Tứ bất tử trong văn hóa thờ cúng Việt Nam

11:20 12/02/2024
Tranh sơn mài Ông Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm. Ảnh: Lê Thiết Cương cung cấp

Việt Nam có một văn hóa thờ cúng tín ngưỡng rất đặc thù, độc đáo, đã được dân gian hệ thống hóa từ ngàn xưa. Và có gốc tích chắc khỏe, từ một nền văn hóa nông nghiệp điển hình, với ba hằng số cơ bản: Nông dân - Nông nghiệp - Nông thôn.

Đích đến và hạnh phúc cao nhất của nền văn hóa nông nghiệp này phải là sự sinh sản con đàn cháu đống, trâu bò lợn gà đầy chuồng, thóc lúa đầy bồ, vườn tược đầy hoa trái... Tín ngưỡng phồn thực, vì thế đã ra đời, kết tinh ao ước và ham muốn đầy màu sắc “phồn thực” của một dân tộc nông dân, về sự sinh nở và phát triển.

Từ cái gốc văn hóa căn cơ đó, đã nảy sinh hai hệ thống tín ngưỡng song hành và đan cài: Tín ngưỡng thờ tự nhiên và thờ con người.

Trong tín ngưỡng thờ người, có tục thờ độc đáo: thờ Tứ bất tử (bốn vị thánh không chết) là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.

Tín ngưỡng phồn thực là gốc tích văn hóa nông nghiệp Việt

Thực ra, ước mơ lớn nhất của nông dân Việt - chủ thể văn hóa nông nghiệp Việt Nam, đã thật tối giản: Họ đi cấy đi cày, chăm chỉ hai sương một nắng trên cánh đồng, làm ra thóc gạo, cốt để duy trì và phát triển sự sống, bằng việc sinh con đẻ cái để kế tục dòng giống, cha truyền con nối. Chính vì thế, tín ngưỡng phồn thực đã hiện diện suốt chiều dài của tiến trình văn hóa Việt, liên quan chặt chẽ với triết lý Âm Dương.

Với nội dung được thiêng hóa, trong tục thờ Nõ - Nường (Nõ là biểu tượng dân gian Việt của sinh thực khí đàn ông. Nường là của đàn bà), và hành vi giao phối. Người nông dân Việt, qua bao đời tồn tại - đã chứng minh: Việc thờ phụng và thực hành tín ngưỡng phồn thực đã tạo nên “sinh khí mạnh mẽ” (chữ dùng của học giả Đào Duy Anh), cho việc kiến tạo nguồn nhân lực phục vụ đất nước từ bao đời nay. Với đích đến “phồn thực”, liên quan đến sinh đẻ, nên trong tục thờ tín ngưỡng này, các bà mẹ - các Mẫu, mới được lên ngôi phụng thờ, chứ tuyệt nhiên không phải là các thiếu nữ chưa làm mẹ.

Vì thế, Đạo Mẫu và tục thờ Mẫu đã thành tín ngưỡng sùng bái các hiện tượng tự nhiên điển hình, được nhân hóa, được dân gian Việt thờ phụng trong suốt dọc dài lịch sử văn hóa Việt Nam. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016.

Vậy nên, tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ vinh danh và thờ phụng các Mẫu, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thủy (mẫu Thoải)..., các Bà: Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước, các nữ thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp, gọi là Tam phủ, Tứ Phủ (đạo diễn Việt Tú từng cấu trúc vở diễn nghệ thuật “Tứ phủ” dựa trên tín ngưỡng thờ “tứ phủ” và đã diễn thành công vài trăm đêm trên sân khấu Châu Âu và Rạp Công Nhân phố Tràng Tiền Hà Nội).

Ngoài ra, tín ngưỡng dân gian Việt còn có tục thờ động vật, thực vật vốn hiện diện trong môi trường tự nhiên hoặc trong truyền thuyết thân thuộc với người Việt, như bộ ba Chim - Rắn - Cá Sấu và cặp đôi Vật tổ Tiên Rồng (theo tưởng tượng của dân gian Việt, Tiên là giống Chim, Rồng là sự phối kết giữa Rắn và Cá Sấu).

Về thực vật, Cây Lúa mặc nhiên được tôn sùng và thờ phụng ở đẳng cấp cao nhất, với tên gọi linh thiêng: Mẹ Lúa, Thần Lúa, Hồn Lúa... và sau đó là tục thờ cây, quả thiêng: Cây Đa, Cây Đề, Cây Dâu, quả Bầu...

Cùng với việc sùng bái và tôn thờ các hiện tượng tự nhiên, người Việt còn “thần thánh hóa” những người ưu tú, nhân tài đất Việt, đưa họ lên hàng tín ngưỡng để chiêm bái và thờ phụng.

Nổi bật nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thường cúng kiếng vào ngày Tết Nguyên đán, mồng Một, ngày Rằm hàng tháng, ngày có việc trọng đại của gia đình, như sinh con đẻ cái, dựng vợ gả chồng, cúng giỗ ông bà, cha mẹ, người thân, họ hàng, anh chị em ruột, vợ chồng, con cái...

Ngoài tục thờ gia tiên, trong phạm vi gia tộc gia đình, người Việt còn thờ Thổ Công, như vị thần định đoạt phúc phận cho gia đình gia tộc.

Từ việc thờ tại gia, người Việt còn mở rộng việc thờ ra phạm vi ngôi làng, với tục thờ Thần Làng (Thành Hoàng Làng). Và tuân theo tiến trình văn hóa, người Việt đã dần nâng cấp thờ cúng, từ gia đình, là Nhà đến Làng và đến Nước - Quốc gia, nhằm đạt đến cấp thờ cúng cao nhất.

Đó là tục thờ Vua Tổ ở Đất Tổ - Phong Châu, Phú Thọ, nơi các vua Hùng đóng đô, với ngày giỗ Tổ thường niên: 10.3 theo lịch ta (Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba). Riêng tục thờ Vua Tổ và xác tín ngày giỗ Tổ thường niên, theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm, chỉ có trong truyền thống văn hóa Việt Nam - là quốc gia duy nhất trên thế giới, thờ Vua Tổ và làm lễ Giỗ Tổ thường niên!

Các tín ngưỡng văn hóa quan trọng này đều biểu thị cách sống, lối sống, ứng xử văn hóa của người Nông Dân Việt - chủ thể cao quý, đã tạo tác nên bản sắc văn hóa Việt Nam, trong dọc dài lịch sử ngàn năm...

Tín ngưỡng thờ Tứ Bất tử

Trong hệ thống tín ngưỡng “sùng bái con người”, nhằm cử chỉ thiêng là phong thần, phong thánh cho người Việt, thì trong dân gian Việt, đã tồn tại một tín ngưỡng đặc biệt, là tục thờ Tứ bất tử (bốn vị thánh không chết): Đó là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.

Đây là những người được dân gian Việt “bất tử hóa”, theo các truyền thuyết lịch sử lâu đời. Tản Viên (trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh), Thánh Gióng (trong truyền thuyết Thánh Gióng) - là hai vị nam thần biểu trưng cho hai động thái lịch sử quan trọng nhất của quốc gia Việt Nam, là sức mạnh cộng đồng, đoàn kết chống “giặc tự nhiên” là thiên tai lũ lụt và chống giặc ngoại xâm, nhăm nhe muốn chiếm đoạt nước nhà.

Tương truyền, không phải ngẫu nhiên, vua Hùng đã rơi vào tình huống mà thi sĩ Nguyễn Bính thời hiện đại, từng hài hước thơ: “Vua chỉ có một nàng mà hai rể/ Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều”. Song, vua Hùng đã sáng suốt chọn Sơn Tinh, từ chối Thủy Tinh.

Cuộc đấu giành ngôi rể quý vua Hùng diễn ra, Thủy Tinh đánh Sơn Tinh, đùng đùng dâng nước lên. Nhưng nước dâng đến đâu, Sơn Tinh dâng núi cao đến đấy. Thủy Tinh thua trắng Sơn Tinh, trong cơn giận dữ điên cuồng.

Chẳng phải qua chiến thắng này của Sơn Tinh - Tản Viên Sơn Thánh, dân gian đã “thiêng hóa” và “bất tử hóa” cuộc chiến thường niên, dai dẳng và khốc liệt của dân Việt trong lịch sử dựng nước, đã luôn dũng cảm đối đầu và chiến thắng thiên tai lũ lụt, nhằm gây dựng sự nghiệp trồng lúa vĩ đại của lịch sử văn hóa văn minh nông nghiệp Việt Nam đó sao?

Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương, lại là một vị anh hùng “bất tử” và lẫy lừng hùng tráng, trong cuộc chiến chống giặc Ân xâm lược. Thắng giặc, với vũ khí huyền thoại: Ngựa sắt, nón sắt, gươm sắt, áo giáp sắt, kể cả việc nhổ tung bụi tre đằng ngà đánh giặc... Thắng giặc, Thánh Gióng nhẹ thênh bay vút về trời, được dân gian tấn phong vĩnh viễn là “Phù Đổng Thiên Vương”.

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm có lý khi cho rằng: Hai công việc to lớn mà Tản Viên Sơn Thánh và Phù Đổng Thiên Vương đã thực hiện xuất sắc, đó là chống thiên tai lụt lội và đánh đuổi giặc ngoại xâm, đã là “sự phối hợp thần thánh” để dựng lên Đất nước Việt Nam.

Hai vị tiếp nối bộ tứ bất tử, chính là Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.

Ý nghĩa bất tử của Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh lại nằm ở khu vực đối nội. Cả hai vị thần này đều có công lớn trong sự nghiệp “quốc thái an dân”, tạo lập cho người Việt đời sống sung túc về vật chất và an yên, hạnh phúc về tinh thần. Không ngẫu nhiên, dân gian Việt đã cho Chử Đồng Tử xuất thân từ một người trắng tay, chiếc khố duy nhất hai cha con dùng chung, đã được liệm cho bố, nên Chử Đồng Tử suốt ngày phải trầm mình xuống nước để kiếm kế mưu sinh.

Số phận sắp đặt cho chàng trai nghèo nên duyên chồng vợ với công chúa Tiên Dung - con gái vua Hùng. Và Chử Đồng Tử đã cùng vợ gây dựng cơ đồ, dựng phố xá buôn bán sầm uất và được dân gian Việt tôn sùng như ông tổ nghề buôn bán của nước Việt ta.

Liễu Hạnh chính là vị thần bất tử thứ tư và là nữ thần duy nhất trong Tứ bất tử. Tương truyền Liễu Hạnh là công chúa con Trời, đã ba lần xin Trời cho xuống trần gian để thực hành ước mơ về cuộc sống gia đình hạnh phúc và khát vọng sống tự do bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội xưa, vốn trọng nam khinh nữ.

Cũng theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm, hai khát vọng về vật chất dồi dào và tinh thần hạnh phúc của hai vị thần này đã tự nhiên hợp lưu, đồng thuận tạo nên “Con Người Việt Nam”. Tứ bất tử, như thế, đã kết tinh sự bất tử của các giá trị văn hóa mang bản sắc Việt, tạo nên hình ảnh Đất Nước và Con Người Việt Nam - chứa đựng giấc mơ, sự nghiệm sinh lịch sử - xã hội trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai của người Việt, vẫn đang được tiếp nối, tích hợp văn hóa, không chỉ trong thế kỷ XXI đầy xáo động, đầy biến cố phức tạp, nan giải, mà quốc gia nào trên trái đất cũng phải đối đầu, phải vượt qua, để tồn tại và phát triển về phía trước.

Cho nên tục thờ Tứ bất tử của người Việt đã thật bất tử và sống mãi trong các nghi lễ cầu cúng, trong từng gia đình, gia tộc trên khắp vùng miền đất nước. Và càng không bao giờ bị gián đoạn trong các lễ hội dân gian thường niên, liên quan đến tục thờ Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam...

Có thể bạn quan tâm
Hoàn thiện cơ chế, chính sách để văn hóa “rộng đường” phát triển

Hoàn thiện cơ chế, chính sách để văn hóa “rộng đường” phát triển

10:00 27/08/2023

Thời gian gần đây, ngành văn hóa tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, khơi thông những 'nút thắt,' 'điểm nghẽn.' Có thể nói, việc kiến tạo chính sách đã mở rộng đường cho văn hóa phát triển.

Người nghèo mua siêu xe

Người nghèo mua siêu xe

08:50 14/05/2024

Muốn được mọi người ngưỡng mộ, không ít người trẻ tại Hàn Quốc sẵn sàng gánh nợ để sở hữu ôtô hạng sang.

Tái hiện những thành tựu của thành phố Nam Định 70 năm sau Ngày giải phóng

Tái hiện những thành tựu của thành phố Nam Định 70 năm sau Ngày giải phóng

17:30 25/06/2024

Ngày 25/6, Trung tâm Lưu trữ tỉnh Nam Định tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Giải phóng thành phố Nam Định-Xây dựng hậu phương vững chắc cho tiền tuyến anh hùng.”

Vẽ tranh, xếp hình bản đồ Việt Nam lan tỏa cuộc vận động 'Tự hào một dải non sông'

Vẽ tranh, xếp hình bản đồ Việt Nam lan tỏa cuộc vận động 'Tự hào một dải non sông'

17:30 23/12/2023

Hoạt động thiết thực nhằm giáo dục lòng yêu nước, tự hào về toàn vẹn lãnh thổ trong mỗi người dân Việt Nam nói chung, đoàn viên thanh niên nói riêng.

Cần lan tỏa mạnh mẽ phong trào Sinh viên 5 tốt

Cần lan tỏa mạnh mẽ phong trào Sinh viên 5 tốt

14:50 15/10/2023

Tại phiên trọng thể Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Nghệ An lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bầu ra Ban chấp hành Hội với 27 thành viên. Anh Trần Linh đã tái đắc cử Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Nghệ An.

Hàng ngàn người tham gia lễ rước kiệu hoa mừng Phật đản

Hàng ngàn người tham gia lễ rước kiệu hoa mừng Phật đản

05:40 16/05/2024

Đúng 20h tối 15-5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ rước kiệu hoa kính mừng Phật đản Phật lịch 2568.

Bí thư Tỉnh Đoàn Lạng Sơn nhận nhiệm vụ mới

Bí thư Tỉnh Đoàn Lạng Sơn nhận nhiệm vụ mới

15:10 13/05/2024

Sáng 13/5, tại Huyện ủy Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn diễn ra Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

Tưởng u não hóa sán ký sinh trong phổi

Tưởng u não hóa sán ký sinh trong phổi

07:50 26/06/2024

Bé trai 7 tuổi nhập viện khi đau đầu, tức ngực, kết quả xét nghiệm phát hiện tràn dịch màng phổi do sán ký sinh.

Báo cảnh sát vì mất đôi dép

Báo cảnh sát vì mất đôi dép

14:40 23/12/2023

Đôi dép mới mua được 2 ngày thì bị mất, nạn nhân bức xúc báo cảnh sát để tìm ra kẻ trộm.

Co loi xay ra
Co loi xay ra