TPO - Ngày 29/11, đoàn công tác T.Ư Đoàn làm việc, kiểm tra công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2023 của Tỉnh Đoàn Sơn La. Anh Nguyễn Kim Quy - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị còn có chị Cầm Thị Huyền Trang - Ủy viên BTV T.Ư Đoàn, Bí thư Tỉnh Đoàn Sơn La, Cụm trưởng cụm miền núi Tây Bắc Bộ; ông Mùi Anh Tiến - Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện các ban, chuyên môn của T.Ư Đoàn.
Tại hội nghị, các thành viên đoàn kiểm tra T.Ư Đoàn đã trao đổi để làm rõ thêm một số vấn đề như: tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2022 – 2027; báo cáo việc triển khai phần mềm quản lý đoàn viên; triển khai phong trào hành động cách mạng của thanh niên; bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng; nhìn nhận, đánh giá hiệu quả, nâng cao việc thực hiện các mô hình dành cho thanh niên dân tộc thiểu số; bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở…
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn kiểm tra T.Ư Đoàn tại tỉnh Sơn La. Ảnh: Châu Linh |
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn kiểm tra T.Ư Đoàn tại tỉnh Sơn La. Ảnh: Châu Linh |
Nhân lên những mô hình ý nghĩa
Trong năm qua, Tỉnh Đoàn Sơn La đã thực hiện và hoàn thành, vượt nhiều chỉ tiêu đã đề ra với những con số ấn tượng như: 89,1% đoàn viên, thanh niên có mặt tại địa phương tham gia ít nhất một hoạt động tình nguyện do Đoàn, Hội tổ chức; có 13 xã, bản được hỗ trợ hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới; tổ chức hoạt động tập huấn đối ngoại thanh niên cho 100% cán bộ Đoàn cấp cơ sở...
Trong số những thành tích đã đạt được, nổi bật và mang dấu ấn hơn cả đó là những mô hình ý nghĩa giúp “thắp sáng” vùng cao, như ước mơ được đến trường của trẻ em vùng 2, vùng 3; ước mơ có điện của làng bản biên giới…
Chị Cầm Thị Huyền Trang - Bí thư Tỉnh Đoàn Sơn La cho biết, năm 2023, Tỉnh Đoàn đã thực hiện tích cực mô hình “Em nuôi của Đoàn”, rà soát các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để vận động tổ chức, cá nhân hỗ trợ, nhận nuôi. Mỗi tháng, các em sẽ được hỗ trợ 500 nghìn đồng để được tiếp thêm động lực đến trường.
Theo chị Trang, mặc dù trước đó, tỉnh Sơn La có dự án nổi bật như “Nuôi em Mộc Châu”, nhưng việc phát triển thêm dự án “Em nuôi của Đoàn” sẽ là cơ hội để thanh niên thể hiện dấu ấn hơn nữa trong việc phát triển các mô hình an sinh xã hội ý nghĩa trên địa bàn.
Ngoài ra, mô hình “Thắp sáng đường biên” của đoàn viên, thanh niên tỉnh Sơn La đã giúp xây dựng đường điện phục vụ chiến sĩ, người dân biên giới. Về nội dung này, ông Mùi Anh Tiến - Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ Sơn La đã ghi nhận và có đánh giá cao đối với Tỉnh Đoàn Sơn La.
Theo ông Tiến, Tỉnh Đoàn đã thực hiện được nhiều phần việc, mô hình dân vận khéo, đặc biệt là đến tận cơ sở để cảm nhận, thấu hiểu những khó khăn của mỗi bản làng biên giới. “Nếu không có Đoàn Thanh niên, các bản làng sẽ hạn chế cơ hội tiếp cận với điều kiện ánh sáng và khó khăn trong lao động sản xuất. Các cơ sở Đoàn đã tập trung nguồn lực làm mới đường liên bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân”, ông Tiến nói.
Ông Mùi Anh Tiến, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Châu Linh |
Ông Mùi Anh Tiến, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Châu Linh |
Do đặc thù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn với 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, việc tham gia thực hiện công tác Đoàn của các cơ sở Đoàn tỉnh Sơn La còn nhiều vướng mắc so với địa bàn thuận lợi hơn.
Chính vì vậy, việc triển khai mô hình “3 cùng” cũng đã bước đầu tạo nên sự chuyển biến. Theo Bí thư Tỉnh Đoàn Sơn La, mỗi Uỷ viên BTV Huyện Đoàn sẽ phụ trách một đơn vị cơ sở để hỗ trợ, cùng tham gia sinh hoạt chi Đoàn; cùng tham gia các hoạt động; cùng lắng nghe, trao đổi, giải đáp thắc mắc. Từ đó, tạo động lực để mỗi Huyện Đoàn đều có sáng kiến, xây dựng mô hình riêng hỗ trợ thanh niên trên địa bàn.
Chia sẻ về nội dung này, anh Phạm Trung Thành, Phó Chánh Văn phòng T.Ư Đoàn gợi ý thêm, Tỉnh Đoàn Sơn La cần nâng cao tính dẫn dắt đối với các Tỉnh Đoàn khác trong cụm và thực hiện tích cực các mô hình, phần việc tạo điểm nhấn. Mỗi năm, Tỉnh Đoàn cũng nên chọn 2 huyện Đoàn còn yếu để định hướng hỗ trợ, giải quyết sâu nhiều vấn đề, nhất là thực hiện hoạt động hỗ trợ, nâng cao địa vị của đồng bào dân tộc thiểu số để có thêm nhiều kết quả thực tế hơn.
Các anh chị thường trực Tỉnh Đoàn Sơn La tại hội nghị. Ảnh: Châu Linh |
Các anh chị thường trực Tỉnh Đoàn Sơn La tại hội nghị. Ảnh: Châu Linh |
Phát triển năng lực khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc
Tại buổi làm việc, bên cạnh những thành tích đã đạt được, anh Nguyễn Thái An, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn đã gợi mở thêm một số giải pháp để Tỉnh Đoàn Sơn La cần tăng cường nắm bắt, định hướng tư tưởng cho thanh niên.
Theo anh An, việc triển khai nhiệm vụ học tập Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2022 - 2027 của Tỉnh Đoàn Sơn La đã có cố gắng, quyết tâm nhưng kết quả chưa như mong muốn, số lượng đoàn viên, thanh niên tham gia kiểm tra còn thấp. Vì thế, các cơ sở Đoàn cần đặt quyết tâm cao để hoàn thành việc kiểm tra học tập Nghị quyết.
"Trong năm 2024 sẽ có nhiều sự kiện, ngày lễ lớn. Đây là cơ hội tốt để Tỉnh Đoàn tập trung triển khai các hoạt động sinh hoạt chính trị, sinh hoạt truyền thống và cần cần có sự chủ động ngay từ bây giờ. Qua đó, tạo không gian cho công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên. Cũng cần chú trọng việc phát huy lực lượng, “nằm vùng” trên các hội nhóm mạng xã hội, xem thanh niên nghĩ gì để có thêm định hướng phù hợp", anh An nói.
Anh Nguyễn Kim Quy phát biểu kết luận tại hội nghị. Ảnh: Châu Linh |
Anh Nguyễn Kim Quy phát biểu kết luận tại hội nghị. Ảnh: Châu Linh |
Kết luận hội nghị, anh Nguyễn Kim Quy đã đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm để Tỉnh Đoàn Sơn La tập trung thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, anh Quy đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ thực hiện hoá, nâng cao giải pháp phát triển năng lực khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc bằng việc sử dụng các hệ thống công cụ chuyển đổi số.
Ngoài ra, theo anh Quy, Tỉnh Đoàn cũng lưu ý Tỉnh Đoàn Sơn La một số nội dung: cần thực hiện tốt chủ trương 3 liên kết trong phong trào thanh niên tình nguyện; nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên; kiên trì triển khai các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn; chỉ đạo và tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp; xác định rõ nhóm giải pháp đối với thanh niên dân tộc thiểu số trong hỗ trợ dạy nghề, tìm việc làm…
Đoàn công tác T.Ư Đoàn đã dâng hương tại di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi. Ảnh: Châu Linh |
Đoàn công tác T.Ư Đoàn đã dâng hương tại di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi. Ảnh: Châu Linh |
Đoàn công tác T.Ư Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại đài tưởng niệm. Ảnh: Châu Linh |
Đoàn công tác T.Ư Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại đài tưởng niệm. Ảnh: Châu Linh |
Sáng 3/7, trong khuôn khổ phiên làm việc thứ nhất Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029, đã diễn ra 3 diễn đàn thảo luận về các chủ đề: Tôi yêu Tổ quốc tôi; Thanh niên Hà Nam khởi nghiệp, lập nghiệp và chuyển đổi số; Công tác xây dựng tổ chức Hội LHTN Việt Nam vững mạnh và đoàn kết, tập hợp thanh niên.
Nhằm tăng cường giáo dục lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền quốc gia, dân tộc, Ban Bí thư Trung ương Đoàn xây dựng Đề án tổ chức cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”, với nội dung tuyên truyền, tổ chức để đoàn viên, thanh thiếu nhi treo bản đồ Việt Nam tại nơi học tập, lao động, làm việc.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP.HCM đã tham gia các hoạt động ra quân Tháng thanh niên 2024 chủ đề 'Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng'.
Những cảm xúc về người lính nơi tuyến đầu Tổ quốc như ùa về sau buổi lễ dâng hương của đoàn đại biểu TP.HCM tại tượng đài Nắm Đấm (Phú Quốc), trong chuyến hải trình hướng về Tây Nam.
Người Mông quan niệm ngày được chọn để tổ chức Lễ Dù su là ngày xấu trong năm nên cần làm lễ cúng để cầu may, giải hạn, xua đi những điều xấu, không may mắn, rủi ro của năm.
Bé trai 32 tháng tuổi, ngứa hai mắt, mẩn đỏ, bác sĩ phát hiện rận mu chi chít bám quanh mi mắt, xâu thành chuỗi, đẻ trứng.
Nhiệt độ cao, đổ nhiều mồ hôi, uống ít nước dẫn đến táo bón làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc người đã mắc bệnh dễ tái phát nặng hơn.
Sau nhiều vụ cháy gây thiệt hại nặng nề, tôi muốn lắp đặt hệ thống báo cháy trong gia đình. Nên lắp đặt thiết bị nào và cần chú ý những gì để tránh hỏa hoạn?
Báo cáo từ Bệnh viện Chợ Rẫy, số ca cấp cứu vì tai nạn giao thông trong Tết dương lịch 2024 giảm hơn 25% so với cùng kỳ, trong bối cảnh cảnh sát giao thông TP.HCM tăng cường kiểm tra, xử phạt người vi phạm nồng độ cồn.