Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng - Di sản Phi vật thể Quốc gia

08:50 05/11/2023

Người Mông quan niệm ngày được chọn để tổ chức Lễ Dù su là ngày xấu trong năm nên cần làm lễ cúng để cầu may, giải hạn, xua đi những điều xấu, không may mắn, rủi ro của năm.

Trao Chứng nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia tập quán xã hội và tín ngưỡng 'Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng' tỉnh Điện Biên cho lãnh đạo các địa phương và các chủ thể. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Lễ cúng dòng họ, còn gọi là Lễ Dù su, là một trong những lễ quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mông ở tỉnh Điện Biên.

Mới đây, "Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Theo tiếng dân tộc Mông, “dù” có nghĩa là nuôi, che khuất; “su” là tên một loài quái vật hút máu người. Lễ Dù su là nghi thức được tiến hành nhằm xua đuổi, che khuất đi một loài quái vật hút máu người để không làm hại đến con người, cầu mong những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với cả dòng họ.

Người Mông quan niệm ngày được chọn để tổ chức Lễ Dù su là ngày xấu trong năm nên cần làm lễ cúng để cầu may, giải hạn, xua đi những điều xấu, không may mắn, rủi ro của năm.

Ở Điện Biên, Lễ Dù su của người Mông được tổ chức mỗi năm một lần theo dòng họ và tùy thuộc vào tập quán cũng như quan niệm về ngày đẹp của mỗi dòng họ ở mỗi địa phương.

Chẳng hạn dòng họ Mùa, họ Vàng, họ Tráng ở bản Lồng xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo tổ chức Lễ Dù su vào ngày 27/7 âm lịch. Trong khi đó, dòng họ Giàng, họ Sùng lại tổ chức vào ngày 17 hoặc 19/9 âm lịch.

Dân bản tổ chức Lễ Dù su. (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Điện Biên)

Địa điểm tổ chức Lễ Dù su cũng khác nhau: có dòng họ chỉ cúng trong nhà, trên bàn thờ; có dòng họ vừa cúng trên bàn thờ, vừa cúng phía sau nhà hoặc trên một bãi đất tương đối bằng phẳng gần nhà.

Cách tổ chức cũng tùy thuộc từng dòng họ, có nơi chỉ được thực hiện ở nhà trưởng họ; có nơi lại luân phiên tổ chức ở từng gia đình.

Công tác chuẩn bị Lễ Dù su được tiến hành rất chu đáo. Trước ngày làm lễ khoảng một tháng, trưởng dòng họ cùng với đại diện các gia đình sẽ họp bàn, thống nhất từ việc đóng góp lễ vật, lương thực thực phẩm cho buổi liên hoan chung sau khi tổ chức lễ, lựa chọn các thầy cúng thực hiện nghi lễ và phân công cụ thể các thành viên khác trong việc phụ lễ, chế biến thực phẩm.

Các thầy cúng thực hiện nghi lễ. (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Điện Biên)

Các hộ gia đình đến dự lễ Dù su thường mang theo một bó hương để làm lễ; giấy bản tự làm, nhuộm màu đỏ, xanh, vàng; các sợi chỉ màu xanh, đỏ, trắng... tượng trưng cho ma quỷ, điều xấu để thầy cúng xua đuổi, cất vào quả hồ lô hay cắt bỏ, đốt hoặc mang đi chôn cất với ý nghĩa để những điều xấu không thoát được ra bên ngoài.

Trưởng họ sẽ chuẩn bị một con gà trống màu đỏ để làm lễ cúng xua đuổi ma quỷ, điều xấu. Ngoài ra, trưởng họ còn chuẩn bị rượu, gạo, thịt (lợn, bò... tùy điều kiện của dòng họ và số tiền đóng góp của các hộ gia đình) để làm thực phẩm cho bữa liên hoan chung.

Nghi lễ diễn ra tại không gian giữa nhà, đặt 2 chiếc bàn trước bàn thờ “Xử ca” để 4 thầy cúng làm lễ, trong quá trình làm lễ có người phụ để gõ chiêng để triệu tập âm binh. Khi các thầy cúng thông báo âm binh đã đông đủ, chuẩn bị lên đường để xua đuổi “su” thì lúc đó, những người phụ sẽ dừng gõ chiêng.

Khi đến đoạn quét, xua đuổi “su," tất cả các thành viên của dòng họ ra đứng tập trung tại không gian giữa nhà, phía sau các thầy cúng.

Người đại diện cho dòng họ sẽ để các mảnh vải đỏ, xanh, trắng lên trên đầu, vai các thành viên (tượng trưng cho “su”). Sau khi nghe thấy các thầy cúng làm các động tác xua đuổi "su” thì đồng thời người trưởng họ cầm con gà trống đi quét, quạt để đánh bay những mảnh vải màu và giấy màu trên đầu các thành viên.

Đây là nghi thức quan trọng của Lễ Dù su để xua đuổi đi, quét sạch những ma xấu, giúp cho dòng họ không có đau thương và tất cả các thành viên trong dòng họ luôn có sức khỏe, may mắn trong cuộc sống.

Sau khi đã làm bay, làm rơi các mảnh vải màu và giấy màu, mọi người đi ra, người đại diện cùng với một số thành viên giúp việc sẽ nhặt những mảnh giấy đó, bỏ vào quả bầu và treo lên cột chính trên mái nhà. Đồng bào quan niệm khi đã cất đi như vậy thì những tà ma, quái vật đó sẽ không còn lang thang, phiền nhiễu và gây hại.

Kết thúc nghi lễ, mọi người tập trung tại nhà trưởng họ liên hoan mừng thành công của lễ cúng.

Trong ba ngày sau khi thực hiện nghi lễ, tất cả các thành viên trong dòng họ không được sử dụng lại các loại dao, liềm, dụng cụ lao động, cầm nỏ, súng..., kiêng đánh bắt cá, săn bắn thú rừng và giết mổ vật nuôi.

Dù su là một nghi lễ đặc sắc của người Mông, tích hợp nhiều yếu tố văn hóa bản địa và thấm đẫm các giá trị nhân văn.

Lễ cúng cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên đã che chở, phù hộ cho gia đình, dòng họ, bản làng, là cơ hội để cả dòng họ sum họp, tăng cường tình đoàn kết./.

Có thể bạn quan tâm
Phạt tiền 3 thanh niên dắt chó chiếm gốc mai anh đào Đà Lạt thu tiền chụp ảnh

Phạt tiền 3 thanh niên dắt chó chiếm gốc mai anh đào Đà Lạt thu tiền chụp ảnh

18:10 22/04/2024

3 thanh niên dắt chó chiếm gốc cây mai anh đào đẹp nhất ở quảng trường Lâm Viên Đà Lạt để thu tiền chụp ảnh bị phạt 1,5 triệu đồng/trường hợp.

Nghệ An: Bốn câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm mong mỏi chờ hưởng hỗ trợ theo quy định

Nghệ An: Bốn câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm mong mỏi chờ hưởng hỗ trợ theo quy định

11:40 24/04/2024

Từ năm 2021, HĐND tỉnh Nghệ An ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ với nghệ nhân, CLB về Di sản Văn hóa Phi vật thể nhưng đến nay, một số CLB ở huyện Thanh Chương vẫn chưa được hưởng.

Chủ trang trại giết hơn 100 con cá sấu vì sợ sổng chuồng trong lũ

Chủ trang trại giết hơn 100 con cá sấu vì sợ sổng chuồng trong lũ

12:50 30/09/2024

Natthapak Khumkad, chủ một trang trại ở Lamphun, đành phải giết cả đàn hơn trăm con cá sấu trước nguy cơ tường bao có thể sập bất cứ lúc nào vì mưa lũ.

Măng Đen kín phòng dịp lễ 30/4

Măng Đen kín phòng dịp lễ 30/4

07:40 23/04/2024

Một tuần trước dịp lễ 30/4, nhiều cơ sở lưu trú ở Măng Đen, thị trấn được mệnh danh 'Đà Lạt thu nhỏ' của Kon Tum, đã thông báo hết phòng.

Nam sinh trả lại 20 triệu đồng nhặt được, hơn 1 tháng chưa ai đến nhận

Nam sinh trả lại 20 triệu đồng nhặt được, hơn 1 tháng chưa ai đến nhận

07:50 10/08/2024

Một học sinh ở Đắk Nông đã nhặt được 20 triệu đồng nhưng hơn 1 tháng qua vẫn chưa tìm được chủ nhân.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy thăm và làm việc tại Hàn Quốc

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy thăm và làm việc tại Hàn Quốc

22:50 29/04/2024

Nhận lời mời của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (KF), đoàn đại biểu T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Bùi Quang Huy - Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn dẫn đầu thăm và làm việc tại Hàn Quốc từ ngày 29/4 - 3/5.

100 cán bộ Đoàn nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024

100 cán bộ Đoàn nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024

11:50 07/03/2024

Trong số 100 cán bộ Đoàn được nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024, có 24 cán bộ Đoàn cấp huyện, 69 cán bộ Đoàn cấp cơ sở, 7 bí thư chi đoàn. Cán bộ Đoàn nhỏ tuổi nhất được trao giải là 18 tuổi.

Cần Thơ tiếp nhận hiến máu sau hơn nửa năm nhờ chi viện

Cần Thơ tiếp nhận hiến máu sau hơn nửa năm nhờ chi viện

18:11 11/12/2023

Cần Thơ - 500 đơn vị máu thu được qua chương trình hiến máu tình nguyện sẽ bước đầu giải quyết tình trạng thiếu máu hơn 8 tháng qua ở...

Gỡ khó để kết nối việc làm cho Sinh viên 5 tốt

Gỡ khó để kết nối việc làm cho Sinh viên 5 tốt

15:50 01/07/2023

Đại biểu Hội Sinh viên các tỉnh, thành miền Trung - Tây Nguyên nhìn nhận việc kết nối việc làm cho sinh viên nói chung và Sinh viên 5 tốt nói riêng ở các tỉnh, thành nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn; danh hiệu Sinh viên 5 tốt vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến và trở thành điểm cộng trong tuyển dụng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới