôi nhà chung của trí thức khoa học và công nghệ cả nước. Trong đó, nổi bật là Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa - vị Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mời quý độc giả xem video: "Trần Đại Nghĩa không sáng chế súng Bazooka, vậy thì ông làm gì?". Nguồn: QPVN.

Bài viết nằm trong chuỗi hoạt động nhằm hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày thành lập LHH VN (26/3/1983-26/3/2023) và 110 năm ngày sinh của GS. VS Trần Đại Nghĩa. Bài viết có sử dụng tư liệu của PGS.TS Tô Bá Trọng, Nguyên Chủ nhiệm UBKT Liên hiệp Hội Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm
Chuột tinh ranh, dọn dẹp sạch bẫy của chủ nhà

Chuột tinh ranh, dọn dẹp sạch bẫy của chủ nhà

19:30 29/06/2024

Chẳng những không sập bẫy, chuột còn có 'lòng tốt' dọn dẹp các chiếc bẫy mà chủ nhà để khắp nơi đến vị trí khác.

Khai mạc triển lãm về chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc triển lãm về chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh

15:00 17/05/2023

Triển lãm trưng bày, giới thiệu đến công chúng hơn 200 lệnh, sắc lệnh gốc tiêu biểu, chọn lọc từ hơn 1.400 văn bản lưu trữ cùng bút tích và gần 80 ảnh tư liệu.

Nhiều trẻ nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp

Nhiều trẻ nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp

18:40 04/11/2023

TP Hồ Chí Minh - Số trẻ nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp - RSV tăng. Hiện tại, ghi nhận ở Bệnh viện Nhi đồng 1, nhiều...

Chiến sĩ nhí Bắc Kạn hào hứng với học kỳ trong quân đội

Chiến sĩ nhí Bắc Kạn hào hứng với học kỳ trong quân đội

10:20 15/07/2024

Ngày 14/7, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh, Tỉnh Đoàn phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn tổ chức Lễ xuất quân “Học kỳ trong quân đội” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.

Báo tin dữ ung thư cho người trẻ

Báo tin dữ ung thư cho người trẻ

05:20 10/05/2024

Gần 12h đêm, chiếc xe cứu thương đỗ sập trước cửa, chuyển đến một nam sinh nguy kịch do tắc ruột, các chỉ số sinh tồn giảm đi nhanh chóng.

Đi xin lộc ở chợ đình Bích La vào rạng sáng mùng 3 Tết

Đi xin lộc ở chợ đình Bích La vào rạng sáng mùng 3 Tết

12:50 12/02/2024

Quảng Trị - Chợ đình Bích La mỗi năm chỉ họp một lần vào đêm mùng 2 và rạng sáng mùng 3 Tết Nguyên đán. Người dân đến chợ, hái...

Ba người bà du lịch gây sốt: Còn tiếc vì chưa lặn ngắm san hô

Ba người bà du lịch gây sốt: Còn tiếc vì chưa lặn ngắm san hô

09:30 29/03/2024

Mới đây, hình ảnh ba người bà tóc bạc trắng, quàng khăn đi du lịch Phú Quốc được dân tình chia sẻ khắp cõi mạng.

Chuỗi lễ hội hoa đăng tháng 11 tại Thái Lan

Chuỗi lễ hội hoa đăng tháng 11 tại Thái Lan

18:50 12/11/2023

Lễ hội Loy Krathong được tổ chức vào đêm 15/12 Âm lịch Thái, thường rơi vào tháng 11 Dương lịch hàng năm, năm nay là ngày 27/11.

Xử phạt phòng khám da liễu ở quận Phú Nhuận và 6 nhân viên, bác sĩ

Xử phạt phòng khám da liễu ở quận Phú Nhuận và 6 nhân viên, bác sĩ

18:00 26/04/2023

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa có quyết định xử phạt một phòng khám da liễu tại quận Phú Nhuận và hàng loạt nhân viên vì hành nghề sai quy định.

Co loi xay ra
Co loi xay ra