TPO - Trung Quốc quyết định áp lệnh trừng phạt lên Boeing, sau khi chính quyền Bắc Kinh cáo buộc tập đoàn này bán vũ khí cho Đài Loan - vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc.
Theo hãng tin AP, ngày 20/5, Bộ Thương mại Trung Quốc vừa công bố biện pháp trừng phạt Boeing và hai công ty quốc phòng khác vì bán vũ khí cho Đài Loan, vào ngày ông Lại Thanh Đức nhậm chức người đứng đầu đảo này.
Đây là động thái mới nhất trong loạt lệnh trừng phạt mà Bắc Kinh công bố những năm gần đây, nhắm vào các công ty quốc phòng bán vũ khí cho Đài Loan.
Bộ Thương mại Trung Quốc đưa đơn vị Quốc phòng, Không gian và An ninh của Boeing, General Atomics Aeronautical Systems và General Dynamics Land Systems vào danh sách “các thực thể không đáng tin cậy”, đồng thời cấm họ đầu tư thêm vào Trung Quốc, cấm đi lại đối với quản lý cấp cao.
Hồi tháng 4, Trung Quốc đóng băng tài sản của General Atomics Aeronautical Systems và General Dynamics Land Systems tại Trung Quốc.
Logo của Tập đoàn Boeing. |
Hồ sơ doanh nghiệp cho thấy General Dynamics vận hành nửa tá hoạt động dịch vụ hàng không vùng Vịnh và máy bay phản lực ở Trung Quốc. Hiện, Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào công nghệ hàng không vũ trụ nước ngoài, ngay cả khi chính quyền Bắc Kinh cố gắng tạo dựng tên tuổi trong lĩnh vực này.
General Dynamics cũng tham gia chế tạo Abrams, xe tăng đang được Đài Loan đặt mua từ Mỹ. Công ty cũng là đơn vị sản xuất máy bay không người lái (UAV) được quân đội Mỹ sử dụng là Predator và Reaper.
Năm 2022, Trung Quốc áp lệnh trừng phạt Ted Colbert - lãnh đạo đơn vị Quốc phòng, Không gian và An ninh của Boeing vì ký hợp đồng trị giá 355 triệu USD để cung cấp tên lửa Harpoon cho Đài Loan.
Theo AP, tác động của lệnh trừng phạt của chính quyền Bắc Kinh đối với các doanh nghiệp như Boeing là không rõ ràng. Mỹ từng cấm việc bán công nghệ liên quan vũ khí cho Trung Quốc, nhưng một số nhà thầu quân sự cũng có hoạt động kinh doanh dân sự trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và các ngành công nghiệp khác.
Những dự án không hoặc chậm triển khai sẽ chịu cơ chế thu hồi đất rất nghiêm ngặt, khắc phục những quy định quá 'mù mờ' về việc chậm thực hiện dự án trước đây.
Cục Hải quan tỉnh Bình Phước cho biết đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức có liên quan trong vụ 4 cán bộ hải quan chi cục Chơn Thành bảo kê đường dây buôn lậu, đồng thời xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của đơn vị có liên quan.
Theo quan niệm dân gian, đến ngày 5/5 âm lịch, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cúng gồm các loại trái cây, rượu nếp, chè xôi...để diệt trừ sâu bọ làm hại mùa màng và xua đuổi bệnh tật trong cơ thể, đón nhận những điều may mắn, ấm no. Tại các chợ dân sinh ở Hà Nội như chợ Thanh Hà, Chợ Hôm, Chợ Hàng Bè...dù chưa đến Tết Đoan Ngọ nhưng người dân đã đi mua sắm tấp nập. Thị trường hàng hóa phục vụ ngày Tết này vì thế rất nhộn nhịp, sôi động, với đủ...
Dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân bị ngưng trệ gần 20 năm khiến gần 3.000 hộ dân ở TP. Hạ Long, TP. Uông Bí và thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) mòn mỏi đợi chờ. Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh gửi văn bản kiến nghị đến Bộ Giao thông vận tải xem xét thu hồi chủ trương đầu tư nếu chưa được sớm khởi động lại.
Chính phủ liên minh mới gồm 10 đảng của Nam Phi đặt mục tiêu tăng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, nhằm thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh, kích thích nền kinh tế và giải quyết tỷ lệ thất nghiệp.
Cây Cầu Đò mới bắc qua sông Thị Tính tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương có số vốn đầu tư 312 tỉ đồng đã xây dựng xong. Bến...
Nhiều người dân đã nhanh chóng nộp hồ sơ xin tách thửa đất sau khi quyết định quy định về tách thửa, hợp thửa đất tại Bà Rịa - Vũng...
Nhu cầu sử dụng vải không dệt trên thế giới đang tăng trường mạnh mẽ từ sau COVID-19 nhờ quy tụ nhiều đặc tính xu hướng của thời đại.
Bà Trần Thị Lý, chủ tàu cá ở phường An Bình, thành phố Rạch Giá bức xúc, chỉ rõ nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản trên biển là do tồn tại nhiều nhà máy chế biến bột cá trên địa bàn .