Trường học rụt rè kêu gọi phụ huynh đóng góp

00:20 13/10/2023

Trần của các lớp học tầng 3 bị bong tróc, ngấm nước mưa, nhưng thầy Đạt không dám kêu gọi phụ huynh hỗ trợ vì "sợ nhạy cảm".

Trường THCS của thầy Đạt, nằm ở ngoại thành Hà Nội, họp phụ huynh giữa tháng 9. Thầy hiệu trưởng gọi thời gian này là "vùng đỏ", "nhạy cảm", bởi cả trường không biết có bị phản ánh hay kiến nghị gì về các khoản thu đầu năm hay không.

Vì thế, trường chưa dám kêu gọi xã hội hóa từ phụ huynh để sửa lại trần các lớp học tầng 3. Thầy hiệu trưởng cho biết các mái tôn bị mục, nên mưa dột, ngấm nước qua các mảng trần bong tróc.

Trong buổi họp phụ huynh, trường chỉ thu các khoản thiết yếu như học phí, bảo hiểm y tế, sổ liên lạc điện tử, nước uống, sách giáo khoa, tổng khoảng 1,4 triệu đồng mỗi người. Phụ huynh nào mua đồng phục mới cho con sẽ đóng thêm. Riêng khoản quỹ lớp, quỹ phụ huynh trường, dù không áp mức thu, nhưng trường giới hạn không quá 300.000 đồng.

"Chúng tôi rất áp lực mỗi đầu năm học vì đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm cho các khoản thu, kêu gọi đóng góp", thầy Đạt nói.

Tương tự, cô Hương, hiệu trưởng một trường tiểu học ở nội thành Hà Nội, cũng "chưa vội" sắm điều hòa cho hai lớp 1. Cô giáo giải thích năm nay số học sinh lớp 1 tăng, trường phải sửa và tận dụng thêm một phòng học cũ và một kho để sử dụng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của hai lớp này chưa đảm bảo.

"Các lớp muốn sửa hay sắm thêm thì tôi cũng không cấm, quan điểm là phù hợp thì làm. Song, bảo để gợi ý hay đề cập đến chuyện này, tôi cũng muốn tránh dịp đầu năm học", cô Hương nói.

Những tuần qua, hàng loạt trường bị phản ánh về các khoản thu. Đây cũng là vấn đề dai dẳng mỗi đầu năm học, nên nhiều trường áp lực, trở nên rụt rè, thận trọng trong việc kêu gọi phụ huynh đóng góp, xã hội hóa.

Ông Nguyễn Hoàng Chương, nguyên hiệu trưởng trường THPT Lộc Phát, Lâm Đồng, cảm thông với tâm lý của các trường. Ông cho rằng trên cương vị hiệu trưởng, ai cũng từng vận động, kêu gọi xã hội hóa để cải tạo, làm mới cơ sở vật chất.

"Trong bối cảnh một số trường lạm thu, công nghệ phát triển khiến các sự việc bị lan truyền nhanh chóng, chuyện huy động lại càng không dễ dàng", ông Chương nhìn nhận.

Thực tế, nguyên nhân khiến các trường phải kêu gọi xã hội hóa là nguồn ngân sách chưa đủ để trang bị tốt nhất về cơ sở vật chất, theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Theo ông Nhĩ, ngân sách chi xây trường nhưng thường chỉ đảm bảo tiện ích tối thiểu, ví dụ có hai bóng điện, một quạt trần trong một lớp học. Nếu muốn có điều hòa hay thêm rèm, trường phải chủ động.

Cô Hoa, hiệu trưởng một trường tiểu học với 1.200 học sinh ở nội thành Hà Nội, cho biết mỗi năm, trường nhận được hơn một tỷ đồng tiền ngân sách, không gồm lương giáo viên. Số tiền này được tính theo số lượng học sinh, trường nào ít học sinh sẽ nhận ít hơn. Ngoài ra, trường có thêm nguồn thu từ tiền cơ sở vật chất, tiền học buổi hai, nhưng "không đáng kể". Với 9 tháng học, trung bình ngân sách một tháng khoảng 180 triệu đồng.

"Số tiền đó chỉ vừa đủ để trả tiền điện, thuê lao công, bảo vệ", cô Hoa nói.

Hiện, trường cô Hoa có gần 40 phòng học, đều đã lắp điều hòa. Cô hiệu trưởng cho biết điều hòa mở từ 7h sáng tới 5h chiều, tiền điện mỗi tháng cũng cả trăm triệu đồng. Với nhân viên vệ sinh, bảo vệ, ngân sách nhà nước chỉ cho thuê một người, nhưng với 1.200 học sinh, cô phải thuê thêm bốn lao công, hai bảo vệ. Tổng lương của họ một tháng cũng hơn 50 triệu đồng.

Cô hiệu trưởng cho biết từng bị hỏi tại sao tiền điện lại nhiều như vậy, việc trang bị điều hòa và mở cả ngày cũng như thuê thêm nhân viên có cần thiết không.

"Liệu phụ huynh có muốn con phải học không điều hòa, không rèm cửa giữa cái nóng 40 độ ở thủ đô?" và "Liệu phụ huynh có muốn con sử dụng một nhà vệ sinh không đảm bảo, một ngôi trường chỉ có một bảo vệ?", cô Hoa bày tỏ. Ngoài ra, trường cũng không thể để học sinh tới ngồi 7 tiết rồi về, phải cho các em vui chơi, giải trí. Mà tổ chức các hoạt động thì lại tốn tiền.

"Nếu không kêu gọi xã hội hóa thì không đủ chi", cô Hoa nói.

Thực tế, việc kêu gọi tài trợ cho trường học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ trong Thông tư 16 năm 2018. Ông Chương nhìn nhận để kêu gọi xã hội hóa hiệu quả, các hiệu trưởng cần xác định "làm đúng, không tư túi thì không phải sợ". Tiếp theo, việc kêu gọi phải thiết thực, có kế hoạch cho 3-5 năm. Ông phản đối việc năm nay trường vận động quyên góp mua điều hòa, rèm cửa, năm sau lại tiếp tục. Ngoài ra, trường tuyệt đối không cào bằng mức đóng góp của phụ huynh.

Trên những cơ sở đó, ban giám hiệu làm dự thảo kế hoạch, thông qua cấp ủy, giáo viên. Ông Chương cho rằng "trong ấm, ngoài mới êm", nên việc phổ biến kế hoạch giúp giáo viên thông suốt, ủng hộ cũng là việc quan trọng. Để đảm bảo câu chữ chính xác, không bị hiểu sai hoặc "tam sao thất bản", ông Chương khuyên các hiệu trưởng chuẩn bị sẵn nội dung cần kêu gọi, có bảng kê chi tiết, in ra hoặc tận dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin. Đến khi nhận được tiền đóng góp, việc tổ chức đấu thầu, thi công cũng nên mời đại diện phụ huynh tham gia giám sát cùng.

"Hiệu trưởng còn có thể huy động xã hội hóa từ các nguồn ngoài nhà trường, không nhất thiết luôn phải là phụ huynh", ông Chương nói.

Đây cũng là điều mà ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, lưu ý với các trường trên địa bàn. Ông Minh cho rằng trường học nên mở rộng kêu gọi tới doanh nghiệp, tổ chức xã hội, mạnh thường quân. Phụ huynh đầu năm học phải đóng góp nhiều khoản cho con nên việc trường vận động tài trợ có thể tạo thêm gánh nặng cho họ.

Ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng, một trường tư thục ở Hà Nội, đề xuất địa phương chia sẻ trách nhiệm trong kêu gọi, quản lý và sử dụng các nguồn ủng hộ từ phụ huynh, doanh nghiệp. Mục đích của việc này là tăng giám sát chéo, giảm áp lực cho trường học trong các hoạt động ngoài chuyên môn đào tạo.

Về phần mình, cô Hương nói năm nay có vẻ mùa thu Hà Nội tới sớm, chuyện sắm điều hòa cho hai lớp học mới "có thể thư thư lại chút". Hôm trước, khi có giáo viên đề xuất kêu gọi phụ huynh đóng góp, cô liền xua tay.

"Ít nhất thì cũng để qua đầu năm học đã. Tôi cũng sẽ xin thêm tài trợ từ các nhà hảo tâm, tổ chức, cấp bách lắm mới kêu gọi phụ huynh", cô nói.

Thanh Hằng

* Tên các hiệu trưởng được thay đổi

Có thể bạn quan tâm
Đề nghị phạt cựu chủ tịch Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng 5-6 năm tù

Đề nghị phạt cựu chủ tịch Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng 5-6 năm tù

14:30 12/12/2023

Viện KSND tỉnh Khánh Hòa vừa luận tội, đề nghị tòa tuyên phạt các mức án đối với 4 bị cáo phạm tội trong dự án tại 28E Trần Phú, Nha Trang, trong đó cựu chủ tịch tỉnh Nguyễn Chiến Thắng bị đề nghị 5 - 6 năm tù.

Lịch thi tốt nghiệp THPT 2023 diễn ra sớm có ảnh hưởng đến học sinh?

Lịch thi tốt nghiệp THPT 2023 diễn ra sớm có ảnh hưởng đến học sinh?

14:00 05/03/2023

Năm 2023, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) được tổ chức vào các ngày 27-30.6, sớm hơn gần 2 tuần so với năm 2022. Hiện, cả giáo...

Các trường có thể lại được chọn sách giáo khoa

Các trường có thể lại được chọn sách giáo khoa

00:10 22/10/2023

Sau 3 năm UBND cấp tỉnh phụ trách việc lập hội đồng chọn sách giáo khoa, từ năm sau, các trường có thể được giao việc này, như năm đầu đưa sách mới vào sử dụng.

Gặp gỡ người lan tỏa sự sẻ chia, chăm lo cho người nghèo ở Hậu Giang

Gặp gỡ người lan tỏa sự sẻ chia, chăm lo cho người nghèo ở Hậu Giang

09:30 12/06/2023

Trưởng Ban đại diện Phật Giáo Hòa Hảo tỉnh Hậu Giang cùng các thành viên đã vận động xây trên 2.000 căn nhà tình thương, 14 cầu nông thôn, tặng quà cho hộ khó khăn với tổng kinh phí hơn 203 tỷ đồng.

Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

07:20 21/09/2023

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Bách khoa Đà Nẵng công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung đại học hệ chính quy năm 2023.

TP.HCM: Ba phương án nhập 6 quận và 142 phường xã lan truyền trên mạng là không chính xác

TP.HCM: Ba phương án nhập 6 quận và 142 phường xã lan truyền trên mạng là không chính xác

12:00 04/08/2023

TP.HCM hoàn toàn chưa có phương án sáp nhập 6 quận và 142 phường xã như thông tin lan truyền trên mạng xã hội.

Ám ảnh cảnh kẹt xe trên con đường quá tải nhất TP.HCM

Ám ảnh cảnh kẹt xe trên con đường quá tải nhất TP.HCM

13:20 12/12/2023

Đường Cộng Hòa, quận Tân Bình - con đường quá tải nhất TP.HCM - thời gian qua đã trở thành nỗi ám ánh của người dân vì cảnh kẹt xe kinh hoàng.

Hàng trăm nghìn người tham gia cuộc tổng đình công tại Anh

Hàng trăm nghìn người tham gia cuộc tổng đình công tại Anh

20:00 15/03/2023

Ngày 15/3, nhiều giáo viên, người lái tàu điện ngầm và viên chức đã cùng với các bác sỹ tham gia cuộc tổng đình công trong bối cảnh Bộ Tài chính Anh sắp công bố kế hoạch về thuế và ngân sách chi tiêu.

Khoản thu trường công lập năm học mới ở TPHCM không quá 15% năm học trước

Khoản thu trường công lập năm học mới ở TPHCM không quá 15% năm học trước

22:20 24/08/2023

Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT) TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới