Chính phủ Trung Quốc hôm 29/6 công bố hàng loạt quy định mới nhằm bảo vệ nguồn cung đất hiếm, với lý do an ninh quốc gia.
Các quy định mới liên quan đến việc khai thác, nung chảy và kinh doanh đất hiếm - vật liệu quan trọng gồm 17 nguyên tố được sử dụng trong gần như mọi sản phẩm, từ xe điện đến thiết bị quân sự.
Trung Quốc khẳng định đất hiếm là tài nguyên thuộc sở hữu nhà nước. Chính phủ sẽ giám sát sự phát triển của ngành này. Trung Quốc hiện là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, đóng góp gần 90% nguồn cung toàn cầu.
Đất hiếm quan trọng đến mức hồi tháng 5, Liên minh châu Âu (EU) thông qua tham vọng 2030 sẽ nội địa hóa được việc sản xuất vật liệu này. Nhu cầu đất hiếm của EU được dự báo tăng gấp 6 lần trong thập kỷ này và gấp 7 lần đến năm 2050.
Các quy định mới của Trung Quốc sẽ có hiệu lực ngày 1/10. Chính phủ Trung Quốc sẽ lập một hệ thống theo dõi thông tin đất hiếm. Các doanh nghiệp khai thác, nung chảy, phân tách và xuất khẩu đất hiếm cũng phải có quy trình tương tự, ghi nhận "trung thực" về các bước và nhập thông tin vào hệ thống quốc gia.
Từ năm ngoái, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu germanium và gallium - các nguyên tố dùng phổ biến trong sản xuất chip. Lý do là để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Họ cũng cấm xuất khẩu công nghệ làm nam châm đất hiếm và chiết xuất - phân tách đất hiếm.
Những quy định mới thổi bùng lo ngại rằng giới hạn nguồn cung đất hiếm có thể làm tăng căng thẳng với phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc dùng kinh tế để gây ảnh hưởng lên các nước khác. Bắc Kinh đến nay vẫn phủ nhận điều này.
Việc Trung Quốc siết quản lý đất hiếm cũng diễn ra trong bối cảnh đầu tháng này, EU công bố kế hoạch tăng thuế với xe điện Trung Quốc. Dù vậy, hai bên đang trong quá trình đàm phán lại về việc này. Hai bên vẫn còn nhiều thời gian, do đến tháng 11, thuế này mới có hiệu lực hoàn toàn.
Hà Thu(theo Reuters)
Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm; Hợp long 2 cầu ở Cần Thơ trước lễ Quốc khánh 2.9; Dự báo lượng khách giảm dịp...
Các mẫu xe tải hạng nặng có thể chạy thử từ năm nay mà không cần có người giám sát.
Thị trường bất động sản TPHCM đang “nóng” trở lại với hàng loạt dự án “ma”, kinh doanh theo kiểu 'treo đầu dê bán thịt chó' khiến công an phải vào cuộc điều tra.
Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), Nga đang bước vào năm thứ ba của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine với lượng tiền mặt chưa từng có trong kho bạc chính phủ. Số tiền được hỗ trợ bởi doanh số bán dầu thô kỷ lục 37 tỷ USD cho Ấn Độ năm 2023.
Với nhiều vi phạm trong hoạt động vận tải, nhà xe Thành Bưởi sẽ bị phạt 90 triệu đồng, tước giấy phép kinh doanh 1-3 tháng, theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải TP HCM.
Bà Bùi Hải Huyền - cựu tổng giám đốc FLC - vừa rời ghế phó tổng giám đốc Dabaco sau hơn nửa năm đầu quân.
Những ngày đầu tháng 10, thời tiết các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ bắt đầu có mưa vừa, mưa to. Ngồi trên bè nuôi tôm hùm tại xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, ông Lê Văn Khoa (40 tuổi) chốc chốc lại thở dài. Ông Khoa kể, năm ngoái, ông thả nuôi hơn 35.000 con giống tôm hùm xanh vào 150 lồng nuôi, với chi phí khoảng 3 tỷ đồng. Sau 1 năm chăm sóc, dự kiến mùa này ông lãi khoảng 2 tỷ đồng. 'Mọi năm đến thời điểm hiện tại thì tôi đã...
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã đến Bắc Kinh trong chuyến thăm ba ngày, trong bối cảnh đàm phán căng thẳng gần đây về việc áp thuế nhập khẩu cao đối với xe điện (EV) của Trung Quốc bán tại Liên minh châu Âu (EU).
Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án 'Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030'. Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước tập trung, ưu tiên xây dựng, trình ban hành các Nghị định hướng dẫn các...