TPO - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân. Cùng với đó, Bộ GD&ĐT cũng quyết định chuyển Hội đồng trường Trường Đại học thành Hội đồng Đại học Kinh tế Quốc dân nhiệm kì 2021 - 2026.
Sáng 12/1, tại Hà Nội diễn ra lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn (thứ 3 từ phải sang) trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân. |
TS Nguyễn Viết Lộc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ GD&ĐT đã công bố các quyết định: Quyết định của Thủ tướng chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân; Quyết định chuyển Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Hội đồng Đại học Kinh tế Quốc dân; Quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế Quốc dân nhiệm kì 2021 - 2026 đối với PGS. TS Bùi Đức Thọ của Bộ GD&ĐT; Quyết định công nhận Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân đối với GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tại lễ công bố, GS.TS Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định sự chuyển đổi sang mô hình đại học hôm nay là sự khẳng định vị thế và vai trò dẫn dắt của Đại học Kinh tế Quốc dân trong nền giáo dục đại học ở Việt Nam.
Với việc thành lập 3 trường (Trường Kinh doanh, Trường Kinh tế và Quản lí công, Trường Công nghệ), Đại học Kinh tế Quốc dân đã có một bước chuyển biến lớn thể hiện tầm nhìn chiến lược trở thành đại học thông minh, hiện đại, là trung tâm đào tạo bồi dưỡng nhân tài; là địa điểm làm việc chuyên gia hàng đầu đào tạo nghiên cứu quản lí kinh doanh, công nghệ; là lựa chọn ưu tiên cao nhất của các sinh viên xuất sắc.
Phát huy thế mạnh vốn có
Chia sẻ tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, từ nay cái tên Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ thay thế cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sự khác biệt chỉ ở chỗ bớt đi một từ đầu tiên trong cái tên, nhưng mở đường cho chữ "Đại" lên đầu và giúp trường hướng tới cái "đại" trên mọi phương diện.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh Đại học Kinh tế Quốc dân đã đạt được nhiều kết quả quan trọng với quy mô và chất lượng đào tạo hàng đầu trong khối ngành kinh tế tại Việt Nam. Với 88 ngành ở trình độ đại học, 70 ngành trình độ sau đại học, hàng năm, trường đào tạo hơn 40.000 sinh viên và học viên; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm các chuyên gia, nhà quản lý và nhà khoa học, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội từ Trung ương đến địa phương, cũng như đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
"Mô hình đại học là mô hình quản trị nội bộ hướng tới phát triển đa ngành, vậy nên trong định hướng phát triển thời gian tới, Đại học Kinh tế Quốc dân cần hướng tới cơ cấu đa ngành một cách hợp lý, đa ngành nhưng vẫn phát huy được lợi thế, được sở trường và sức mạnh truyền thống", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Theo ông, Đại học Kinh tế Quốc dân cần đứng vững trên thế mạnh truyền thống, sở trường và đặc sắc, mở rộng theo hướng các ngành có liên quan và hỗ trợ nhau thành hệ thống, đa ngành một cách hợp lý nhất trên cơ sở vẫn giữ được bản sắc và uy tín. Đa ngành không có nghĩa là tất cả những gì người khác làm thì mình cũng làm. Không nên xa rời mục tiêu và sứ mệnh chính của mình. Bản sắc và thương hiệu của Nhà trường cần nối tiếp và phát huy trong mô hình tổ chức mới.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, một trong những việc cần làm ngay của nhà trường là rà soát và hoàn thiện Chiến lược phát triển dựa trên cơ sở: các chủ trương, định hướng, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của ngành Giáo dục; phát huy, duy trì thế mạnh truyền thống của Nhà trường về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đồng thời có những chuyển đổi để phù hợp với xu thế đào tạo, nghiên cứu hiện nay ở trong nước, trong khu vực và trên thế giới, triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với nhà trường.
Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cần xây dựng một hệ thống quản trị đại học thông minh, hiện đại, kết hợp với tự chủ đại học, phân cấp, phân quyền, chủ động đầu tư chiều sâu và tận dụng tối đa nền tảng công nghệ, trí tuệ nhân tạo.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 9 ĐH gồm: 2 ĐH Quốc gia (ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, 3 ĐH vùng (ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà Nẵng) và 4 ĐH (ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Duy Tân).
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.