Giới khoa học Trung Quốc tuyên bố đã thiết kế được đạn phòng không có tầm bắn 2.000 km, vượt xa tất cả tên lửa cùng loại trên thế giới.
Tên lửa được phát triển bởi nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Bách Khoa Tây Bắc ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Nó có chiều dài 8 mét, nặng 2,5 tấn, có thể bắn hạ các loại khí tài như máy bay cảnh báo sớm và oanh tạc cơ, truyền thông Trung Quốc ngày 28/3 cho hay.
Tên lửa phòng không thường chỉ có tầm bắn từ vài chục km tới vài trăm km, xa nhất là đạn của tổ hợp S-500 của Nga với khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 500 km. Nếu được xác thực, sản phẩm của Đại học Bách khoa Tây Bắc sẽ là mẫu tên lửa phòng không có tầm bắn lớn nhất từ trước tới nay.
Đội ngũ phát triển cho biết đây là loại tên lửa hoạt động theo cơ chế hai giai đoạn phóng. Động cơ nhiên liệu rắn cung cấp lực đẩy lớn để phóng quả đạn lên cao theo phương thẳng đứng, sau đó động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) sẽ được kích hoạt để giúp tên lửa di chuyển ở tầm cao.
Quả đạn được điều hướng bằng dữ liệu do vệ tinh trinh sát cung cấp theo thời gian thực. Khi đến gần mục tiêu, nó sẽ chuyển sang sử dụng hệ thống cảm biến có sẵn để tập kích một cách chính xác.
Các nhà khoa học Trung Quốc không tiết lộ tên lửa sử dụng loại đầu dò nào ở pha cuối cũng như hình dáng cụ thể của quả đạn, song thông số thiết kế cho thấy nó có thể sở hữu bề ngoài tương đồng với dòng Feitian-1, mẫu tên lửa siêu vượt âm cũng do Đại học Bách Khoa Tây Bắc phát triển.
Nhóm nghiên cứu cho biết quân đội Trung Quốc yêu cầu họ chế tạo một mẫu tên lửa phòng không có chi phí thấp, thuận tiện cho hoạt động thường nhật và có thể khai hỏa từ các bệ phóng di động gắn trên xe, song không đề cập đã đáp ứng được các tiêu chí này hay chưa.
Trung Quốc gần đây tuyên bố đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng. Truyền thông nước này hôm 19/3 cho biết các nhà khoa học tại Đại học Hàng không Vũ trụ Nam Kinh đã phát triển một loại thiết bị bay không người lái cỡ nhỏ (drone) có khả năng "phân thân" thành 6 chiếc nhỏ hơn.
Truyền thông Trung Quốc nhận định đây là công nghệ có thể "thay đổi cục diện chiến trường", đủ khả năng vô hiệu hóa các hệ thống phòng không hiện nay.
Nước này trước đó cũng tuyên bố đang sản xuất đạn pháo điện từ siêu vượt âm có thể thay đổi đường bay, loại vũ khí mà Mỹ không chế tạo thành công dù đã bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu. Mẫu đạn pháo này được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Kỹ thuật Hải quân Trung Quốc, có thể đạt vận tốc Mach 7 khi bắn từ pháo điện từ, tương đương hơn 8.600 km/h.
Quả đạn có sai số khoảng 15 mét, chưa đủ cao để bắn trúng các mục tiêu di động cỡ nhỏ như xe tăng, thiết giáp, song phù hợp để nhắm vào các vật thể lớn hơn như tàu chiến hay cảng biển.
Phạm Giang (Theo IE, Times of India, RT)
Tổng hợp những bức ảnh ấn tượng nhất năm 2023 do Reuters, CNN, AP… bình chọn.
Áp lực tuyển quân ngày càng gia tăng với Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài và nạn trốn nhập ngũ đang khiến giới chức nước này đau đầu.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese tin rằng dù ai trở thành Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử tháng 11 cũng sẽ vẫn ủng hộ AUKUS.
Ngày 9/8, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các hệ thống phòng không của nước này đã ngăn chặn kế hoạch tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine nhằm vào thủ đô Moscow.
Giới chức Mỹ công bố chi tiết về nhiệm vụ khiến hai đặc nhiệm SEAL thiệt mạng tháng trước gần Somalia và truy tố 4 nghi phạm.
Tổng thống Biden cho biết đang thảo luận với Israel về khả năng nước này tấn công những cơ sở dầu khí của Iran để trả đũa vụ tập kích tên lửa.
Hội nghị ADMM Hẹp là cơ hội tốt để trao đổi thẳng thắn về những vấn đề đặt ra, trong đó chú trọng đến duy trì sự đoàn kết và thống nhất của ASEAN.
Bộ Quốc phòng Nga công bố video tiêm kích Su-30SM xuất kích và phá hủy loạt xuồng tự sát Ukraine ngoài khơi bán đảo Crimea.
Estonia cáo buộc Nga vi phạm các quy định về không phận quốc tế khi can thiệp vào tín hiệu GPS ngày 29/4. Sau vụ việc, Ngoại trưởng nước này Margus Tsahkna tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề này với các đối tác NATO và EU.