Năm 2022, cả nước có 64 cá nhân được phong tặng Nghệ nhân Nhân dân ở các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, trong đó Cần Thơ được xướng danh NNND Trường Út (tên thật là Phan Văn Út, sinh năm 1975) ở loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian.
Đó là vinh dự lớn không chỉ cho cá nhân Nghệ nhân Trường Út, mà còn với thành phố trong nỗ lực gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật đờn ca tài tử.
Anh “Út bún riêu” là tên gọi thân thương mà mọi người dành cho Nghệ nhân Nhân dân Trường Út bởi công việc mưu sinh hàng ngày của anh là “ông chủ” quán nhỏ bình dân bán món điểm tâm sáng - bún riêu, ven đường Nguyễn Tri Phương, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Tay tô, tay vợt nhịp nhàng làm bún, bưng đến bàn cho khách, anh Út vừa vui vẻ ngâm nga một câu vọng cổ. Quán bún riêu là công việc hàng ngày của anh, giúp anh nuôi hai con ăn học nên người.
Còn đờn ca tài tử là cái danh, là cái nghiệp anh trót yêu, trót nặng mang. Và chính anh “Út bún riêu” đã nuôi Trường Út thành một Nghệ nhân Nhân dân như hôm nay.
Khoảng 40 năm trước, khi còn là cậu bé 8 tuổi, anh Út thường theo anh trai Trường Lạc đi hát ở các sự kiện.
Là người phát hiện ra năng khiếu của em, anh Trường Lạc cũng chính là người thầy đầu tiên trong sự nghiệp ca hát của Nghệ nhân Nhân dân Trường Út khi uốn nắn cho em từng làn hơi, từng bản đờn.
Đến khi anh Út bày tỏ mong muốn được lên TP.HCM để theo học bài bản nhưng hoàn cảnh gia đình lúc đó nhiều khó khăn, vì thương em, anh Trường Lạc đã tìm đến thầy đờn Hai Long - thầy của những tài danh như Bạch Tuyết, Hùng Cường để xin cho em trai theo học.
Thầy Hai Long đã lớn tuổi nên chỉ nhận dạy ít học trò cho đỡ nhớ nghề. Với tố chất thông minh, khả năng thẩm âm tốt, cậu học trò Trường Út được thầy Hai Long dồn tâm huyết, kèm cặp tận tình.
Cũng vì thế anh Trường Út ngày càng tiến bộ và trở thành giọng ca sáng giá trong phong trào đờn ca tài tử ở Cần Thơ những năm 1990. Giọng ca những bài Bắc của anh huyễn hoặc, chuẩn mực, giàu xúc cảm nên đi vào lòng người một cách lắng đọng. Anh có cách chẻ nhịp, đưa hơi ngọt lịm khiến bài tài tử trở nên bay bổng.
Với Nghệ nhân Nhân dân Trường Út, sáng tạo là sự bắt buộc đối với nghệ sĩ. Bối cảnh văn hóa, lịch sử thay đổi, thị hiếu của người xem, người nghe cũng đổi.
Chia sẻ cảm nghĩ về người anh, đồng nghiệp tại Câu lạc bộ đờn ca tài tử Tây Đô, Nghệ nhân Ưu tú Ái Hằng - trưởng ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ nói: Nghệ nhân Nhân dân Trường Út từ ngày đầu vào nghề cho đến khi được vinh danh Nghệ nhân Nhân dân luôn giữ cho mình tính cách mộc mạc, chân phương, đúng chất “anh ba khía Tây Nam Bộ”.
Bất kỳ buổi diễn nào dù lớn hay nhỏ, thậm chí là biểu diễn không thù lao, khi Ban Tổ chức ngỏ lời, anh đều nhận. Nhiều buổi diễn ở vùng sâu vùng xa, lại tổ chức vào buổi tối, mùa mưa, nhưng anh Trường Út luôn tới đúng giờ. Chúng tôi luôn nhắc nhau học anh để vững tâm giữ lửa nghề.
Không chỉ hết mình với hoạt động biểu diễn, Nghệ nhân Nhân dân Trường Út còn cống hiến rất lớn cho phong trào đờn ca tài tử của thành phố Cần Thơ khi trực tiếp truyền dạy cho nhiều thế hệ trẻ cũng như người lớn tuổi yêu thích đờn ca tài tử.
Soạn giả Nhâm Hùng chia sẻ, nghệ thuật đờn ca tài tử của thành phố đang ngày càng phát triển. Thành quả đó có được là nhờ sự chung tay góp sức của rất nhiều nghệ sĩ, trong đó có sự cống hiến hết mình của Nghệ nhân Nhân dân Trường Út.
Với tinh thần cống hiến, bền bỉ mấy chục năm qua, các lớp dạy đờn ca tài tử do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Câu lạc bộ đờn ca tài tử Tây Đô, Trung tâm văn hóa quận Ninh Kiều… tổ chức, anh đều đảm nhiệm vai trò giảng viên.
Những ai yêu thích, muốn tìm hiểu sâu hơn về đờn ca tài tử, tìm đến anh, anh cũng dành thời gian để hướng dẫn. Anh đã dìu dắt nhiều thế hệ học trò, trong đó có những tên tuổi được khẳng định như nghệ sĩ Minh Tuấn, Việt Thu, Thanh Dũng...
Vất vả mưu sinh nhưng cứ đứng trên sân khấu, Nghệ nhân Nhân dân Trường Út sống trọn với tiếng đờn, lời ca. “Đời còn cho hơi thở, tôi còn cất lên lời ca, với tôi đó là mục đích sống cũng là nguồn sống” - Nghệ nhân Nhân dân Trường Út bày tỏ.
Nổi tiếng khi thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, luật sư Celine Nhã Nguyễn tiết lộ nhiều kỷ niệm, sự cố trong các chuyến leo núi khắp thế giới.
Lực lượng công binh Việt Nam và Ấn độ đã phối hợp cùng nhau để thực hành rà phá mìn, vật liệu nổ, đảm bảo an toàn cho các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc.
Ngày cao điểm Chiến dịch tình nguyện 'Hành quân xanh' đã được các cấp bộ Đoàn trên toàn tỉnh Nghệ An triển khai với nhiều phần việc, công trình ý nghĩa, phát huy được vai trò tình nguyện xung kích tuổi trẻ trong việc làm đẹp cảnh quan môi trường, giúp đỡ nhân dân, chăm lo cho học sinh, các hoàn cảnh khó khăn.
Do bệnh viện thiếu thuốc và vật tư y tế, nhiều bệnh nhân có BHYT nhưng phải ra nhà thuốc bên ngoài mua găng tay, băng gạc, kim tiêm…
Cuộc thi học thuật cấp thành phố lần đầu tiên về hướng dẫn viên du lịch thu hút hơn 200 sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM tranh tài.
Du khách quốc tế đến vịnh Hạ Long - đảo Cát Bà trong tháng 2, 3 liên tục nhận xét thắng cảnh 'đầy rác' và góp ý xử lý vấn đề.
Bé gái 6 tuổi đứng xem anh chị đánh cầu lông, bất ngờ phần thân vợt rời khỏi tay cầm bay vút lên và rơi xuống cắm vào đầu bé, gây xuất huyết não.
Hội nghị Thường niên của TPO tổ chức tại thành phố Vũng Tàu, ngày 17/3, là dịp hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác, quảng bá hình ảnh thành phố này đến các tỉnh, thành khác cũng như các nước ở châu Á-TBD.
Châu Vy, 34 tuổi, chạy 10 km lấy đơn giao rồi ghé điểm dừng ở quận Bình Tân, TP HCM, trú mưa, tranh thủ nghỉ ngơi.